Rong Kinh Sau Sinh Có Nguy Hiểm Không, Khắc Phục Thế Nào?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênRong kinh sau sinh là tình trạng khá phổ biến, xuất hiện ở cả phụ nữ sinh thường và sinh mổ. Mặc dù không phải là bệnh nhưng tình trạng phụ khoa này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của chị em. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo thêm trong bài viết dưới đây.
Rong kinh sau sinh là gì?
Phần lớn sau sinh khoảng 6 tháng, cơ quan sinh sản ở phụ nữ sẽ dần hồi phục nên kinh nguyệt sẽ trở lại. Song trải qua quá trình mang thai, sinh nở, cho con bú, lượng hormone của cơ thể thay đổi liên tục khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Rong kinh sau sinh là một trong những rối loạn kinh nguyệt điển hình trong giai đoạn này.
Tham khảo: Rong Kinh Sau Phá Thai Bằng Thuốc Có Phải Bình Thường?
Như chúng ta đã biết, chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 26 – 32 ngày, thời gian hành kinh từ 3 – 7 ngày. Rong kinh xảy ra khi kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày hoặc thậm chí là nửa tháng. Đồng thời lượng máu kinh cũng tiết ra nhiều hơn, khiến chị em rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức.
Rong kinh sau sinh diễn ra phổ biến ở cả trường hợp sinh thường và sinh mổ. Bởi sau sinh, cơ thể sản phụ cần đào thải máu – mô thừa trong tử cung ra ngoài. Không chỉ gây khó chịu, rong kinh còn là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm mà chị em cần chủ động thăm khám và điều trị sớm.
Triệu chứng rong kinh sau sinh
Sự thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt là estrogen và progesterone ở phụ nữ sẽ tác động trực tiếp tới niêm mạc tử cung. Từ đó khiến chúng dày lên, bong ra, co bóp và đẩy một lượng máu kinh ra ngoài. Song nếu nội tiết bị rối loạn sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng các hormone, dẫn tới lớp niêm mạc quá dày. Lượng máu kinh đào thải nhiều hơn so với những chu kỳ kinh nguyệt khác hay còn gọi là rong kinh.
Nếu bị rong kinh, chị em có thể dựa vào những triệu chứng sau để nhận biết:
- Kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng máu nhiều hơn 80ml mỗi chu kỳ.
- Máu kinh vón thành cục lớn, có màu đen hoặc đỏ thẫm.
- Tâm lý căng thẳng, stress.
- Cảm thấy mệt mỏi, kèm theo tình trạng thở dốc, suy kiệt tinh thần.
Tình trạng rong kinh sau sinh gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống cũng như sức khỏe và tâm lý mẹ bỉm. Chính vì thế, chị em không nên chủ quan, hãy nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám, kiểm tra và điều trị sớm nhất có thể.
Nguyên nhân gây rong kinh sau sinh
Rong kinh sau sinh ở phụ nữ thường xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến sau đây:
Do hoạt động của buồng trứng
Buồng trứng ở phụ nữ mang thai sẽ tạm dừng hoạt động cho tới khi sinh xong từ 6 tháng – 1 năm. Khi buồng trứng hoạt động trở lại, dưới tác động của hệ nội tiết, chu kỳ kinh nguyệt sẽ thay đổi. Tuy nhiên, do hoạt động trở lại sau một thời gian khá dài nên dẫn tới hiện tượng rong kinh.
Đọc thêm: Nguyên nhân bị rong kinh sau đặt vòng?
Rối loạn nội tiết
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ bắt đầu tăng cường quá trình sản sinh hormone progesterone và estrogen. Tuy nhiên, khi sinh xong, những hormone này lại có xu hướng bị sụt giảm khiến hệ nội tiết tạm thời bị rối loạn.
Lúc này, hàm lượng hormone oxytocin và hormone prolactin ngay lập tức được sản sinh, để thay thế cho hormone estrogen – progesterone đã bị mất đi. Tinh thần, sức khỏe của mẹ bỉm sẽ bị ảnh hưởng nếu mẹ bầu không được chăm sóc tốt ở giai đoạn này. Bên cạnh đó, rối loạn nội tiết tố còn làm ảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt và là nguyên nhân dẫn tới tình trạng sau sinh bị rong kinh.
Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp cũng là nguyên nhân thường thấy khiến chị em phụ nữ sau sinh bị rối loạn nội tiết tố, rong kinh. Trong trường hợp chị em chưa muốn sinh thêm con, mọi người có thể sử dụng phương pháp tránh thai an toàn hơn nhu dùng vòng tránh thai hoặc bao cao su,… Những biện pháp này vừa an toàn lại không gây ảnh hưởng tới hệ nội tiết.
Do bệnh lý phụ khoa
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng rong kinh có thể xuất phát từ các bệnh lý phụ khoa. Không chỉ riêng phụ nữ sau sinh, chị em đã từng quan hệ tình dục, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ đều có nguy cơ bị viêm nhiễm âm đạo. Chưa kể, sau sinh các cơ quan của phụ nữ có nhiều thay đổi, nhất là âm đạo và tử cung.
Việc không đảm bảo vệ sinh, giữ vệ sinh đúng cách dễ khiến chị em bị mắc các bệnh lý như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, polyp tử cung, viêm nội mạc tử cung,… Nếu không may mắc phải những bệnh lý trên, ngoài cảm giác đau bụng, khó chịu, chị em còn bị rong kinh.
Rong kinh sau sinh có nguy hiểm không?
Rong kinh sau sinh mổ hoặc đẻ thường có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, ngoài cảm giác mệt mỏi, rong kinh còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, ung thư tử cung,… Bên cạnh đó, chị em còn gặp các các vấn đề như:
- Mất máu khiến phụ nữ sau sinh bị hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, trong nhiều trường hợp còn bị ngất xỉu. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống cũng như việc chăm sóc con nhỏ.
- Rong kinh khiến bạn mất một lượng máu lớn, dẫn tới tình trạng thiếu máu làm cơ thể suy nhược, thiếu tỉnh táo.
- Thời gian hành kinh kéo dài còn tạo điều kiện cho vi khuẩn, bào tử nấm hình thành, phát triển và gây bệnh phụ khoa.
- Xuất hiện những cơn chuột rút, đau bụng dữ dội.
- Khó khăn trong việc vệ sinh cá nhân do vùng kín luôn ẩm ướt, nếu không vệ sinh đúng cách dễ gây viêm nhiễm, ngứa ngáy.
- Làm gián đoạn, ảnh hưởng tới đời sống “sinh hoạt” vợ chồng.
- Dễ làm chị em mệt mỏi, căng thẳng, dễ cáu giận hơn bình thường.
Tìm hiểu thêm: Biện pháp giúp xử lý tình trạng rong kinh sau khi cấy que tránh thai
Biện pháp khắc phục rong kinh sau sinh
Điều trị rong kinh khi đang cho con bú, phụ nữ sau sinh sẽ được tiến hành khi bác sĩ nắm được nguyên nhân gây bệnh. Vậy nên, các bạn cần tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra, sau khi có kết quả cụ thể, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Trường hợp bị rong kinh do rối loạn nội tiết thì không cần điều trị bằng thuốc. Bạn chỉ cần chú ý hơn tới chế độ sinh hoạt, ăn uống để nội tiết tố sớm cân bằng trở lại. Tuy nhiên, với những trường hợp bị rong kinh do bệnh lý, các bạn sẽ cần áp dụng nhiều biện pháp điều trị khác nhau để tránh để bệnh tiến diễn xấu hơn.
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì chị em có thể áp dụng một số mẹo chữa chứng rong kinh sau sinh bằng mẹo dân gian như sau:
- Mẹo dùng đu đủ xanh: Hàm lượng khoáng chất như sắt, magie, kẽm sẽ giúp tăng sức đề kháng, bổ máu, giảm cơn đau tử cung hiệu quả. Theo đó, chị em có thể tận dụng loại quả này để hầm chân giò hoặc hầm xương đều được.
- Sử dụng gừng: Với tác dụng chống hàn, làm ấm cơ thể, hoạt huyết, giảm bớt triệu chứng đau bụng,… Bạn có thể dùng gừng để làm gia vị nấu ăn hoặc uống trà gừng để giảm bớt tình trạng rong kinh sau sinh.
- Cây huyết dụ: Huyết dụ là dược liệu có tính cầm máu, tiêu ứ, bổ huyết nên thường được dùng để hỗ trợ điều trị chứng xuất huyết. Với những mẹ bỉm bị rong kinh, các bạn có thể dùng vài lá huyết dụ thái nhỏ, sắc lấy nước uống ngày 2 lần.
Phòng ngừa nguy cơ bị rong kinh sau sinh
Rong kinh sau khi sinh hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu chị em tuân thủ theo những lưu ý sau:
- Đảm bảo chế độ ăn uống cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặt biệt là các thực phẩm giàu sắt, vitamin như cải bó xôi, thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt, rau bina,…
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để hạn chế căng thẳng trong cuộc sống. Đây cũng là cách nhanh nhất để hormone được cân bằng trở lại sau khi sinh con.
- Mỗi ngày đều phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ, chú ý thực hiện đúng cách, không thụt rửa sâu.
- Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để sớm phát hiện những điều bất thường.
- Khi tới tháng, mọi người nên thay băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san sau 3 – 4 tiếng sử dụng.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc tránh thai, kể cả loại hàng ngày hoặc khẩn cấp.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ, nhất là sau khi sinh con.
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, cầu lông, yoga,… để giúp cơ thể điều hòa kinh nguyệt, nhanh chóng phục hồi.
Hiện tượng rong kinh sau sinh khiến chúng ta gặp không ít phiền phức và khó chịu. Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng từ tình trạng này tới sức khỏe, chị em cần quan tâm nhiều hơn tới chế độ ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh cá nhân hàng ngày.
Bài viết liên quan:
- Rong Kinh Sau Hút Thai: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
- Rong Kinh 1 Tháng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!