Tắc Vòi Trứng Có Kinh Nguyệt Không? Cần Làm Gì Để Cải Thiện Bệnh?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTắc vòi trứng là hiện tượng vòi trứng bị chít hẹp tại một vị trí nhất định khiến cho hoạt động của buồng trứng bị ảnh hưởng. Vì vậy rất nhiều người bệnh băn khoăn không biết liệu tắc vòi trứng có kinh nguyệt không và có thể mang thai tự nhiên được không? Bài viết dưới đây, Nhất Nam Y Viện sẽ cùng người bệnh giải đáp thắc mắc trên.
Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?
Vòi trứng là bột phận giúp di chuyển trứng từ buồng trứng đến tử cung để thụ tinh cùng với tinh trùng. Nếu vòi trứng bị tắc hẹp sẽ làm tăng nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung hoặc vô sinh, hiếm muộn. Vậy nữ giới khi bị tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?
Các chuyên gia cho biết, nữ giới bị tắc 1 hoặc cả 2 bên vòi trứng vẫn sẽ có kinh nguyệt như bình thường. Bởi mặc dù vòi trứng bị tắc nhưng các nang trứng vẫn tiếp tục phát triển và phóng noãn. Khi nang trứng chín sẽ tiết ra nội tiết. Nếu không gặp được tinh trùng, trứng sẽ không được thụ tinh làm sụt giảm nội tiết tố, lớp niêm mạc bong tróc và bị đẩy ra ngoài cơ thể. Khi đó sẽ xuất hiện kinh nguyệt.
Hiện tượng tắc vòi trứng chỉ gây ra những tác động khiến trứng gặp khó khăn hơn khi tiếp cận với tinh trùng để thụ thai. Tình trạng này cũng cản trở việc trứng đã thụ tinh di chuyển về tử cung để làm tổ. Lúc này người bệnh sẽ rơi vào trường hợp mang thai ngoài tử cung. Trứng đã thụ tinh có khả năng cao sẽ bị giữ lại ở vòi trứng.
Tuy nhiên, do tắc vòi trứng trong thời gian dài nên chu kỳ kinh nguyệt của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Khi đó nữ giới thường gặp phải tình trạng mất kinh, chậm kinh, rong kinh. Điều này xuất phát từ việc chức năng của buồng trứng bị tổn thương, làm rối loạn quá trình trứng chín và rụng.
Tắc vòi trứng có thể thụ thai tự nhiên được không?
Để trả lời cho câu hỏi tắc vòi trứng có thể mang thai tự nhiên được không, các bác sĩ chia thành 2 trường hợp như sau:
Tắc 1 bên vòi trứng
Do cấu tạo cơ thể của nữ giới có 2 vòi trứng, 2 buồng trứng. Vì vậy nếu bị tắc hẹp 1 bên vòi trứng mà bên còn lại vẫn hoạt động bình thường thì nữ giới vẫn có kinh nguyệt và vẫn có khả năng mang thai tự nhiên mà không bị ảnh hưởng gì nhiều.
Tuy nhiên, do một bên vòi trứng bị tắc nghẽn nên bên còn lại phải hoạt động nhiều hơn. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến sức khỏe sinh sản của nữ giới bị ảnh hưởng. Buồng trứng bắt đầu bị suy thoái và dẫn đến mất kinh nguyệt.
Tắc 2 bên vòi trứng
Tỷ lệ nữ giới bị tắc cả 2 bên vòi trứng rất thấp. Trong trường hợp này người bệnh sẽ khó có thể mang thai một cách tự nhiên. Bác sĩ sẽ cần phải can thiệp y tế để làm thông tắc vòi trứng. Trong trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng, ống dẫn trứng sẽ bị cắt bỏ.
Khi hai bên vòi trứng đều bị tắc cùng lúc sẽ khiến trứng không thể di chuyển đến tử cung. Điều này khiến buồng trứng bị tổn thương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc rụng trứng. Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng chậm kinh hoặc mất kinh hoàn toàn.
Nữ giới cần làm gì khi bị tắc vòi trứng?
Khi được chẩn đoán bị tắc vòi trứng, nữ giới cần chú ý đến một số vấn đề sau để giúp làm giảm những tác động xấu của bệnh đến cơ thể:
Điều trị theo phác đồ
Nếu được chỉ định dùng thuốc, người bệnh cần uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không được tự ý sử dụng các loại thuốc Nam, thuốc Bắc khi chưa có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ. Trong trường hợp được chỉ định làm phẫu thuật, người bệnh cần đến điều trị theo đúng lịch hẹn và thực hiện theo các hướng dẫn từ những người có chuyên môn.
Ăn uống khoa học
Hàng ngày, người bệnh cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Trong đó có một số loại thực phẩm đặc biệt hỗ trợ cho quá trình điều trị tắc vòi trứng như: Đu đủ xanh, dứa, tỏi, mướp đắng, gừng, hoa chuối, khoai lang, nghệ và các loại rau xanh, trái cây khác. Những thực phẩm này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch, cải thiện tuần hoàn máu, chữa lành vết thương….
- Xem Chi Tiết: Tắc Vòi Trứng Nên Ăn Gì Kiêng Gì Để Bệnh Nhanh Phục Hồi?
Sinh hoạt điều độ
Để cải thiện sức khỏe, nữ giới cần đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ 8 tiếng /ngày, không thức khuya, tránh căng thẳng stress. Người bệnh cần dành nhiều thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và tập luyện thể dục thể thao với các bộ môn như đạp xe, đi bộ, yoga, bơi lội,…. Mỗi ngày tập khoảng 30-45 phút sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau bụng kinh và cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.
Vệ sinh vùng kín đúng cách
Người bệnh cần vệ sinh vùng kín đúng cách để ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đồng thời giúp cho quá trình điều trị nhanh đạt được kết quả tốt. Nữ giới nên sử dụng loại dung dịch vệ sinh có độ pH dịu nhẹ và rửa vùng kín đều đặn hàng ngày. Chú ý không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo sẽ khiến vùng kín bị tổn thương, tạo điều kinh để vi khuẩn xâm nhập.
Trên đây là những thông tin giúp người bệnh giải đáp thắc mắc bị tắc vòi trứng có kinh nguyệt không? Hy vọng rằng thông qua nội dung này, nữ giới đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để hỗ trợ quá trình điều trị được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tìm Hiểu Thêm:
- Các Loại Thuốc Chữa Tắc Vòi Trứng Được Bác Sĩ Khuyên Dùng
- 11 Bài Tập Yoga Chữa Tắc Vòi Trứng Nữ Giới Nên Áp Dụng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!