Hướng dẫn tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên
Với sự kết hợp điều trị chuyên khoa và thực hiện bài tập vật lý trị liệu đặc biệt, người bị thoát vị đĩa đệm có thể chữa trị thành công căn bệnh xương khớp này, giúp duy trì sức khỏe lâu dài và ngăn ngừa cơn đau tái phát. Vậy tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm như thế nào cho hiệu quả?
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một căn bệnh thường gặp trong cộng đồng. Bệnh liên quan đến việc vận động cơ thể quá mức và hoạt động thể lực nặng.
Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, song thường mắc nhất là lứa tuổi lao động. Bệnh lý về xương khớp này gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và hiệu quả lao động.

Thoát vị đĩa đệm gây ra một loạt những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, tiêu biểu là: Những cơn đau nhức ở vùng thắt lưng và mông; tê bì, mất cảm giác ở chân và tay; cơ bắp yếu ớt; quá trình vận động của cơ thể gặp khó khăn…
Bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả
Bên cạnh việc chữa trị nội khoa hoặc phẫu thuật, vật lý trị liệu cũng là một phương pháp được nhiều bệnh nhân áp dụng trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Phương pháp chữa bệnh này có tác dụng hỗ trợ người bệnh cải thiện những cơn đau đồng thời giúp khôi phục chức năng vận động của cơ thể.
Để chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng bài tập vật lý trị liệu đạt hiệu quả, người bệnh cần được hướng dẫn từ các chuyên gia vật lý trị liệu hoặc bác sĩ để tập chuẩn xác, hiệu quả và hạn chế phát sinh các cơn đau sau khi tập.
Dưới đây là những bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm được áp dụng phổ biến hiện nay:
Bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm số 1
Để thực hiện các bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lựa chọn tập ở khu vực bằng phẳng, nên chuẩn bị một thảm sạch để tiện cho việc tập luyện.
- Bước 1: Người bệnh nằm ngửa, gập hông và gập gối bên phải đồng thời hai tay đan chéo, ép chân sát vào bụng. Giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây rồi thực hiện động tác với bên còn lại. Thực hiện mỗi bên 15 lần.
- Bước 2: Nằm ngửa, gập hông và gập gối cả hai chân, hai tay đan chéo, ép chân sát bụng. Duy trì trong khoảng 10 giây sau đó tiếp tục thực hiện 15 lần rồi nghỉ.
- Bước 3: Vẫn ở tư thế nằm ngửa, người bệnh gập hông và gập gối cả hai chân tuy nhiên thực hiện động tác sao cho hai bàn chân vẫn chạm đất, ấn phần lưng sát xuống đệm. Giữ nguyên tư thế trong 10 giây. Thực hiện 15 lần động tác này.
- Bước 4: Nằm ngửa, hông và gối hai bên đều gập, chân chạm sát đất sau đó từ từ nâng mông cao khỏi đệm. Giữ nguyên tư thế trong 10 giây sau đó nghỉ và tiếp tục thực hiện thêm 15 lần.
- Bước 5: Người bệnh thực hiện theo tư thế của động tác trên nhưng không nâng mông khỏi đệm mà dùng hai khuỷu tay chống xuống đệm đồng thời ưỡn ngực và cổ ra sau. Duy trì tư thế này khi nào thấy mỏi thì nghỉ một chút và tiếp tục lặp lại 15 lần.

Bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm số 2
Trong quá trình tập luyện, người bệnh cần chú ý tập đúng theo hướng dẫn để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Bước 1: Người bệnh nằm sấp trên mặt phẳng ở tư thế thoải mái nhất. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10-20 phút sau đó thả lỏng cơ thể. Trong trường hợp cảm thấy xuất hiện cơn đau ở vùng lưng thì người bệnh có thể sử dụng một chiếc gối mềm đặt dưới hông. Thực hiện 3-5 lần động tác này mỗi ngày để chữa thoát vị đĩa đệm.
- Bước 2: Nằm sấp trên mặt phẳng, từ từ nâng phần thân trên đồng thời chống khuỷu tay lên mặt đất. Người bệnh nâng thân lên cao hết mức có thể, khi nào không thể nâng cao hơn hoặc có cảm giác đau thì dừng lại. Giữ nguyên tư thế trong ít nhất 2 giây sau đó trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác này 10 lần.
- Bước 3: Ở tư thế đứng thẳng, chân dang rộng bằng vai, người bệnh dùng hai tay chống ngang lưng rồi cố gắng uốn cong lưng ngược ra sau hết mức có thể. Đặc biệt khi thực hiện động tác này, đầu gối phải giữ thẳng. Duy trì tư thế khảng 2-3 giây rồi mới về tư thế ban đầu. Lặp lại 2-4 lần mỗi lần tập.
Bài tập cùng với con lăn
Chuẩn bị: 1 con lăn
- Người bệnh đặt con lăn ở phía dưới lưng trên và di chuyển lưng lên xuống theo nhịp.
- Dừng lại ở điểm tối đa và giữ nguyên tư thế để làm căng cơ ở phần cổ và lưng.
- Cố định tư thế trong vòng 30 giây và tiếp tục thực hiện bài tập.
Bài tập với quả bóng
Chuẩn bị: 1 quả bóng
- Người bệnh đặt bàn chân lên bóng và điều chỉnh tư thế để phần hông được căng ra.
- Người bệnh lưu ý giữ thăng bằng ở vùng hông chậu.
- Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5 giây và thực hiện 10 lần.
Bài tập với dây co
Chuẩn bị: 1 dây co có độ đàn hồi lớn

- Thắt một đầu dây co vào vị trí cố định và kéo đầu còn lại.
- Đặt tay ngang bằng vai, giữ hông di chuyển, khi thực hiện cần kéo căng phần cơ eo.
- Giữ nguyên tư thế trong 5 giây rồi thực hiện lại như vậy 10 lần.
Lưu ý khi tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm
Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh phục hồi dần dần chức năng của các khu vực xương khớp bị tổn thương, phục hồi hình thái tự nhiên của cột sống đồng thời đẩy đĩa đệm về vị trí ban đầu.
Tuy nhiên để đạt hiệu quả điều trị tối ưu và bảo đảm an toàn trong quá trình tập luyện, người bệnh cũng cần lưu ý một số thông tin dưới đây:
- Khi mới bắt đầu tập luyện, người bệnh cần được những người có chuyên môn hướng dẫn để thực hiện động tác một cách chuẩn xác.
- Có thể lựa chọn tập luyện tại các trung tâm vật lý trị liệu có uy tín.
- Nếu thấy quá đau đớn trong hoặc sau khi tập luyện thì cần ngừng ngay và tới bác sĩ chuyên khoa để thăm khám.
- Song song với quá trình điều trị và tập vật lý trị liệu thì người bệnh cũng cần lưu ý thực hiện một chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ, tăng cường ăn các nhóm thực phẩm tốt cho xương khớp, hạn chế dùng đồ uống có cồn, hút thuốc lá hay đồ uống có chất kích thích.
- Thường xuyên thăm khám định kỳ để xác định tình trạng phục hồi của các đĩa đệm.
- Một số đối tượng không nên thực hiện tập vật lý trị liệu là người bị gãy xương, ung thư cột sống hoặc có khối u ác tính.
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – Phó Giám đốc chuyên môn Nhất nam y viện: “Thoát vị đĩa đệm xảy ra là biểu hiện của người bệnh thể trạng yếu, sức đề kháng suy giảm khiến cho các chứng ngoại tà như phong, hàn, thấp, nhiệt từ bên ngoài xâm nhập vào trong cơ thể. Từ đó làm cho kinh mạch ở vùng cột sống bị tắc nghẽn và gây đau nhức, tổn thương”.
Tập vật lý trị liệu tác động trực tiếp lên hệ thống kinh lạc, huyệt vị đả thông khí huyết bị tắc nghẽn, giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả toàn diện, bền vững, trong phác đồ điều trị, người bệnh nên kết hợp song song giữa thực hành vật lý trị liệu và điều trị chuyên sâu từ gốc bằng bài thuốc uống tác động vào căn nguyên bên trong cơ thể.
Hiện nay, Nhất nam y viện đang ứng dụng Liệu trình điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc chủ trị Cốt vương thần hiệu thang kết hợp vật lý trị liệu. Giải pháp này đánh giá rất cao nhờ mang lại hiệu quả đặc biệt bền vững, nhanh chóng, an toàn.
Kết hợp vật lý trị liệu và bài thuốc uống điều trị thoát vị đĩa đệm từ gốc
Cốt vương thần hiệu thang ra đời từ công trình “Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa YHCT triều Nguyễn trong điều trị bệnh xương khớp”. Bài thuốc kế thừa được nguyên tắc trị bệnh và công thức dược liệu “VÀNG” của Ngự y triều Nguyễn. Đồng thời, trải qua quá trình nghiên cứu, kiểm nghiệm bài bản, chuyên sâu để có được công thức thành phần hoàn chỉnh hơn, đáp ứng tốt với cơ địa người Việt hiện nay.
XEM THÊM: Bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang ĐẶC TRỊ xương khớp cho các Vua triều Nguyễn

Về nguyên tắc điều trị, Cốt vương thần hiệu thang hoạt động theo cơ chế Bổ chính – Khu tà. Với cơ chế điều trị này, bài thuốc không chỉ giảm áp đĩa đệm, đưa dinh dưỡng vào nuôi dưỡng phục hồi tổn thương đĩa đệm mà còn giảm đau, kháng viêm, phục hồi sức khỏe gan thận, tăng sức đề kháng. Khi đó, cơ thể hình thành “nội lực” cản trở sự xâm nhập của tà khí giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Để đáp ứng tốt nguyên tắc BỔ CHÍNH KHU TÀ, bài thuốc kết hợp 32 vị nam dược quý có công dụng đa dạng. Trong đó có sự kết hợp giữa nhóm thảo dược khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau và nhóm thảo dược bổ huyết, dưỡng can thận, nâng cao chính khí cơ thể. Thảo dược được gia giảm, điều chỉnh linh hoạt theo phác đồ điều trị gồm 3 giai đoạn tương ứng với từng mục tiêu:

Điều này đảm bảo cho việc bài thuốc có khả năng cải thiện triệu chứng nhanh hơn mà vẫn đảm bảo giải quyết được căn nguyên, gốc bệnh, điều dưỡng cơ thể toàn diện.
Bên cạnh đó, phác đồ điều trị sẽ có sự khác biệt nhất định ở mỗi người bệnh. Bởi bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể để điều chỉnh thứ tự các giai đoạn trong phác đồ thuốc và quyết định gia giảm liều lượng, thành phần thuốc phù hợp. Vì vậy, bài thuốc có độ an toàn, lành tính cao, phù hợp dùng cho nhiều đối tượng người bệnh khác nhau.
Về chất lượng thảo dược, các vị thuốc sử dụng để bào chế Cốt vương thần hiệu thang đều được chọn lọc kỹ càng thông qua quá trình nghiên cứu. Thành phần thuốc cũng là 100% nam dược tương tác tốt nhất với cơ địa người Việt, không gây kích ứng. Ngoài ra, chúng còn có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt nhờ được thu hái từ chính vườn thuốc ứng dụng công nghệ cao đạt chuẩn GACP-WHO của Nhất Nam Y Viện. Dược tính, dược chất được kiểm định kỹ lưỡng, đảm bảo cho hiệu quả cao cũng như an toàn tuyệt đối trong điều trị.

Không chỉ vậy, còn phải kể đến thành phần dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO do đơn vị Nhất Nam Y Viện phát triển. Thảo dược ứng dụng công nghệ nuôi trồng, xử lý và bào chế hiện đại nên lưu giữ hàm lượng dược chất tốt nhất, không lẫn tạp chất gây hại.
>>> Chia sẻ của Huấn luyện viên Golfer về kết quả điều trị đau nhức xương khớp tại Nhất Nam Y Viện:
>>> KIỂM CHỨNG: Hiệu quả điều trị xương khớp với bài thuốc Cốt Vương Thần Hiệu Thang tại Nhất Nam Y Viện? [Review của bệnh nhân]

Hiện nay, Nhất Nam Y Viện cũng một trong những đơn vị uy tín nhất trong điều trị thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền. Năm 2020, đơn vị đã vinh dự nhận giải thưởng TOP 20 thương hiệu tốt nhất Việt Nam: Hàng Việt Tốt – Dịch Vụ Hoàn Hảo – Thương hiệu nổi tiếng.
Để được điều trị thoát vị đĩa đệm với Cốt vương thần hiệu thang, bạn đọc hãy liên hệ ngay đến Nhất Nam Y Viện, hoặc để lại lời nhắn cho bác sĩ để được tư vấn chi tiết: