Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? Biến chứng và cách điều trị
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênThoái hóa cột sống là sự tổn thương trên bề mặt đĩa đệm, sụn khớp và các cơ quan xung quanh đốt sống. Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không là vấn đề của không chỉ người trung tuổi và trẻ tuổi. Bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết về thoái hóa cột sống lưng trong bài viết sau đây.
Thoát hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? Giai đoạn phát triển bệnh
Thoái hóa đốt sống lưng là bệnh lý xương khớp phổ biến và diễn biến theo 4 giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn các triệu chứng của người bệnh lại biểu hiện ra khác nhau.
Giai đoạn 1
Thoái hóa cột sống giai đoạn này ở mức nhẹ và chưa có nhiều biểu hiện rõ ra bên ngoài. Giai đoạn này chỉ đơn thuần là sự bào mòn trên sụn khớp. Các sụn khớp còn chưa bị mất đi quá nhiều nên người bệnh vẫn không cảm thấy đau nhức khó chịu. Đôi khi chỉ có cảm giác là những con đau nhẹ bình thường.
Các triệu chứng nền khiến người bệnh lầm tưởng sang các bệnh đau lưng bình thường. Tâm lý chủ quan ở giai đoạn này làm cho bệnh dễ chuyển sang biến chứng nặng hơn.
Giai đoạn 2
Bước sang giai đoạn này, quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn và biểu hiện bên ngoài rõ rệt hơn. Các biểu hiện phổ biến đó là:
- Là các cơn đau nhức cột sống âm ỉ và có tính chất cơ học. Điều này có nghĩa là người bệnh sẽ đau nhiều hơn khi làm việc nhưng nghỉ ngơi khiến các cơn đau biến mất. Đôi lúc, cơn đau những ấp đến bất thường làm ảnh hưởng đến công việc.
- Giảm khả năng vận động hoặc mỗi khi mang vác đồ nặng sẽ cảm thấy ê buốt, khó chịu.
- Có hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng và khô khớp dẫn đến phát ra tiếng kêu khi thực hiện hành động.
Giai đoạn 3
Giai đoạn 3 là giai đoạn các cơn đau diễn ra nhiều hơn và mức độ đau hơn, thời gian đau nhức kéo dài. Cơn đau lúc này không chỉ ở vùng thắt lưng mà còn lan xuống mông, chân, thậm chí cả bàn chân. Nguyên nhân gây bệnh là các gai xương đâm và rễ thần kinh gây đau nhức.
Do cơn đau nhức diễn ra liên tục nên người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, không vận động. Từ đó ảnh hưởng đến tâm lý, phát sinh ra các cảm xúc tiêu cực.
Giai đoạn 4
Giai đoạn này gần như các tổn thương ở cột sống thắt lưng không thể chữa khỏi bằng các phương pháp thông thường. Nguyên nhân là do các dây thần kinh bị chèn ép làm cơ teo dần đi, trục sinh lý cơ thể bị vẹo hoặc gù ra đằng trước.
Phương pháp điều trị duy nhất ở giai đoạn này là phẫu thuật để hồi phục lại chức năng xương khớp.
Bị thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không?
Khi quá trình thoái hóa cột sống diễn ra, cơ chế tự lành cơ thể khiến cho đốt sống hình thành các gai xương. Gai xương lớn dần sẽ đâm vào mô mềm quanh cột sống. Từ đó dẫn tới hiện tượng đau nhức và hạn chế khả năng vận động.
Nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng bắt nguồn từ chính trong các sinh hoạt và lối sống. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống nói chung và thoái hóa cột sống lưng nói riêng là yếu tố tuổi tác.
Vậy thoái hóa đốt sống lưng có nguy hiểm không? Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh phát triển từ từ khiến cho người bệnh không nhận diện được dẫn tới tâm lý chủ quan. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm và mất đi khả năng lao động.
Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa cột sống lưng
Lý giải vấn đề thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không phải tùy thuộc vào mức độ bệnh và sức khỏe của bệnh nhân. Bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra những biến chứng của bệnh dưới đây:
- Hạn chế khả năng vận động: Người bệnh thoái hóa cột sống lưng chắc chắn không thể vận động như người bình thường được. Do các gai xương hình thành. Mỗi khi thực hiện các hoạt động như vặn mình, cúi người cũng cảm thấy khó khăn. Lâu ngày có thể khiến người bệnh mất đi khả năng lao động.
- Nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa, chèn ép tủy thắt lưng: Đây là biến chứng nguy hiểm khiến người bệnh có nguy cơ tàn phế vĩnh viễn nếu không được chữa trị sớm.
- Rối loạn tiền đình: Thoái hóa cột sống ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, chèn ép các mạch máu. Điều này khiến bệnh nhân bị rối loạn tiền tình và thường xuyên chóng mặt, rối loạn tâm lý,…
- Tầm nhìn bị thu hẹp: Người bệnh có thể gặp trở ngại về thị lực, sợ ánh sáng, thường xuyên bị sưng đau ở vùng quanh mắt, tầm nhìn bị thu hẹp.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm chính là cấu trúc nằm giữa không gian đốt sống. Khi bệnh thoái hóa cột sống lưng kéo dài mà không có phương pháp điều trị có thể gây áp lực lớn lên đĩa đệm. Từ đó làm tổ chức bao xơ bên ngoài bị nứt, khiến nhân nhầy bên trong bị rách và thoát ra ngoài.
- Tàn phế, bại liệt: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của thoái hóa cột sống lưng. Khi biến chứng xảy ra khiến cho người bệnh không thể đi lại bình thường được. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động và sinh hoạt của chính người bệnh và người thân xung quanh.
- Biến dạng cột sống: Đốt sống lưng nằm trong trục sinh lý cột sống hình chữ S. Khi người bệnh mắc thoái hóa cột sống cổ, lưng khiến cấu trúc bị thay đổi, không còn giữ được hình dáng như ban đầu. Biểu hiện rõ nhất chính là lưng có xu hướng tiến về phía trước nhiều hơn hoặc cong vẹo sang một bên.
Cách điều trị thoái hóa cột sống lưng hiệu quả nhất
Bên cạnh việc quan tâm thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không, vấn đề thoái hóa đốt sống lưng có chữa khỏi được không cũng được người bệnh quan tâm không kém. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể đẩy lùi các triệu chứng tối đa.
Dưới đây là một số biện pháp phổ biến từ Tây y đến Y học cổ truyền được đánh giá hiệu quả nhất:
Cách điều trị bằng thuốc Tây y
Với những bệnh nhân ở giai đoạn đầu của bệnh, điều trị bằng thuốc Tây giúp việc điều trị bệnh nhanh hơn và cho hiệu quả tốt hơn. Các loại thuốc thường được chỉ định sử dụng điều trị thoái hóa cột sống đó là:
- Thuốc giảm đau thông thường như Aspirin hay Paracetamol có hiệu quả giảm đau tức thì và được sử dụng với những trường hợp có cơn đau cấp tính bùng phát. Hầu như mọi đối tượng có thể sử dụng loại thuốc này mà không cần kê đơn của bác sĩ.
- Thuốc chống viêm không Steroid như Diclofenac hay Brexin giúp ngăn chặn hiện tượng viêm nhiễm lây sang các vùng xung quanh.
- Thuốc giãn cơ là loại thuốc được chỉ định với những trường hợp co cứng khớp do thoái hóa. Điển hình là thuốc Myonal và Mydocalm.
- Những trường hợp đau nhức nặng hơn có thể được chỉ định tiêm Corticoid tại chỗ hoặc dùng thuốc ức chế IL1,…
Ngoại trừ thuốc giảm đau thông thường người bệnh có thể mua mà không cần kê đơn. Các loại thuốc khác trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ đúng theo liều dùng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Chữa thoái hóa cột sống lưng bằng thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y có tác dụng cải thiện các triệu chứng tê bì, đau nhức và làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Phương pháp này sử dụng các dược liệu tự nhiên nên tương đối an toàn và lành tính.
Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng 2 bài thuốc dưới đây:
- Bài thuốc 1: Sử dụng quế chi, đỗ trọng, độc hoạt, hy thiêm (mỗi vị 10g); Chi mẫu, ngưu tất (mỗi vị 12g); Thạch cao, hoàng cầm, vương cốt đằng (8g); Cẩu tích, phòng phong (6g) và xuyên khung 16g. Bài thuốc có tác dụng tán hàn, giải nhiệt, bồi bổ khí huyết và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Bài thuốc 2: Các nguyên liệu gồm hoàng cầm, quế chi, đương quy (12g); Xích linh, phòng phong, tần giao (10g); Cát căn 16g; Cam thảo 6g cùng với 3 lá sinh khương. Tác dụng của bài thuốc giúp giảm cơn đau nhức không chỉ cột sống lưng mà còn ở ngực, cổ hay các vị trí khác.
Cách thực hiện:
- Người bệnh đem tất các các dược liệu vào ấm sắc và đun sôi.
- Đun nhỏ lửa đến khi lượng nước trong ấm còn ⅔ hoặc một nửa thì tắt bếp.
- Chia thuốc ra uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
- Kiên trì thực hiện khoảng 1 tháng thuốc mới phát huy được hết các công dụng.
Bài thuốc nam điều trị hiệu quả
Các dược liệu quen thuộc hàng ngày cũng trở thành những bài thuốc nam chữa thoái hóa cột sống lưng hiệu quả nếu người bệnh biết cách thực hiện.
Lá lốt, ngải cứu, xương rồng, dền gai,… đều có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh khi thực hiện theo cách sau:
- Lá lốt và ngải cứu: Hai loại cây này được cho là “thần dược” chữa các bệnh xương khớp nhờ vào đặc tính trong thành phần của chúng. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc bằng cách cho lá lốt, ngải cứu đun cùng với giấm trong 15 phút. Sau đó xoa bóp lên vùng lưng bị đau nhức sẽ có hiệu quả.
- Xương rồng: Người bệnh thực hiện bằng cách loại bỏ hết các gai xương trên xương rồng rồi rửa sạch với nước muối. Giã nhuyễn xương rồng và trộn cùng cám gạo, giấm sau đó đem đi sao vàng và đắp lên vị trí đau nhức.
- Tía tô: Người bệnh rửa sạch lá tía tô và đun lấy nước uống hàng ngày.
- Dền gai: Giã nát dền gai cùng muối và đắp trực tiếp lên lưng. Người bệnh cần áp dụng liên tục trong 1 tuần mới phát huy hiệu quả.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp có tác dụng chậm hơn so với sử dụng thuốc như lại khá an toàn và cho hiệu quả lâu dài hơn. Ngoài ra, người bệnh khi thực hiện vật lý trị liệu sẽ giúp phục hồi chức năng vận động sau những cơn đau nhức do thoái hóa cột sống gây ra.
Một số phương pháp vật lý trị liệu phổ biến hiện nay có thể áp dụng điều trị thoái hóa cột sống lưng đó là:
- Sử dụng tia hồng ngoại
- Siêu âm
- Kích điện
- Tắm khoáng, bùn nóng
- Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt
- Bài tập hỗ trợ điều trị
Thoái hóa đốt sống lưng có chữa được không phụ thuộc vào phương pháp điều trị của người bệnh. Người bệnh có thể áp dụng kết hợp giữa vật lý trị liệu và dùng thuốc sẽ cho hiệu quả nhanh chóng hơn.
Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không và phẫu thuật
Với những bệnh nhân ở giai đoạn 4, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị. Ở giai đoạn này, người bệnh sử dụng các biện pháp khác không còn hiệu quả, ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt của người bệnh.
Đối tượng áp dụng phương pháp phẫu thuật bao gồm:
- Thoái hóa và thoát vị đĩa đệm
- Dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê liệt người
- Mất kiểm soát bàng quang và ruột
- Trượt đối sống
Khi đó, người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật thay khớp hoặc thay đĩa đệm nhân tạo.
Biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả
Trả lời cho câu hỏi thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không cũng phụ thuộc rất lớn vào phương pháp phòng ngừa của từng bệnh nhân. Nếu người bệnh phát hiện sớm và phòng ngừa sẽ giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng đi đáng kể.
Dưới đây là một số biện pháp nổi bật được các chuyên gia xương khớp khuyến khích bệnh nhân thoái hóa cột sống thực hiện để phòng ngừa bệnh:
- Đảm bảo tư thế khi làm việc, không mang vác nặng
Các tư thế khi sinh hoạt và làm việc ảnh hưởng không nhỏ đến cấu trúc cột sống. Ngoài ra, những người thường xuyên nằm ngủ không đúng tư thế, đi không thẳng lưng, làm việc ngồi sau tư thế, ngồi cong lưng gây áp lực lên cột sống.
Vì thế, cả người bệnh và người không mắc bệnh nên điều chỉnh lại các tư thế để cột sống được dẻo dai và chắc khỏe hơn. Với trường hợp cần phải khuân vác nặng, người bệnh hãy tận dụng các dụng cụ hỗ trợ hoặc sự trợ giúp của người xung quanh để đỡ gây áp lực lên cột sống.
- Giữ mức cân nặng hợp lý
Béo phì, thừa cân khiến cột sống phải chịu nhiều áp lực và vận động quá tải. Điều này làm cho khớp nhanh bị hao mòn và tổn thương nhiều hơn. Người bệnh nên giữ mức cân nặng vừa phải theo chỉ số BMI của cơ thể để giúp bệnh không biến chuyển nguy hiểm hơn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh thoái hóa có thể làm tăng sức đề kháng cơ thể, ngăn ngừa các yếu tố và đẩy lùi bệnh hiệu quả. Trong thực đơn hàng ngày người bệnh nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu omega-3, canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng cần thiết khác để nuôi dưỡng sụn khớp.
Thói quen ăn các thực phẩm chiên xào, đồ ăn sẵn và sử dụng các chất kích thích có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Thói quen sinh hoạt và làm việc hợp lý
Thói quen làm việc và sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống nói chung. Do đó, người bệnh cần kết hợp đan xen giữa làm việc và nghỉ ngơi để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Mỗi ngày, hãy phân chia thời gian nghỉ ngơi hợp lý và thời gian làm việc giúp giãn cơ và khớp xương, ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa.
- Tích cực tham gia thể dục thể thao
Các bộ môn như yoga, bơi lội, dưỡng sinh được các chuyên gia xương khớp khuyến khích người bệnh thoái hóa cột sống lưng tập luyện. Nếu người bệnh không có nhiều thời gian tham gia các lớp học bộ môn này, hãy dành ra 30 phút đi bộ hoặc đạp xe hàng ngày.
Thực hiện đều đặn sẽ giúp người bệnh có cơ thể khỏe mạnh hơn và giảm áp lực lên cột sống.
- Thăm khám bác sĩ sớm nếu có biểu hiện bất thường
Nếu có những triệu chứng bất thường ở lưng, hông, cẳng chân, người bệnh nên đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác nhất có thể. Việc phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn mà không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Hy vọng những thông tin trên đây phần nào giải đáp được câu hỏi “Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không?”. Bệnh tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và cuộc sống bệnh nhân. Thăm khám sớm và có biện pháp phòng ngừa là cách tốt nhất để đẩy lùi bệnh thoái hóa cột sống lưng hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!