Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh nguy hiểm thế nào? Dấu hiệu và cách điều trị
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênThoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là bệnh thường gặp, nhất là đối với những người đã có tuổi. Bệnh không những khiến người bệnh đau nhức mà còn có biến chứng vô cùng nguy hiểm. Hiểu biết rõ về nguyên nhân và dấu hiệu bệnh sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc phát hiện và điều trị bệnh.
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là gì?
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài bao xơ, khiến đĩa đệm lệch khỏi vị trí bình thường và chèn ép lên dây thần kinh.
Các giai đoạn của tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh:
- Giai đoạn 1: Nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ khiến đĩa đệm bị tổn thương.
- Giai đoạn 2: Bao xơ của đĩa đệm có thể bị rạn nứt, nhân nhầy vẫn ở trong bao xơ nhưng lồi ra, gây biến dạng đĩa đệm.
- Giai đoạn 3: Khối nhân nhầy trong đĩa đệm thực sự thoát ra khỏi bao xơ nhưng chưa bị tách rời khỏi đĩa đệm, khối này sẽ chèn ép lên dây thần kinh.
- Giai đoạn 4: Nhân nhầy tách rời khỏi đĩa đệm, đây là giai đoạn biến chứng của bệnh.
Nếu bệnh không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn biến chứng. Từ đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống của người bệnh.
Các vị trí thường gặp thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là:
- Thoát vị đĩa đệm chèn lên dây thần kinh cổ.
- Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh ở thắt lưng (thần kinh tọa).
Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Với mỗi vị trí thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh, người bệnh có những triệu chứng cụ thể của bệnh như sau:
- Thoát vị chèn lên dây thần kinh ở cổ: Người bệnh sẽ có cảm giác đau mỏi vùng cổ và vai gáy, đôi khi còn cảm thấy như bị châm chích hoặc tê bì vùng cổ. Cơn đau sẽ lan dần xuống các vị trí cánh tay đến các ngón tay, khiến người bệnh phản ứng chậm lại với các tác động từ môi trường.
- Thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh ở thắt lưng: Bệnh nhân thoát vị ở vùng thắt lưng và lan ra các vùng như hông và mông. Các vùng cảm thấy đau là đùi, cẳng chân và tiếp đó là bàn chân. Người bệnh cũng sẽ cảm thấy mình có phản xạ chậm lại ở những vùng bị đau.
Cụ thể, các dấu hiệu chung của bệnh như sau:
- Cảm thấy tê bì, đau nhức ở vùng bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh, cơn đau lan sang các vùng lân cận sau một thời gian.
- Thời gian đầu, cơn đau sẽ xuất hiện nhiều khi người bệnh có cử động tác động đến vùng bị đau. Sau một thời gian, người bệnh sẽ bị đau ngay cả khi không vận động.
- Đau khi vận động chân, tay. Cánh tay và chân có phản xạ chậm hơn bình thường.
- Cảm giác bị châm chích và ngứa, nóng ran ở vùng đang bị đau nhức.
- Cơ chân hoặc tay yếu dần đi và các cơn đau diễn ra thường xuyên hơn. Người bệnh có thể đi lại không vững và dáng đi không giống như bình thường. Mỗi khi vận động quá sức của mình, các cơ tay, chân có thể bị run.
Nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Lớp nhân nhầy trong đĩa đệm của người bình thường được bao bọc bởi lớp bao xơ. Khi lớp nhân nhầy thoát ra ngoài gây tình trạng thoát vị đĩa đệm và khối thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh.
Cụ thể, nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên là:
- Tuổi tác cao
Đây là trường hợp mà người bệnh không thể tránh khỏi. Khi tuổi tác càng cao thì xương khớp sẽ bị lão hóa, xơ cứng và mất đi tính đàn hồi vốn có.
Theo đó, lớp nhân nhầy trong đĩa đệm bị khô hơn, bao xơ bên ngoài dễ dàng bị rạn nứt. Từ đó, thuận lợi cho nhân tràn ra ngoài và chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh.
- Tư thế làm việc
Nhiều người thường làm việc quá lâu trong tư thế ngồi sẽ dễ dàng bị mắc thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh. Đặc biệt là ở vùng thắt lưng bởi áp lực của cơ thể tác động lớn nhất đến vị trí này.
- Thường xuyên phải mang vác vật nặng
Khi mang vác các vật nặng, cột sống không chỉ nâng đỡ cơ thể mà còn phải chịu một lực rất lớn tác động lên. Người thường xuyên phải mang vác vật nặng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cột sống, đĩa đệm sẽ bị ảnh hưởng. Điều này tạo điều kiện cho các bệnh thoái hóa và thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh.
- Các va chạm mạnh vào cột sống
Nguyên nhân gây ra do người bệnh gặp phải các tai nạn hoặc chấn thương vào cột sống khiến cột sống bị tổn thương. Từ đây dễ dàng khiến cột sống bị biến dạng và chèn ép lên dây thần kinh.
- Thói quen sinh hoạt và ăn uống không khoa học
Người thường xuyên có chế độ ăn uống không điều độ dễ dẫn đến thiếu chất hoặc thừa chất. Điều này dễ dàng khiến người bệnh mắc chứng thừa cân, béo phì phát triển.
Khi đó, cột sống sẽ phải chịu sức nặng lớn hơn từ cơ thể, khiến cột sống bị cong vẹo hoặc mắc các bệnh về cột sống.
- Tiền sử mắc các bệnh về xương khớp
Những người đã mắc các bệnh như thoái hóa cột sống hay gai cột sống sẽ có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh và các biến chứng xương khớp nguy hiểm khác.
- Các nguyên nhân khác
Người không tập thể dục thể thao hay tập không đúng cách hoặc quá sức khiến dễ dàng bị chấn thương cột sống. Nguyên nhân này dẫn đến mắc thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh.
Mặt khác, những người bị mắc các bệnh lý bẩm sinh liên quan đến xương khớp cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh hơn người bình thường.
Trên đây là các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu đã được nghiên cứu và thống kê một cách cụ thể. Người bệnh cần lưu ý để việc điều trị dễ dàng hơn và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm nếu mắc bệnh.
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh nguy hiểm không? Biến chứng bệnh
Ngoài các biểu hiện đau nhức thường gặp, khi chuyển sang giai đoạn biến chứng (giai đoạn 4), bệnh sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm.
Tuy bệnh không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng chắc chắn ảnh hưởng nặng nề tới sinh hoạt và sức khỏe bệnh nhân. Cụ thể, các biến chứng của thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh đó là:
- Hạn chế vận động và rối loạn cảm giác
Khi các dây thần kinh bị chèn ép sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cột sống và gây ra các cơn đau nhức khó chịu. Hơn nữa, các cơn đau nhức sẽ dần lan ra các vị trí xung quanh bao gồm tay, chân khiến người bệnh vận động khó khăn.
Nếu người bệnh xuất hiện cơn đau nhức kéo dài mà không được có phương pháp điều trị dứt điểm và kịp thời có thể khiến bệnh nhân bị tê bì.
Ngoài đau nhức, người bệnh còn cảm nhận sự châm chích và mất cảm giác ở các vùng bị đau. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
- Hoạt động sinh lý như đại/tiểu tiện bị rối loạn
Đây là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh thắt lưng. Bệnh nhân hàng ngày có thể bị bí tiểu, không tự chủ được việc tiểu tiện của mình (đái dầm hoặc rò rỉ nước tiểu). Ngoài ra, việc không tự chủ được các hoạt động bài tiết, sinh lý có thể ảnh hưởng tới tinh thần của bệnh nhân.
- Ảnh hưởng tới rễ dây thần kinh
Khi cột sống có nhiều dây thần kinh chạy dọc xung quanh tạo điều kiện chèn ép vào rễ dây thần kinh. Điều này khiến cho người bệnh đau nhức dữ dội. Cơn đau có thể lan sang các vùng lân cận, đặc biệt là tay chân khiến cho mọi hoạt động của người bệnh đều khó khăn và tứ chi đau nhức hơn bình thường.
- Nguy cơ bị teo, bại liệt cơ
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh. Teo cơ và bại liệt chỉ xảy ra khi bệnh diễn biến đã quá nặng do không được điều trị sớm.
Trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh đi lại và hoạt động khó khăn, dẫn đến các cơ dần yếu đi và teo lại. Nếu có biện pháp chữa trị kịp thời có thể người bệnh hoàn toàn không đi lại được dẫn tới bại liệt.
Khi hiểu và nắm rõ được các giai đoạn phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị kịp thời. Điều này giúp việc điều trị dễ dàng hơn và không gây ra biến chứng nguy hiểm như teo cơ và bại liệt.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác nhất
Khi phát hiện các triệu chứng bất thường, giống với triệu chứng được nêu ở trên. Bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xác định chính xác bệnh tình.
Các hỗ trợ chẩn đoán bằng hình ảnh phổ biến mà bác sĩ có thể sử dụng là:
- Chụp X-Quang: Phương pháp chụp X-Quang thoát vị được dùng phổ biến nhất tại tất cả bệnh viện trên cả nước. Bác sĩ có thể thấy được hình ảnh cột sống ở các góc khác nhau để chẩn đoán bệnh.
- Chụp CT Scanner: Khi chụp X-Quang mà vẫn chưa đưa ra được chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT để nhìn rõ hình ảnh và từng chi tiết của cột sống. Từ đó, đưa ra kết luận về mức độ bệnh.
- Chụp MRI (cộng hưởng từ): Đây là phương pháp tốn kém nhiều chi phí nhất và cũng giúp bác sĩ nhìn rõ và chẩn đoán chính xác bệnh nhất. Chụp cộng hưởng từ còn có thể giúp bác sĩ xác định được mức độ chèn ép của thoát vị lên dây thần kinh, thay vì chỉ nhìn vào hình ảnh và chẩn đoán lâm sàng.
Tổng hợp cách điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Dựa vào các chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng và tình hình sức khỏe bệnh nhân, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Các biện pháp thường được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh như sau:
Điều trị bằng phương pháp sử dụng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây luôn là sự lựa chọn đầu tiên của người bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh. Các loại thuốc Tây thường làm giảm các triệu chứng nhanh chóng chỉ sau vài giờ sử dụng. Tuy nhiên, thuốc Tây chỉ áp dụng khi bệnh ở giai đoạn đầu với mức độ nhẹ đến trung bình.
Trong Tây y thường sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm và các loại vitamin để điều trị bệnh, cụ thể như sau:
- Nhóm thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau phổ biến vẫn được sử dụng như Paracetamol, Aspirin,… Ngoài ra, còn có các thuốc như Mydocalm, Diclofenac, Meloxicam,…
- Thuốc chống viêm: Loại thuốc phổ biến là Indomethacin, NSAID (thuốc chống viêm không chứa steroid),…
- Nhóm thuốc điều trị giãn cơ: Có rất nhiều các thuốc giãn cơ như Prenuff, Eretab,… Tuy nhiên, loại thuốc này cần phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và tùy vào tình trạng của bệnh mà sử dụng liều dùng thích hợp.
- Các thuốc hỗ trợ thần kinh: Các thuốc bổ như vitamin B1, B6, B12 giúp ích rất lớn trong điều trị chèn ép dây thần kinh.
- Nhóm thuốc điều trị đau dây thần kinh tọa: Bác sĩ có thể sử dụng thuốc Hydrocortison tiêm ngoài màng cứng nếu bệnh nhân bị chèn ép lên dây thần kinh tọa.
Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc lạm dụng thuốc để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn. Khi sử dụng tốt nhất nên có kê đơn của bác sĩ.
Biện pháp phẫu thuật
Khi điều trị bằng thuốc không có hiệu quả hoặc bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn. Bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh.
Một số phương pháp phẫu thuật thường được bác sĩ thực hiện đó là:
- Phẫu thuật mổ hở truyền thống: Bác sĩ gây mê bệnh nhân và thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối thoát vị, đưa cột sống trở lại bình thường.
- Phẫu thuật nội soi cột sống: Với phương pháp này, bác sĩ cần có sự hỗ trợ của máy móc để phẫu thuật. Do đó, bác sĩ sẽ không tạo ra vết mổ lớn như phẫu thuật thường. Sử dụng các máy kẹp và ống kính để gắp khối thoát vị ra ngoài, giúp dây thần kinh không còn bị chèn ép.
Điều trị bằng các bài thuốc Đông y
Các bài thuốc Y học cổ truyền luôn tận dụng những thảo dược tự nhiên, dễ tìm. Bằng các cách kết hợp vị thuốc để tạo ra một bài thuốc hoàn chỉnh. Do đó, thuốc Đông y tương đối an toàn và lành tính, không gây ra tác dụng phụ.
Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc để chữa trị cũng như hỗ trợ thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh.
Một số bài thuốc được sử dụng là:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị dược liệu gồm 18g tang ký sinh, đẳng sâm, cỏ xước, độc hoạt, xuyên khung mỗi vị 9g, tế tân và cam thảo mỗi loại 3g.
- Bài thuốc 2: Sử dụng 300g rễ cỏ xước, 16g lá lốt, 20g đỗ trọng và 20g ý dĩ.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị cỏ xước, tang ký sinh mỗi vị 9g, cao quy bản, đỗ trọng mỗi vị 3g, 13g thục địa, 15g sơn thù.
- Bài thuốc 4: Chuẩn bị 3g tế tân, 6g cam thảo, 9g mỗi loại quế chi, xuyên ô, ma hoàng, độc hoạt, 12g tang ký sinh, 12g phục linh. Bài thuốc này có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau, giảm tê nhức.
Cách thực hiện và sử dụng:
- Đem tất cả các dược liệu đi rửa sạch một lần với nước.
- Thực hiện sắc thuốc cùng 1 lít nước, sử dụng lửa nhỏ để sắc.
- Người bệnh sắc đến khi lượng nước trong ấm còn khoảng 2 bát nước thì tắt bếp.
- Chia thuốc ra làm 3 phần uống sáng, trưa, tốt. Tuyệt đối không để thuốc qua đêm vì ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.
Mẹo điều trị theo dân gian thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Ngoài sự lựa chọn điều trị theo Đông y hay Tây y, người bệnh ở giai đoạn nhẹ có thể sử dụng các mẹo dân gian hiệu quả.
Trong dân gian có một số mẹo để giúp người bệnh giảm đau và hỗ trợ điều trị như sau:
- Mẹo với lá lốt: Thái nhỏ lá lốt và xao nóng lên với một chút muối. Lấy khăn bọc hỗn hợp lại, để nguội và đắp lên vị trí đau trong vòng 15-20 phút. Người bệnh đắp ít nhất 4-5 ngày liên tiếp mới có thể giảm đau.
- Mẹo với cây xương rồng: Người bệnh cần loại bỏ hết gai xương rồng, rửa sạch và thái nhỏ khoảng 3 bẹ xương rồng. Sau đó xao nóng lên với muối, đến khi vàng đều và bọc hỗn hợp lại bằng khăn mỏng. Cách sử dụng tương tự lá lốt, người bệnh cần sử dụng nhiều ngày liên tục mới có tác dụng hiệu quả.
- Mẹo với lá cây mật gấu: Lá mật gấu giúp giảm đau chống viêm hiệu quả. Người bệnh lấy lá mật gấu xay nhuyễn cùng nước (tầm khoảng 4-5 lá). Sau đó lọc bỏ bã. Phần nước còn lại trộn với bia và uống sau bữa ăn. Uống liên tiếp trong vòng 10 ngày để giảm sưng.
- Bài thuốc gạo lứt: Người bệnh cần chuẩn bị nửa cân gạo lứt cùng đường đỏ và nước. Xay gạo lứt thành bột sau khi đã rang. Mỗi lần chỉ cần uống 2 thìa gạo lứt cùng 1 thìa đường và 200ml nước. Uống trước ăn sau 30 phút và chỉ uống 1 cốc 1 ngày.
Hướng dẫn một số bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm từ lá lốt:
Các liệu pháp điều trị khác
Người bệnh có thể tham khảo các liệu pháp dưới đây để giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn:
- Châm cứu: Phương pháp này tác động vào các huyệt đạo bằng kim châm giúp người bệnh lưu thông khí huyết, giảm đau nhức.
- Massage: Liệu pháp này khiến bệnh nhân có tinh thần thư giãn và giảm bớt các cơn đau, hỗ trợ tốt trong điều trị bệnh.
- Bấm huyệt: Lương y tác động vào các huyệt đạo bằng tay để người bệnh từ từ cảm nhận bớt đau nhức và căng cứng cơ khi thực hiện bấm huyệt.
- Chườm nóng/chườm lạnh: Phương pháp này người bệnh có thể thực hiện tại nhà. Chườm trực tiếp lên vị trí bị đau bằng chai nước nóng hoặc túi đá trong vòng 15 – 20 phút để giúp giảm cơn đau hiệu quả.
- Bài tập vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân điều chỉnh lại gân cốt, giúp cột sống được thẳng hơn. Người bệnh cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả.
Một số lưu ý trong khi điều trị bệnh
Dù áp dụng điều trị bằng bất kỳ phương pháp nào, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau để bệnh được thuyên giảm nhanh chóng:
- Không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ, nhất là các thuốc giảm đau và thuốc điều trị bệnh. Bởi việc tự ý sử dụng có thể gây nhờn thuốc, hoặc các tác dụng phụ không mong muốn. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và làm bệnh trầm trọng hơn.
- Trước khi sử dụng thuốc Đông y, cần hỏi ý kiến của các bác sĩ nếu chưa hiểu rõ về sự phức tạp của các chất trong thuốc Đông y.
- Không nên sử dụng cả thuốc Đông y và Tây y cùng lúc. Điều này có khiến cơ thể bị sốc, các hoạt tính trong 2 loại thuốc đối kháng nhau, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
- Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, thư giãn cùng chế độ ăn uống hợp lý.
- Khi tập các bài tập hỗ trợ điều trị, hạn chế tập các động tác khó để tránh các chấn thương, tổn hại đến cột sống nhiều hơn. Khi tập nếu cảm thấy quá đau, nên dừng các bài tập lại ngay lúc đó để tránh cho bệnh trở nên nặng hơn. Chỉ nên tập các bài tập vừa với sức và tình trạng bệnh của mình.
- Trong khi điều trị, nếu có điều bất thường cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thực hiện điều trị một cách bài bản.
Biện pháp phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có thể xảy ra với bất kỳ ai. Chính vì vậy, mọi người cần thực hiện một số biện pháp sau để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh:
- Hạn chế mang vác các vật nặng để giảm tác động lên cột sống. Điều này còn giúp tránh để cột sống bị tổn thương, nhất là phần thắt lưng.
- Thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc, không nên ngồi hoặc đứng khá lâu, nhất là nữ giới phải thường xuyên đi giày cao gót. Nếu phải ngồi quá lâu, cần đứng dậy đi lại hoặc thực hiện ngay các bài tập giúp cột sống được thư giãn.
- Ăn uống khoa học và bổ sung canxi một cách hợp lý (bằng các loại hải sản như cua, tôm,…). Ngoài ra, các loại thịt đỏ hoặc thức ăn chứa nhiều chất béo cũng khiến tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm.
- Tuyệt đối không ăn thừa chất để tránh các nguy cơ thừa cân, béo phì.
- Sử dụng các thực phẩm chức năng có chứa Glucosamine, Acid Hyaluronic,… nếu cần thiết để hỗ trợ cho bao xơ của đĩa đệm và sụn khớp.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… Lưu ý không nên tập quá sức chịu đựng của cơ thể để tránh tác dụng ngược.
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là bệnh có thể chữa được nếu được phát hiện sớm. Nếu bệnh tiến triển đến các giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4, bệnh sẽ nặng hơn và khó điều trị hơn. Người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế nếu có các triệu chứng trên để được khám và tư vấn kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!