Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất và chính xác nhất
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên
Bệnh viêm khớp dạng thấp không nguy hiểm nhưng nếu để lâu sẽ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm sao để biết mình có bị viêm khớp dạng thấp hay không? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất
Để kết quả chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp chính xác hơn, năm 2010, Đại học Thấp khớp Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp Châu Âu đã đưa ra hệ thống chẩn đoán có tên là ACR/EULAR (American College of Rheumatology/ European League Against Rheumatism). Đây là tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất và chính xác nhất cho đến nay.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp này có thể áp dụng cho những trường hợp bệnh đang ở giai đoạn sớm, mới phát triển, các khớp bị viêm dưới 6 tuần, viêm ít khớp.

Biểu hiện tại khớp
- Viêm 1 khớp lớn ⇒ 0 điểm.
- Viêm 2 -10 khớp lớn ⇒ 1 điểm.
- Viêm 1 – 3 khớp nhỏ (có hoặc không có biểu hiện tại các khớp lớn) ⇒ 2 điểm.
- Viêm 4-10 khớp nhỏ (có hoặc không có biểu hiện tại các khớp lớn) ⇒ 3 điểm.
- Viêm >10 khớp (ít nhất phải có 1 khớp nhỏ) ⇒ 5 điểm.
Xét nghiệm huyết thanh (ít nhất phải làm một xét nghiệm)
- RF âm tính và Anti CCP âm tính ⇒ 0 điểm.
- RF dương tính thấp hoặc Anti CCP dương tính thấp ⇒ 2 điểm.
- RF dương tính cao hoặc Anti CCP dương tính cao ⇒ 3 điểm.
Xét nghiệm các yếu tố phản ứng pha cấp (phải làm ít nhất 1 xét nghiệm huyết thanh)
- CRP bình thường và tốc độ lắng máu bình thường ⇒ 0 điểm.
- CRP tăng hoặc tốc độ lắng máu tăng ⇒ 1 điểm.
Thời gian biểu hiện triệu chứng
- Dưới 6 tuần ⇒ 0 điểm.
- Từ 6 tuần trở lên ⇒ 1 điểm.
Chẩn đoán xác định khi số điểm ≥ 6/10
- Dương tính thấp khi ≤ 3 lần giới hạn cao của bình thường.
- Dương tính cao khi > 3 lần giới hạn cao của bình thường.
Lưu ý: Với tiêu chuẩn này, bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên và đánh giá lại chẩn đoán. Có thể đây là biểu hiện sớm của một bệnh lý về khớp nào đó không phải viêm khớp dạng thấp.
Xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Các chuyên gia cho biết, để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp, bên cạnh việc đánh giá theo tiêu chuẩn thì các xét nghiệm cần thiết được thực hiện (bao gồm các xét nghiệm chung và xét nghiệm đặc hiệu) sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận cuối cùng. Cụ thể là:
Các xét nghiệm chung
Sở dĩ cần thực hiện xét nghiệm chung vì viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể, điển hình là chức năng gan, tim, phổi,… Do đó, cần thực hiện các xét nghiệm chung sau:
- Xét nghiệm công thức máu, máu lắng, C- Reactive Protein (hay còn gọi là CRP),…
- Xét nghiệm chức năng gan, thận, X-quang tim, phổi, thực hiện ECG,…

Các xét nghiệm đặc hiệu
Thực hiện xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán chính xác bệnh viêm khớp dạng thấp, bao gồm:
- Xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF) cộng (có trong khoảng 60 – 70 % bệnh nhân).
- Xét nghiệm yếu tố Anti CCP (+) trong khoảng 75 – 80% bệnh nhân.
- Chụp X-quang khớp, thông thường là chụp hai bàn tay thẳng.
Chẩn đoán này sẽ giúp phân biệt với lupus ban đỏ hệ thống, thoái hóa khớp, bệnh gút mạn tính, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp vảy nến…
Chữa viêm khớp dạng thấp ở đâu tốt?
Hiện nay ở nước ta có rất nhiều cơ sở y tế uy tín chữa bệnh viêm khớp dạng thấp rất tốt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn cơ sở y tế chữa bệnh, người bệnh nên đến những địa chỉ đáp ứng những yêu cầu sau:
- Có đủ giấy phép đăng ký hoạt động, giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
- Đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn giỏi, có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ hành nghề.
- Cơ sở vật chất khang trang, đảm bảo vệ sinh và các điều kiện khám, chữa bệnh của Bộ Y tế.
- Thái độ phục vụ bệnh nhân chuyên nghiệp, tận tình.
- Chi phí khám, điều trị hợp lý.
- Tuyệt đối bảo mật thông tin bệnh nhân.
Lưu ý khi bị viêm khớp dạng thấp
Ngoài sử dụng thuốc Đông y để trị bệnh, nhiều người bệnh cũng thắc mắc “Viêm khớp dạng thấp nên kiêng gì?”. Dưới đây là lời khuyên của Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc phụ trách chuyên môn của Nhất Nam Y Viện, Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Theo đó, người bị viêm khớp dạng thấp cần kiêng:
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh: Chứa nhiều chất béo bão hòa tác động khiến tình trạng sưng viêm rõ rệt hơn, đau nhức hơn.
- Các loại bắp: Chứa các thành phần dược tính dễ gây nên hiện tượng dị ứng dưới dạng viêm đa khớp.
- Thịt bò và da gà: Dễ gây ra tình trạng co cơ ở khớp làm gia tăng các cơn đau
- Các loại bánh kẹo, đồ ngọt: Khiến tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.

Để việc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc kiêng khem những thực phẩm có hại thì người bệnh cũng nên bổ sung một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như sau:
- Bông cải xanh, bắp cải: Có chứa lượng hợp chất sulforaphane có tác dụng làm chậm những tổn thương sụn khớp.
- Thực phẩm nhiều Omega-3: Acid béo này có chứa nhiều trong mỡ cá như cá thu, cá ngừ, cá hồi. Acid béo Omega-3 có tác dụng làm giảm các triệu chứng sưng viêm đa khớp.
- Canxi: Có trong các loại sữa và chế phẩm từ sữa giúp tăng cường chức năng cơ xương khớp.
Bên cạnh việc tìm hiểu và ghi nhớ viêm khớp dạng thấp nên ăn gì, kiêng gì thì người bệnh cũng cần duy trì một lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục phù hợp với thể trạng cơ thể và hạn chế việc mang vác đồ vật quá nặng.
Thông qua bài viết, người bệnh đã có thể nắm được tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất. Để xác định chính xác tình trạng bệnh lý của bản thân để từ đó tiến hành biện pháp điều trị phù hợp thì người bệnh nên tới các cơ sở y tế uy tín và chất lượng.