Tiểu không tự chủ là bệnh gì? Điều trị như thế nào [Kiến thức A-Z]
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênBệnh tiểu không tự chủ ngày càng trở nên phổ biến, ảnh hưởng tới tâm lý, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đối tượng thường là phụ nữ sau sinh, người cao tuổi… Tuy bệnh không gây nguy hiểm nhưng đi tiểu không tự chủ có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý bên trong cơ thể. Việc hiểu và điều trị chứng bệnh này sớm sẽ giúp người bệnh có thể trở lại thói quen sinh hoạt bình thường.
Tiểu không tự chủ là gì?
Tiểu không tự chủ hay tiểu không kiểm soát là bệnh lý do rối loạn chức năng đường tiết niệu gây nên. Khi này cơ thể không thể tự kiểm soát hoạt động của đường bài tiết, nước tiểu luôn rỉ ra. Đặc biệt khi ho, hắt hơi khiến co thắt ở bàng quang xảy ra, gây lúng túng cho người bị bệnh.
Theo nghiên cứu của Hội Tiết Niệu Việt Nam, có khoảng 35% người mắc bệnh tiểu không tự chủ là nữ giới. Trong đó số bệnh nhân cao tuổi chiếm 63%, tỷ lệ này ngày càng tăng do sự chủ quan về sức khỏe của người bệnh.
Hiện nay chứng đi tiểu không tự chủ có thể phân chia thành 5 kiểu dựa trên triệu chứng lâm sàng:
Tiểu gấp
Hiện tượng rối loạn đường tiết niệu, người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn tiểu tới mức không thể chịu đựng được. Cảm giác thôi thúc đột đột, bàng quang co bóp cảnh báo cơn buồn tiểu.
Thông thường người bị tiểu gấp sẽ đi ngoài nhiều gấp 8 lần so với người bình thường. Nguyên nhân bệnh lý này có thể do nhiễm trùng đường tiểu, chất kích thích bàng quang được sử dụng, các vấn đề đường ruột hoặc cơ thể mắc bệnh lý như Parkinson, Alzheimer… Nếu không phải do những nguyên nhân trên, tiểu không tự chủ cấp bách xảy ra do hoạt động quá mức bàng quang.
Tiểu không kiểm soát dưới áp lực
Sự tăng đột ngột áp lực trong ổ bụng như hắt hơi, cười, ho, các hoạt động vận động tác động trực tiếp tới bóng đái là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu không tự chủ. Thể tích rò rỉ thường khá ít, xảy ra chủ yếu ở phụ nữ bởi vì sự thay đổi cơ thể qua quá trình sinh nở, mang thai hoặc mãn kinh.
Đối với nam giới thì người bệnh từng có tiền sử phải loại bỏ tuyến tiền liệt… Ngoài ra một số trường hợp người bị béo phì cũng bị tiểu không kiểm soát do áp lực ở ổ bụng quá lớn.
Đái rỉ
Nguyên nhân chính do việc ứ đọng nước tiểu mạn tính, người bị són đái từng đợt và không đào thải hết nước tiểu ra ngoài. Trường hợp này hay xảy ra ở bệnh nhân suy yếu chức năng co bóp bàng quang hoặc tắc nghẽn đường ra của bàng quang. Đa phần bệnh nhân gặp triệu chứng này là nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt, hoặc phụ nữ bị sa tử cung, táo bón.
Đái rỉ liên tục
Thuật ngữ này chỉ những trường hợp rò rỉ nước tiểu toàn bộ thời gian, người bệnh thường xuyên cảm giác buồn tiểu, đi tiểu nhiều, tiểu đêm. Lúc này chức năng lưu trữ của bàng quang đã bị hư hại, ngoài ra yếu tố dị tật cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Phụ nữ bị teo âm đạo, người cao tuổi là đối tượng dễ gặp phải bệnh lý này nhất.
Tiểu không tự chủ chức năng
Suy giảm thể chất hoặc tinh thần là vấn đề mà người bị đái không tự chủ chức năng gặp phải. Người già, người từng bị đột quỵ, sa sút trí tuệ ảnh hưởng tới chức năng kiểm soát bài tiết. Bệnh lý về đường tiết niệu này cần được điều trị sớm, nếu không sẽ dẫn tới nhiều biến chứng khác, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.
Nguyên nhân tiểu không tự chủ
Dựa trên các yếu tố gây bệnh các chuyên gia đã chia thành 2 nguyên nhân chính dẫn tới tiểu không tự chủ ở nam giới là tác nhân tạm thời và kéo dài. Cụ thể:
Nguyên nhân bệnh tiểu không tự chủ tạm thời
Sự thay đổi chất trong cơ thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu không kiểm soát. Thói quen sử dụng rượu bia, các chất kích thích khiến bàng quang bị tác động, bởi chúng hoạt động như một thuốc lợi tiểu, gây ra tình trạng căng tràn bàng quang khiến bạn luôn có cảm giác muốn đi tiểu.
Ngoài ra một số nguyên nhân khách quan như:
- Uống quá nhiều nước: Việc uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên việc uống sai cách như uống quá nhanh, uống luôn một lúc trong thời gian ngắn lại khiến hầu hết lượng nước trở thành nước tiểu. Vì vậy mà bàng quang luôn ở trạng thái đầy, người bệnh sẽ luôn cảm thấy buồn tiểu.
- Sử dụng cafein: Thức uống có ga, trà, cafe hoặc các sản phẩm chứa chất làm ngọt được coi là “thuốc kích thích” bàng quang. Chúng khiến cơ thể tiết ra nhiều nước, tăng nhu cầu đi tiểu.
- Táo bón: Do cấu tạo trực tràng nằm gần bàng quang, nhiều dây thần kinh trung ương, nếu các dây thần kinh này hoạt động quá mức sẽ gia tăng tần số tiết niệu, gây ra bệnh lý trên.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Các vi khuẩn, virus xâm nhập lâu ngày không được chữa trị có thể dẫn đến nhiễm trùng. Một trong những ảnh hưởng mà nó gây ra chính là kích thích bàng quang, làm co mạnh, thúc giục cơ thể phải đi tiều. Đi kèm đó là cảm giác nóng rát, nước tiểu có mùi…
Nguyên nhân của bệnh tiểu không tự chủ kéo dài
Ngoài các tác nhân trên vấn đề đi tiểu không thể kiềm chế còn do sự thay đổi trong hormone, cấu tạo cơ thể. Điển hình là tiểu không tự chủ ở phụ nữ, người mang thai hoặc hậu sản.
- Sự thay đổi cơ thể ở phụ nữ mang thai: Trong thai kỳ, phụ nữ thường căng thẳng, stress do thay đổi của nội tiết tố và áp lực lên tử cung. Đi kèm với đó là sự căng thẳng của âm đạo làm suy yếu bộ phận cơ co bóp ở gần bàng quang. Chính vì vậy mà tình trạng tiểu không tự chủ ở phụ nữ khi mang thai rất phổ biến. Lúc này sự phát triển của em bé sẽ chèn ép các cơ quan nội tạng bao gồm cả bàng quang, dẫn tới trương lực cơ bàng quang giảm, sức đàn hồi kém, thể tích chứa nước tiểu cũng giảm nên dễ bị rỉ ra ngoài.
- Ảnh hưởng của quá trình tiền mãn kinh: Nghiên cứu của chuyên gia Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ phụ nữ trung niên mắc chứng tiểu không tự chủ chiếm hơn 50%. Nguyên nhân chính là bởi sự thiếu hụt estrogen khiến cơ quan sinh dục đàn hồi kém, nhóm cơ sàn chậu, cơ nâng bàng quang cũng suy giảm, dẫn tới hiện tượng tiểu không tự chủ.
- Ảnh hưởng của việc cắt bỏ tử cung: Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Consumer reports on health (Mỹ) cho thấy: “Tham vấn từ 600.000 phụ nữ đã từng can thiệp cắt bỏ tử cung thì có tới 45% người đang phải điều trị triệu chứng tiểu không kiểm soát.” Bởi vì tử cung gần bàng quang, khi tiến hành cắt bỏ sẽ để lại tổn thương gây ra các bệnh lý đường tiết niệu.
- Các bệnh lý tuyến tiền liệt: Đối với nam giới, các bệnh lý như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang hoặc sỏi bàng quang… là những vấn đề gây ra hiện tượng tiểu không tự chủ. Tình trạng tăng sản tuyến tiền liệt lành tính sẽ bắt đầu xuất hiện ở nam giới trung niên (từ 40 tuổi trở lên). Các yếu tố này ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của người bệnh khiến tinh thần giảm sút, việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn.
Các nguyên nhân chính vừa kể trên chỉ là một phần nhỏ của bệnh tiểu không tự chủ. Để có được chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh nên tới cơ sở y tế để kiểm tra và thăm khám bởi chuyên gia.
Thăm khám và chẩn đoán tiểu không tự chủ
Dựa trên các đánh giá ban đầu bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện nhiều bài kiểm tra, đánh giá bệnh sử để có kết quả chính xác nhất như:
- Tần suất đi tiểu
- Phân tích nước tiểu
- Đo lượng nước tiểu tồn dư (PVR)
- Xét nghiệm (Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, nuôi cấy nước tiểu BUN, creatinine huyết thanh, thể tích nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu, đôi khi xét nghiệm đo niệu động học)
Ngoài ra còn một số xét nghiệm đặc biệt như soi bàng quang, đo niệu dòng đồ, niệu động dọc để đánh giá áp lực đồ bàng quang, áp lực liên tục, áp lực ổ bụng… Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Cách điều trị tiểu không tự chủ
Từ triệu chứng bệnh lý riêng biệt của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ áp dụng những cách chữa tiểu không tự chủ phù hợp. Việc điều trị sẽ dựa trên cách tiếp cận gồm cả hành vi, kỹ thuật vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.
Mẹo trị bệnh tại nhà
Trường hợp bị tiểu rò rỉ không kiểm soát do các tác nhân tạm thời bạn chỉ cần áp dụng các mẹo trị bệnh tại nhà sau đấy cũng có thể cải thiện các triệu chứng hiệu quả.
Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt
Yếu tố cơ bản nhất để giảm hiện tượng tiểu không kiểm soát đó chính là việc thay đổi các thói quen ăn uống, sinh hoạt của bản thân theo chiều hướng tích cực. Cụ thể:
- Uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày, uống thành từng ngụm nhỏ.
- Tránh xa các loại đồ uống chứa cồn, caffein, chất tạp ngọt…
- Tạo lịch đi vệ sinh theo giờ để kiểm soát nhu cầu đi tiểu tốt hơn.
- Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, giảm nguy cơ bị béo phì.
Sử dụng bạch tật lê
Mẹo chữa tiểu không tự chủ tại nhà bằng bạch tật lê từ lâu đã được ông cha áp dụng và mang đến những hiệu quả nhất định.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 50gr bạch tật lê đem rửa sạch.
- Cho vào ấm sắc uống hàng ngày. Kiên trì ít nhất 2 tuần để thấy tác dụng.
Nước ép nam việt quất
Đây là cách trị bệnh tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết. Bởi nam việt quất tốt cho hệ tiết niệu, nếu sử dụng loại nước ép này thường xuyên sẽ giúp cải thiện chứng tiểu không tự chủ, an toàn cho cả trẻ em, phụ nữ.
Thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 400gr nam việt quất, 100gr đường và nước.
- Việt quất rửa sạch, loại bỏ quả hỏng, để ráo rồi cắt nhỏ.
- Cho vào máy ép lấy nước cốt đổ ra cốc, thêm nước và mật ong vào khuấy đều rồi uống.
Phương pháp điều trị tiểu không kiểm soát bằng thuốc
Hiện nay có nhiều thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu không tự chủ này, trước khi sử dụng người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, đọc kỹ hướng dẫn để đem lại hiệu quả tốt nhất. Dưới là một số loại thuốc bạn có thể tham khảo:
Thuốc kháng hệ muscarinic
Kháng thụ thể muscarinic tại thành bàng quang là một chất ức chế dẫn truyền thần kinh acetylcholine trong hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên.
Chúng chịu trách nhiệm cho những vận động của cơ trơn trong hệ tiêu hoá, tiết niệu và phổi… Tác dụng của thuốc nhanh chóng, kéo dài và thẩm thấu qua da, thuốc thường được chỉ định khi người tiểu không tự chủ bất ổn định cơ destrusor.
Thuốc đồng vận adrenergic
Được biết với cái tên thuốc kích thích thần kinh giao cảm, bác sĩ sẽ chỉ định người bị tiểu không tự chủ sử dụng để làm tăng trương lực cơ ở cổ bàng quang và niệu đạo.
Những bệnh nhân bị bệnh đái không kiểm soát do cơ thắt niệu đạo có thể sử dụng để ức chế triệu chứng bệnh lý này. Tuy nhiên cần cẩn thận khi sử dụng thuốc tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Một số sản phẩm: Pseudoephedrin (Sudafed), Phenylpropanolamine hydrochlorid, Amphetamin,Dobutamin (Dobutrex)…
Thuốc estrogen
Ở phụ nữ mang thai, sau sinh mắc chứng tiểu không tự chủ sẽ được bác sĩ chỉ định estrogen dạng kem bôi hoặc thuốc đặt âm đạo. Bởi chúng có thể cân bằng lại nội tiết tố sinh dục của trị em và giúp hoạt động đi tiểu nằm trong tầm kiểm soát.
Bên cạnh đó bổ sung thêm một số sản phẩm giúp kích thích estrogens, desmopressin cũng hỗ trợ cho bệnh lý này. Việc sử dụng thuốc Tây y phải có sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh không tự ý mua và uống nếu chưa tham khảo ý kiến chuyên gia. Thuốc Tây y có tác dụng nhanh nhưng không hoàn toàn điều trị dứt điểm bệnh lý này, dễ để lại nhiều tác dụng phụ không đáng có.
Vật lý trị liệu
Bằng các bài tập ở cơ sàn chậu, chúng sẽ giúp tăng cường cơ vòng niệu giúp cơ thể có thể kiểm soát được việc tiểu tiện. Thực hiện bài tập thường xuyên là một cách chữa tiểu không tự chủ an toàn, tại nhà.
- Bài tập cơ sàn chậu: Với kegel sẽ giúp kiểm soát các cơ ở khu vực bụng dưới, rèn luyện động tác kegel vừa giúp kiểm soát được cơn buồn tiểu, đồng thời khiến cơ thể trở nên dẻo dai hơn, trưng lực nhóm cơ sàn chậu.
- Kỹ thuật phản hồi sinh học: Nhằm giúp xác định đúng các cơ ở niệu đạo, người bệnh sẽ sử dụng thêm dụng cụ nón âm đạo giúp tăng cường các cơ gò mu. Kết hợp với một số động tác chuyên biệt sẽ giúp cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ.
- Điện kích thích: Phương pháp sử dụng vật lý trị liệu sử dụng các điện cực được tạm thời đưa vào âm đạo hoặc trực tràng. Nhiệm vụ của chúng là kích thích và tăng cơ sàn chậu, phương pháp này hiệu quả với trường hợp bệnh lý do căng thẳng hoặc đái gấp.
Những cách điều trị tiểu không tự chủ trên có tác dụng tích cực nhưng cần mất vài tháng kết hợp với nhiều phương pháp khác mới điều trị được hoàn toàn.
Thủ thuật can thiệp chữa tiểu không tự chủ
Được chuyên gia đánh giá cao trong số những phương pháp điều trị không cần phẫu thuật. Người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây để lựa chọn được cách chữa bệnh phù hợp:
- Tiêm Bulking: Bulking là tên gọi chúng của các vật liệu như collagen, zirconi, hạt carbon hoặc coapxite. Bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp chất này vào các mô xung quanh niệu đạo, giúp khu vực này đóng và giảm rò rỉ nước tiểu. Thời gian thực hiện nhanh chóng, nhưng chỉ là phương pháp tạm thời, lặp lại 18 tháng/lần.
- Kích thích thần kinh xương cùng: Bằng việc sử dụng thiết bị chuyên biệt như máy tạo nhịp tim được cấy dưới da mông. Thiết bị này sẽ kết nói với dây thần kinh xương cùng đồng thời phát ra các xung điện không gây đau để giúp bàng quang có thể tự chủ, hoạt động bình thường.
- Sử dụng năng lượng tần số vô tuyến: Cách này sẽ làm nóng các mô trong đường tiểu dưới, làm chắc thành niệu đạo và giảm nguy cơ són tiểu.
Cách chữa tiểu không tự chủ bằng phẫu thuật
Những trường hợp sử dụng thuốc hoặc các biện pháp nội khoa không còn tác dụng. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các phương thức phẫu thuật phù hợp. Nhanh chóng, an toàn, không sợ biến chứng và tái phát, vì vậy mà rất nhiều người tin tưởng áp dụng.
- Cơ thắt nhân tạo: Phương pháp điều trị tiểu không tự chủ tiêu chuẩn. Cách phẫu thuật này còn được biết với cái tên Cơ thắt Scott do chính bác sĩ cùng tên phát triển năm 1973. Nguyên lý sử dụng một bòng bít xung quang cổ bàng quang hoặc niệu đạo màng. Đưa một máy bơm được thiết kế chuyên biệt đặt ở vị trí bề mặt trong bìu, tắt thiết bị và một bể chứa được nối với nhau bằng ống chống xoắn.
- Đặt dải treo niệu đạo: Phương pháp cho phép vô hiệu quá tự nhiên mà không cần thao tác nào. Cách này giúp treo niệu đạo và cổ bàng quang vào xương mu giúp tăng cường sức chống đỡ của niệu đạo.
- Thủ tục Sling: Sử dụng dải mô của cơ thể vật liệu tổng hợp và lưới để tạo một vùng chậu hoặc treo võng xung quanh khu vực đào thải nước tiểu. Khi ho hay hắt hơi người bệnh sẽ không bị són tiểu do mô cơ này đã giúp ngăn nước tiểu rỉ ra ngoài.
Chuyên gia đánh giá phương pháp phẫu thuật đem lại hiệu quả cao nhất, tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng nên thực hiện điều trị theo cách này. Chi phí để điều trị cũng không hề rẻ vì vậy người bệnh nên cân nhắc trước khi áp dụng.
Bị tiểu không tự chủ nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chức năng các tạng phủ trong cơ thể. Vì vậy nếu muốn sớm khắc phục chứng tiểu không kiểm soát, người bệnh nên cú ý bổ sung và hạn chế những thực phẩm sau đây:
- Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ: Ăn các loại rau củ, quả chưa nhiều chất xơ sẽ tốt cho hệ tiêu hóa và bài tiết trong cơ thể. Vì vậy nếu muốn cải thiện bệnh bạn chớ bỏ qua nhóm thực phẩm này.
- Bưởi: Với hàm lượng detoxes (enzym) có tác dụng thanh lọc cơ thể, cải thiện tuần hoàn giúp cải thiện chứng tiểu không tự chủ, tiểu đêm rất tốt.
- Quả bầu: Có tác dụng thanh nhiệt, lợi liệu với hàm lượng dinh dưỡng cao loại quả này giúp thông tiểu, nâng cao chức năng thận và tạng phủ.
- Hến: Hến có tính hàn, chứa nhiều kẽm, nguyên tố vi lượng có tác dụng tốt với đường tiếu liệu, thông tiểu, giảm tình trạng tiểu mất kiểm soát.
- Giá đỗ: Là thực phẩm tốt cho nữ giới với tác dụng sản sinh estrogen, giàu omega-3, chống oxy hóa, tốt cho đường tiểu.
- Hạn chế đồ chứa cồn ga, cafein: Là những loại đồ uống tăng tiết nước tiểu, không tốt cho người bệnh.
- Đồ ăn chứa nhiều axit: Cam, chanh, đồ ăn lên men chua… chứa nhiều aixt có khả năng kíc thích bàng quang khiến chứng tiểu không tự chủ càng nghiêm trọng hơn.
- Gia vị cay nóng: Ớt, tiêu, sa tế… sẽ khiến bạn buồn tiểu, đi tiểu không kiểm soát do những chất này cũng kích thích đường tiểu.
- Đồ ngọt: Nước có ga, chocolate, bánh kẹo… là những thực phẩm không được khuyến khích cho bệnh nhân tiểu không tự chủ.
Phòng tránh tiểu không tự chủ
Mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm, tiểu không tự chủ hoàn toàn có nhiều cách phòng tránh đơn giản mà bạn có thể áp dụng.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, áp dụng bài tập kegel để cải thiện tình trạng tiểu không kiểm soát.
- Uống nước đúng cách, chia thành nhiều ngụm nhỏ và thời gian cách nhau.
- Hạn chế ngâm rửa bộ phận sinh dục quá lâu vì điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus xâm nhập
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia quá thường xuyên.
- Duy trì trọng lượng ở mức bình thường, vì béo bì hay suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ người bệnh.
- Ăn nhiều chất xơ, vitamin để ngăn ngừa táo bón đồng thời kích thích quá tình trao đổi chất tốt hơn.
Trên đây là những thông tin về bệnh tiểu không tự chủ, hy vọng bài viết này đã cung cấp được kiến thức về bệnh tiết niệu “xấu hổ” này cho bạn đọc. Mọi thông tin và thắc mắc xin để lại câu hỏi dưới bài chúng tôi sẽ giảm đáp sớm nhất cho bạn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!