Tỏi Mọc Mầm Có Ăn Được Không, Có Độc Không?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTỏi là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong các món ăn hàng ngày của người châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không biết cách bảo quản hợp lý, tỏi rất dễ mọc mầm hoặc bị hư hỏng. Vậy tỏi mọc mầm có ăn được không, ăn có độc không? Để giải đáp vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo thêm trong bài viết dưới đây cùng Nhất Nam Y Viện.
Tỏi mọc mầm có ăn được không, ăn có độc không?
Thông thường, chúng ta sẽ sử dụng tỏi để làm gia vị trong các loại nước chấm, nước sốt hoặc dùng để làm dậy mùi món ăn. Thậm chí nhiều người còn ăn tỏi sống, nhưng liệu tỏi mọc mầm có ăn được không?
Trong trường hợp bạn thấy những củ tỏi bắt đầu xuất hiện những mầm xanh nho nhỏ thì đây chính là dấu hiệu cho thấy tỏi đã mọc mầm. Tỏi mọc mầm trên thực tế có chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và không chứa chất độc hại. Điều này có nghĩa rằng bạn hoàn toàn có thể sử dụng tỏi ngay cả khi chúng đã mọc mầm.
Song cần lưu ý rằng, tỏi mọc mầm khác với tỏi bị nấm mốc. Nếu thấy tỏi có hiện tượng hư hỏng, tỏi mềm nhũn, màu chuyển nâu hoặc đen, có lớp bụi mịn thì không nên sử dụng. Chỉ dùng phần tỏi có chồi mầm xanh non hoặc màu vàng tươi nhô ra khỏi tép tỏi. Tuy nhiên cũng nên tránh lạm dụng một lượng tỏi lớn trong các bữa ăn hàng ngày để tránh nguy cơ gặp tác dụng phụ.
Tham khảo: Khoai Tây Mọc Mầm Có Ăn Được Không, Có An Toàn Không?
Tác dụng của tỏi mọc mầm
Theo các nghiên cứu về công dụng của tỏi mọc mầm, các chuyên gia tìm thấy hàm lượng chất chống oxy hóa trong tỏi đang mọc mầm rất cao. Do đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tỏi đang mọc mầm để ăn hoặc chế biến. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của tỏi đã mọc mầm:
- Chống ung thư: Do có chứa hàm lượng selen cao nên tỏi có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Nếu bạn sử dụng tỏi mọc mầm thường xuyên sẽ góp phần làm ức chế sự phát triển của các khối u. Trong đó, tỏi mọc mầm trong 5 ngày có khả năng chống oxy cao nhất.
- Bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ: Các chất chống oxy hóa có trong tỏi sẽ giúp tăng cường hoạt động của enzyme liên quan cũng như ngăn chặn các hoạt động dẫn tới hình thành mảng bám. Nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ bị tắc nghẽn trong tim và hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt hơn. Bên cạnh đó, tỏi cũng có chứa nhiều anjoene nên có thể ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông. Thành phần nitrat giúp làm giãn nở động mạch, giảm nguy cơ bị đột quỵ.
- Chống lão hóa: Tỏi nảy mầm rất giàu chất chống oxy hóa nên có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do. Từ đó ngăn ngừa quá trình lão hóa, hạn chế sự xuất hiện của nếp nhăn cũng như sự suy thoái của các tế bào trong cơ thể.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Từ lâu tỏi đã được biết đến là một trong những loại thực phẩm tuyệt vời để tăng cường hệ thống miễn dịch. Tương tự, tỏi mọc mầm cũng có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus bên ngoài.
Lưu ý khi ăn tỏi mọc mầm
Tỏi mọc mầm mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng để sử dụng chúng một cách hợp lý và mang lại hiệu quả tốt, các bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Khi ăn tỏi mọc mầm cần phân biệt được đâu là tỏi đang mọc mầm, đâu là tỏi bị nấm mốc.
- Loại bỏ phần đen ở đầu tỏi để hạn chế nguy cơ ăn phải nấm mốc, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Không ăn tỏi nếu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, đặc biệt là khi đang buồn nôn, đầy bụng,…
- Chỉ ăn từ 1 – 2 tép tỏi mọc mầm mỗi ngày và hạn chế lạm dụng tỏi để tránh bị nóng.
- Người có thể trạng không tốt nên hạn chế sử dụng tỏi mọc mầm.
- Khi chế biến cần bỏ vỏ tỏi.
Tỏi mọc mầm có ăn được không đã được Nhất Nam Y Viện giải đáp chi tiết trong bài viết. Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ, bạn đọc có thể sử dụng nguyên liệu này một cách hiệu quả, an toàn.
Xem thêm:
- Khoai Lang Mọc Mầm Có Ăn Được Không, Có Hại Không?
- Súp Lơ Ăn Sống Được Không? Lưu Ý Khi Ăn Súp Lơ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!