Triệu Chứng Tiền Mãn Kinh Kéo Dài Bao Lâu, Xử Lý Thế Nào?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTiền mãn kinh là giai đoạn sinh lý tự nhiên mà bất cứ người phụ nữ nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên, triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu, cần làm gì để cải thiện là vấn đề được nhiều người đặt ra. Bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện sẽ giúp bạn đọc giải đáp tường tận vấn đề này.
Triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?
Tiền mãn kinh là hiện tượng sinh lý xảy ra tự nhiên, đánh dấu quá trình sụt giảm estrogen dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt, thay đổi lượng máu kinh. Kèm theo đó là triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm, mất ngủ, khô âm đạo, tâm trạng thay đổi thất thường, hay quên, mất tập trung, đau nửa đầu, giảm chức năng tình dục – sinh sản,… Vậy triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?
Triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu sẽ thuộc vào yếu tố cơ địa ở mỗi người. Trung bình giai đoạn này sẽ kéo dài trong khoảng 4 năm, tuy nhiên cũng có thể là dưới 2 năm hoặc gần 10 năm.
Trong thời gian này, chị em có thể gặp các triệu chứng tiền mãn kinh với mức độ nặng hoặc nhẹ. Bước tới tuổi tiền mãn kinh, buồng trứng bắt đầu giảm sản xuất hormone estrogen, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi. Cuối cùng nếu trong 12 tháng liên tiếp không có kinh, bạn sẽ chính thức bước vào giai đoạn mãn kinh.
Cách cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh
Sau khi đã tìm được đáp án cho câu hỏi “thời kỳ tiền mãn kinh kéo dài bao lâu”, nhiều người còn quan tâm tới những biện pháp làm giảm triệu chứng khó chịu ở giai đoạn này. Theo đó, để cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh một cách hiệu quả, các bạn có thể áp dụng theo những cách sau:
Biện pháp giảm khô âm đạo khi tiền mãn kinh kéo dài lâu
Nồng độ estrogen trong cơ thể giảm khiến các mô bên trong âm đạo, niệu đạo mỏng đi và khô hơn. Điều này gây ra không ít phiền toái, cảm giác khó chịu cho chị em. Ngoài ra còn làm tăng cảm giác ngứa ngáy, đau khi quan hệ tình dục.
Để cải thiện tình trạng khô âm đạo trong thời kỳ tiền mãn kinh, chị em có thể dùng các chất bôi trơn trước khi quan hệ. Ngoài ra có thể dùng kem dưỡng ẩm âm đạo như Lubrin hoặc Replens.
Biện pháp cải thiện tình trạng khó ngủ
Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh rất dễ bị mất ngủ, khó ngủ ngay cả khi không bị bốc hỏa hay đổ mồ hôi về đêm. Khi giấc ngủ không được đảm bảo sẽ dễ gây ra hiện tượng mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, bực tức vào ngày hôm sau.
Muốn cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ tiền mãn kinh, các bạn cần đi ngủ, thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày. Đồng thời nên tránh nằm trên giường quá 30 phút nếu bạn khó ngủ, thay vào đó hãy đứng dậy, làm các hoạt động khác cho tới khi buồn ngủ. Tuy nhiên, cần tránh xem điện thoại, tivi hoặc các thiết bị điện tử khác cũng như không uống trà, cà phê, rượu bia vào buổi chiều muộn, tối.
Cải thiện tâm trạng
Rất nhiều chị em gặp phải tình trạng khó tập trung, mệt mỏi, uể oải, buồn bã, không có hứng thú với các hoạt động bình thường. Lúc này, bạn nên cố gắng giữ tinh thần lạc quan, tập thể dục, yoga để cải thiện tâm lý. Hãy tâm sự với gia đình, người thân hoặc bạn bè về những chuyện đang xảy ra hay kết nối với những người đang trải qua thời kỳ giống bạn để được chia sẻ, đồng cảm hơn.
Cách cải thiện cơn bốc hỏa, đổ nhiều mồ hôi về đêm
Bốc hỏa là những triệu chứng điển hình ở phần lớn phụ nữ tiền mãn kinh. Chúng khiến chị em có cảm giác nóng đột ngột ở ngực, mặt và có thể kéo dài trong 1 – 2 năm hoặc kéo dài hơn 10 năm, thậm chí có những trường hợp không biến mất.
Trong khi đó, tình trạng đổ mồ hôi có thể xảy ra từ một đến vài lần mỗi đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Từ đó xuất hiện các vấn đề khác như cáu kỉnh, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, khó tập trung. Giải pháp lúc này là tránh kích động, tập thở chậm, sâu, mặc đồ thoải mái, thoáng mát khi ngủ.
Đồng thời bạn nên hạ nhiệt độ phòng, tránh dùng các loại đồ ăn cay nóng, không hút thuốc, không dùng thức uống như trà, cà phê. Bạn có thể đặt một chiếc khăn ướt, lạnh lên cổ bạn khi cơn bốc hỏa xuất hiện.
Nhìn chung, triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Việc bạn cần làm là chuẩn bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về hiện tượng sinh lý này để chủ động chăm sóc sức khỏe, hạn chế các tác động của tiền mãn kinh tới sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!