Viêm Mũi Xoang Xuất Tiết Do Đâu, Có Nguy Hiểm Không?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênViêm xoang mũi xuất tiết là bệnh tai mũi họng khá phổ biến, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Trường hợp bệnh không được điều trị dứt điểm, tái phát nhiều lần có thể trở thành bệnh mãn tính, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Để hiểu hơn về nguyên nhân gây viêm xoang xuất tiết cũng như cách điều trị, phòng tránh hiệu quả, các bạn không nên bỏ qua bài viết này của Nhất Nam Y Viện.
Viêm mũi xoang xuất tiết là gì?
Viêm mũi xoang xuất tiết không phải là tình trạng viêm xoang hay bệnh tai mũi họng thông thường. Bệnh chỉ xuất hiện khi thời tiết chuyển lạnh hoặc độ ẩm không khí cao. Triệu chứng đặc trưng của viêm xoang xuất tiết thường có dấu hiệu của nhiều dịch nhầy trong mũi và họ. Ngoài ra, vùng xoang mũi còn có hiện tượng sưng tấy và có nguy cơ nhiễm trùng xoang nặng.
Viêm xoang xuất tiết thường bị nhầm lẫn với các bệnh viêm xoang, cảm cúm khác nên nhiều người thường có tâm lý chủ quan trong việc thăm khám, điều trị. Bệnh xoang xuất tiết có thể hình thành ở nhiều đối tượng, nhưng chủ yếu là ở trẻ em và người lớn tuổi. Bởi đây là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch kém, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh.
Khi nhiễm bệnh, các tuyến nhầy trong niêm mạc xoang bị ảnh hưởng và hoạt động mạnh hơn bình thường. Từ đó khiến lượng dịch nhầy trong mũi xoang tăng một cách đột biến và gây ra tình trạng khó thở, nghẹt mũi rất khó chịu.
Nguyên nhân gây viêm mũi xoang xuất tiết
Viêm mũi xoang xuất tiết xảy ra do những nguyên nhân sau đây:
- Bệnh thường xảy ra khi thay đổi thời tiết, thời điểm chuyển giao giữa các mùa như từ nóng sang lạnh.
- Ảnh hưởng từ yếu tố môi trường như sự ô nhiễm, độ ẩm,…
- Do cấu trúc xoang không bình thường.
- Bị dị ứng với các dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa, chất gây kích ứng niêm mạc dẫn tới viêm mũi, viêm xoang.
- Những trường hợp có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, thường xuyên dung nạp đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, nhiều đường muối hoặc quá lạm dụng chất kích thích.
- Những đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu, nhất là trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang mắc bệnh lý gây suy giảm miễn dịch,…
- Viêm xoang xuất tiết thường đi kèm với các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, đau họng, cảm lạnh,… Do tình trạng nhiễm trùng lây lan giữa các cơ quan nên cần điều trị đúng cách, dứt điểm để không dẫn tới biến chứng nghiêm trọng.
Triệu chứng viêm mũi xoang xuất tiết
Triệu chứng viêm mũi xoang xuất tiết sẽ biến đổi theo mức độ, tình trạng bệnh lý ở mỗi người. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có những triệu chứng tiêu biểu như sau:
- Chảy nước mũi: Dịch tiết có thể là mủ, chất nhầy hoặc nước trong suốt, gây cảm giác khó chịu và khiến bệnh nhân phải lau mũi thường xuyên.
- Nghẹt mũi, khó thở qua mũi: Người bệnh sẽ có cảm giác bí bách, khó thở do dịch tiết hoặc niêm mạc mũi bị sưng.
- Đau đầu, đau vùng mặt: Đau ở vùng mũi, trán, gò má do áp lực, viêm nhiễm trong khu vực này.
- Ho: Tình trạng ho xảy ra khi dịch tiết chảy vào họng trong lúc người bệnh cố gắng làm sạch mũi.
- Thiếu ngủ, mệt mỏi: Khó thở khiến người bệnh ngủ không đủ, mất ngủ nên dẫn tới tình uể oải, mệt mỏi.
- Mất mùi, giảm khả năng nêm nếm: Do đường mũi không thông, miệng nhạt nên có thể làm ảnh hưởng tới khả năng cảm nhận mùi và vị.
Viêm mũi xoang xuất tiết có nguy hiểm không?
Các triệu chứng của viêm mũi xoang xuất tiết rất giống với cảm cúm, cảm lạnh thông thường nhưng sẽ kéo dài hơn. Bên cạnh đó, tình trạng của bệnh cũng trở nặng và xuất hiện liên tục khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi.
Trên thực tế, viêm xoang xuất tiết nặng hơn viêm xoang cấp do mũi bị sưng nề, chảy nhiều dịch tiết. Cộng thêm dịch tiết đặc, nhầy gây tắc nghẽn đường lưu thông ở mũi xoang. Trong trường hợp không được điều trị tốt, kịp thời, bệnh có thể diễn tiến thành mãn tính, tái phát triển lần.
Người bị bệnh viêm xoang xuất tiết có thể đối mặt với những vấn đề như: Viêm thanh quản, viêm amidan, viêm họng, ho kéo dài dai dẳng, đau họng, suy giảm thị lực, viêm mắt, đau nhức đầu, nhức xoang,…
Trong đó, viêm xoang xuất tiết ở trẻ nhỏ và người lớn sẽ có diễn tiến nhanh chóng hơn so với người trưởng thành. Bởi đây là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch yếu và khả năng chống chịu kém nên cần hết sức lưu ý để kịp thời điều trị.
Chẩn đoán viêm mũi xoang xuất tiết
Sau khi xem xét tiền sử bệnh, bệnh án của bệnh nhân, bác sĩ sẽ cần kiểm tra mũi để đánh giá tình trạng viêm, dịch mủ hoặc sự thay đổi trong cấu trúc màng nội mũi. Để chắc chắn hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện soi mũi để phát triển các tổn thương khác.
Bên cạnh đó, việc nội soi cũng cho phép thu thập mẫu dịch từ các khe hở để tiến hành xét nghiệm. Một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm xét nghiệm khác như chụp CT, cộng hưởng từ hoặc xét nghiệm máu (nếu cần),…
Cách điều trị khi bị viêm mũi xoang xuất tiết
Viêm mũi xoang xuất tiết cần được điều trị dựa trên mức độ bệnh lý, thể trạng của từng bệnh nhân. Vậy nên sau khi thăm khám và có kết quả chi tiết, bác sĩ có thể chỉ định bạn tiến hành điều trị theo những cách sau đây:
Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống một cách khoa học hơn là một trong những điều bắt buộc để hỗ trợ cải thiện bệnh nhanh chóng. Theo đó, bệnh nhân cần hình thành những thói quen sau:
- Rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, vệ sinh dọn dẹp nhà cửa thường xuyên.
- Sử dụng khẩu trang khi phải tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, phấn hoa hoặc khi di chuyển ngoài đường.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng.
- Bổ sung nhiều hơn các loại rau, quả giàu vitamin, khoáng chất chống viêm như nho, dâu tây, cà chua, rau cải xanh,… Hạn chế dung nạp những loại đồ ăn kém lành mạnh như đồ ăn chứa nhiều đường, chất béo hoặc các thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao.
- Hạn chế ăn đồ lạnh, đồ ăn quá cay nóng và tránh sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe, có nguy cơ làm các triệu chứng của bệnh tiến triển nặng hơn.
Dùng thuốc Tây điều trị
Không dừng lại ở việc thay đổi lối sống, bệnh chỉ có thể được kiểm soát tốt khi bệnh nhân sử dụng các loại thuốc Tây. Với trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh cần dùng thuốc kháng sinh để ức chế vi khuẩn gây bệnh, làm tiêu viêm, giảm phù nề cũng như giảm xuất ở mũi. Vùng xoang lúc này cũng trở nên dễ chịu, bớt sưng đau hơn.
Bên cạnh thuốc kháng sinh, bệnh nhân cũng có thể được kê thêm các loại thuốc kháng. Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị viêm xoang xuất tiết:
- Thuốc kháng sinh Histamin H1: Đây là nhóm thuốc có tác dụng chống dị ứng, làm giảm tiết dịch nhầy, chống nghẹt mũi. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh Histamin H1 như Amoxicillin, Augmentin, Azithromycin, Cefuroxime,… có thể gây ra một số tác dụng phụ (đặc biệt là tình trạng buồn ngủ). Do đó, bạn không nên lạm dụng các loại thuốc kháng sinh này trong thời gian dài để tránh làm ảnh hưởng tới công việc, sức khỏe.
- Corticosteroid: Thuốc có hiệu quả chống viêm và được chỉ định dùng trong thời gian ngắn vì có nhiều tác dụng phụ.
- Thuốc giảm đau: Được dùng để làm giảm các cơn đau xoang, đau nhức mũi và tình trạng đau đầu.
- Thuốc co mạch: Là loại thuốc có tác dụng làm khô bề mặt niêm mạc mũi, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, xoang.
Áp dụng các thủ thuật y tế
Ngoài việc dùng thuốc, một số thủ thuật y tế có thể được chỉ định để trị bệnh viêm xoang xuất tiết. Cụ thể là dùng cote điện đốt vùng cuốn mũi dưới, điện di với dung dịch Novocain 5%, chiếu sóng ngắn trực tiếp vào mũi.
Những phương pháp trên sẽ tác động vào vùng mũi bị ảnh hưởng. Từ đó làm giảm viêm, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương mũi, xoang mà không gây đau đớn. Tuy nhiên, nếu viêm xoang xuất tiết có liên quan tới vách ngăn, các bạn cần tiến hành phẫu thuật để điều chỉnh lại cấu trúc mũi.
Dùng thuốc xịt mũi
Sử dụng thuốc xịt mũi theo chỉ định từ bác sĩ cũng là một trong những biện pháp giải quyết triệu chứng bệnh viêm xoang xuất tiết hiệu quả. Các loại thuốc xịt mũi được dùng trong trường hợp này chủ yếu có chứa các thành phần giảm viêm, steroid mũi cùng các loại thuốc kháng để giảm tiết chảy mũi.
Với dạng thuốc xịt mũi, bạn sẽ cần nghiêng đầu về phía trước, lựa chọn vị trí thích hợp để phun thuốc vào mũi theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc theo thông tin được ghi trên hộp.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương án chữa viêm mũi xoang xuất tiết được thực hiện khi các biện pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả. Đặc biệt là tình trạng viêm mũi xoang có dấu hiệu trở nặng hoặc gây biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Trước khi tiến hành phẫu thuật, các bệnh nhân sẽ được kiểm tra cẩn thận, xem xét tiền sử bệnh lý để quyết định xem liệu pháp bào phù hợp. Do đó, các bạn cần trao đổi chi tiết với bác sĩ để lựa chọn được phương pháp phẫu thuật tối ưu, hiệu quả nhất.
Hiện nay, viêm xoang xuất tiết sẽ được tiến hành phẫu thuật theo 4 cách sau:
- Phẫu thuật nội soi mũi xoang: Khi các mô viêm làm ảnh hưởng tới chức năng của xoang, bệnh nhân sẽ cần tiến hành làm phẫu thuật nội soi mũi xoang. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ có thể loại bỏ polyp (nếu có), mô viêm hoặc mở rộng các lỗ thông khí trong xoang mũi.
- Phẫu thuật bằng ống nhòm: Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng ống nhòm để loại bỏ mô viêm, polyp cũng như làm sạch xoang mũi. Phẫu thuật sử dụng ống nhòm sẽ không cần mở rộng cắt mở trên da nên sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục cho bệnh nhân.
- Phẫu thuật mũi xoang bằng ống thông bong bóng: Là phương pháp phẫu thuật làm rộng các lỗ thông khí trong xoang mũi bằng cách dùng một ống thông bong bóng để mở rộng không gian.
- Phẫu thuật đào lỗ: Với những trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ trên da để tiếp cận và làm sạch xoang mũi.
Áp dụng mẹo điều trị
Ngoài các cách điều trị nêu trên, nếu tình trạng viêm xoang xuất tiết không quá nghiêm trọng, các bạn có thể áp dụng một số mẹo hỗ trợ điều trị tại nhà. Nếu tình trạng viêm xoang xuất tiết đã tiến triển nặng, hãy kết hợp chúng với các phương pháp điều trị trên để nâng cao hiệu quả. Chi tiết như sau:
- Xông mũi bằng tinh dầu
Là phương pháp có tác dụng làm loãng dịch nhầy trong xoang, giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi. Các loại tinh dầu có cho hiệu quả cải thiện bệnh tốt phải kể đến như tinh dầu sả, tinh dầu tràm trà, tinh dầu bạc hà, tinh dầu oải hương,…
Bên cạnh đó, những loại tinh dầu trên còn có chứa các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Để tận dụng hiệu quả này, các bạn chỉ cần nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu vào bát nước rồi trùm khăn xông hơi hoặc nhỏ vào máy xông hơi, máy khuếch tán trong phòng ngủ. Mỗi ngày dùng đều đặn 1 – 2 lần sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng hiệu quả hơn.
- Ngâm mình trong nước ấm
Lợi ích của việc ngâm bồn nước nóng đối với sức khỏe nói chung và viêm mũi xoang xuất tiết nói riêng dựa trên cơ chế nhiệt độ ấm vừa phải. Từ đó nước làm giãn mạch máu, tăng quá trình vận chuyển máu giàu dinh dưỡng đi khắp cơ thể, làm giảm tình trạng sưng tấy, giúp đờm, dịch nhầy tan ra và dễ dàng loại bỏ hơn.
Bên cạnh đó, việc ngâm mình trong nước ấm nóng cũng giúp giảm căng thẳng, thư giãn cơ bắp, cải thiện giấc ngủ, giảm đau. Đồng thời nâng cao sức khỏe tim mạch, cải thiện độ nhạy cảm của insulin và hỗ trợ đốt cháy calo cực tốt. Vậy nên những bạn đang bị viêm xoang xuất tiết kèm theo tình trạng khó ngủ, mất ngủ không nên bỏ qua mẹo chữa này.
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi hàng ngày là mẹo giúp sát trùng mũi, làm loãng đờm, giải quyết tình trạng nghẹt mũi, khó thở. Theo đó, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ như nước muối sinh lý, bơm tiêm y tế. Sau đó cho nước muối vào ống bơm, đứng trong bồn rửa mặt, nghiêng đầu 45 độ.
Tiến hành xịt nước muối vào một bên lỗ mũi để tống dịch nhầy ra ngoài. Sau đó nghiêng đầu qua bên khác để xịt vào lỗ mũi còn lại. Lưu ý, nên dùng nước muối sinh lý thay vì sử dụng nước muối tự pha để tránh nguy cơ làm niêm mạc bị kích ứng do pha không đúng công thức.
Người bị viêm xoang xuất tiết nên kiêng ăn gì?
Khi bị viêm xoang xuất tiết, người bệnh cần kiêng những thực phẩm sau:
- Sữa, chế phẩm từ sữa: Bởi nhóm thực phẩm này có khả năng kích thích mũi xoang tiết nhiều chất nhầy gây ứ đọng, tắc nghẽn. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và trở nên nghiêm trọng, khó kiểm soát hơn.
- Đồ ăn cay: Thực phẩm cay nóng dễ gây trào ngược dạ dày, axit dịch vị khiến cổ họng bị kích thích, dịch mủ ứ đọng tại hốc xoang nhiều hơn. Chưa kể chúng còn kích thích niêm mạc mũi họng sưng viêm, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Thực phẩm lạnh: Nhóm thực phẩm này có thể gây thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột, kích thích vùng vòm họng. Đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang mũi phát triển nhanh, kéo theo biến chứng viêm xoang.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Chất béo thường kích thích mũi xoang tăng tiết dịch nhầy, kéo dài thời gian điều trị.
- Thực phẩm gây dị ứng: Bệnh nhân nên tránh xa thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao vì dị ứng sẽ làm khởi phát viêm mũi, khiến triệu chứng trở nặng. Vậy nên nếu có tiền sử bị dị ứng với một số thực phẩm thì không nên dùng.
- Đồ uống chứa chất kích thích: Rượu bia, cà phê là những đồ uống kích thích dễ làm mất nước, khiến dịch nhầy mũi xoang đặc lại, khả năng dẫn lưu không khó bị hạn chế.
Biện pháp phòng tránh viêm mũi xoang xuất tiết
Để phòng tránh viêm mũi xoang xuất tiết hiệu quả, các bạn có thể tham khảo áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Đeo khẩu trang, che chắn vùng mũi, mặc áo dài tay nhất là khi thời tiết chuyển mùa nếu cần ra ngoài đường.
- Giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh.
- Uống nhiều nước như nước lọc, nước trái cây hoặc nước có bổ sung muối khoáng.
- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng mát.
- Điều chỉnh thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức hoặc để cơ thể rơi vào tình trạng stress, áp lực, mệt mỏi.
- Tập thể dục đều đặn để nâng cao thể trạng, cải thiện sức đề kháng.
- Ăn đủ chất dinh dưỡng, tránh dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe,…
- Tới bệnh viện thăm khám ngay nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như nghẹt mũi, khó thở, đau đầu, thiếu ngủ, mệt mỏi trong nhiều ngày.
Bệnh viêm mũi xoang xuất tiết không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không điều trị sớm có thể để lại nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì thế, mọi người nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!