Viêm Nang Lông Có Lây Không, Làm Sao Để Ngăn Chặn?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênViêm nang lông là bệnh da liễu phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Mặc dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng nhưng viêm nang lông khiến da trở nên kém thẩm mỹ, kèm theo đó là những cơn ngứa ngáy khó chịu. Chưa kể, bệnh có thể phát triển thành thể mãn tính, gây ảnh hưởng cho quá trình điều trị dứt điểm. Vậy viêm nang lông có lây không, làm sao để loại bỏ bệnh hiệu quả? Thắc mắc này sẽ được Nhất Nam Y Viện tìm hiểu và giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bệnh viêm nang lông có lây không?
Trước khi tìm hiểu viêm nang lông có lây không, chúng ta sẽ điểm qua một số biểu hiện của bệnh. Viêm nang lông được chia thành 2 dạng: Cấp tính và mãn tính. Ở mỗi dạng, bệnh sẽ có những mức độ và triệu chứng tăng – giảm khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều gây ngứa ngáy, đau rát và khó chịu.
Trong một vài trường hợp, viêm da còn khiến lông mọc ngược, bị xoắn lại ở phần nang lông hoặc xuất hiện các nốt mụn màu trắng gây mất thẩm mỹ. Chính vì thế mà nhiều người lo ngại việc tiếp xúc với người bị viêm nang lông sẽ mắc bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh viêm nang lông ít có khả năng lây từ người này qua người khác. Bởi vấn đề này còn phù thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như sau:
Với các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus
Trong trường hợp tác nhân gây bệnh là vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, virus Herpes simplex thì khả năng lây nhiễm là hoàn toàn có thể. Do đó, bạn cần tránh chạm trực tiếp vào vùng da bị viêm nang lông của người bệnh. Đồng thời không dùng chung đồ dùng cá nhân như dao cạo râu, chăn màn, khăn tắm, quần áo,…
Khả năng miễn dịch ở mỗi người là khác nhau, tuy nhiên nhóm đối tượng có hệ miễn dịch kém sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người có sức khỏe bình thường. So với những người có sức đề kháng tốt, người bị bệnh tiểu đường, người nhiễm HIV cần lưu ý khi tiếp xúc với bệnh nhân bị viêm nang lông.
Viêm nang lông có lây không? Do nội tiết tố, yếu tố bên ngoài
Ngược lại, nếu viêm nang lông hình thành do yếu tố nội tiết bên trong cơ thể, do tác động cơ học như tẩy lông không đúng cách, cào gãi, chà xát da mạnh,… thì bệnh không có khả năng lây lan từ người này qua người khác.
Mặc dù bệnh có ít khả năng lây nhiễm nhưng có yếu tố di truyền. Có nghĩa là nếu trong gia đình của bạn có cha hoặc mẹ từng bị viêm nang lông thì khả năng cao con cái của họ cũng mắc bệnh lý này. Hơn nữa, viêm nang lông có khả năng lan rộng từ vùng da này qua vùng da khác nếu không biết cách vệ sinh da.
Làm sao để điều trị dứt điểm bệnh viêm nang lông?
Như vậy, viêm nang lông có lây không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Để chặn đứng khả năng lây nhiễm cũng như điều trị bệnh dứt điểm, tránh để da bị tổn thương, các bạn có thể tham khảo một vài cách điều trị dưới đây.
Dùng thảo dược tự nhiên cải thiện bệnh viêm nang lông
Các thảo dược tự nhiên thường được áp dụng để điều trị tình trạng viêm nang lông nhẹ, chưa có dấu hiệu viêm nhiễm nặng. Mặc dù là nguyên liệu tự nhiên nhưng các mẹo chữa có khả năng cải thiện những triệu chứng khó chịu như tình trạng ngứa rát, sưng đỏ, khó chịu trên da. Đồng thời hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, mềm mịn hơn.
Đặc biệt, những bài thuốc dân gian này khá lành tính và an toàn nên có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng. Dưới đây là gợi ý về một vài cách trị viêm nang lông tại nhà hiệu quả:
- Lá chè xanh: Lá chè xanh hay được dùng để kháng viêm, chống oxy hóa và củng cố lớp hàng rào bảo vệ da. Theo đó, bạn chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh tươi, không bị sâu bệnh hay úa héo. Khi đã rửa sạch, vò nát lá chè rồi cho vào nồi nấu với 3 lít nước. Để nước sôi trong 5 – 10 phút thì tắt bếp, cho ra chậu pha thêm chút nước lạnh và dùng tắm hàng ngày.
- Mẹo chữa với gel nha đam tươi: Ngoài việc được xem như một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nha đam còn góp mặt trong không ít công thức làm đẹp và điều trị bệnh da liễu. Để giúp giải quyết tốt bệnh viêm nang lông, bạn chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi, rửa sạch rồi loại bỏ phần vỏ. Cạo lấy phần gel nha đam bên trong và dùng gel này thoa trực tiếp lên vùng da đang cần được điều trị sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Massage 5 – 10 phút cho dưỡng chất thấm đều thì rửa lại với nước mát. Thực hiện cách trị viêm nang lông với nha đam 1 – 2 lần/ngày cho tới khi bệnh được cải thiện tốt.
- Dầu dừa: Với dầu dừa bạn cũng thực hiện tương tự như 2 cách điều trị phía trên. Đầu tiên hãy chuẩn bị 1 lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ để thoa lên da. Nên thoa lớp mỏng và nên massage trong 1 – 3 phút, chờ khoảng 20 phút sau, bạn rửa lại với nước. Việc thoa quá nhiều dầu dừa và không vệ sinh có thể gây bít tắc lỗ chân lông, khiến tình trạng viêm nang lông trở nên nghiêm trọng hơn. Thực hiện đều đặn ngày 1 – 2 lần sẽ thấy hiệu quả dưỡng ẩm, làm mềm da hiệu quả.
Dùng thuốc trị viêm nang lông
Khi viêm nang lông trở nặng, có dấu hiệu viêm nhiễm hoặc đã chuyển qua thể mãn tính thì bạn nên sử dụng các loại thuốc đặc trị. Thuốc trị viêm nang lông cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phản ứng phụ.
Các loại thuốc thường được kê đơn phổ biến trong trường hợp này gồm có:
- Dung dịch sát khuẩn: Hexamidine 0.1%, Povidon-iod 10%, Chlorhexidine 4% là những dung dịch sát khuẩn có tác dụng làm sạch vùng da đang bị tổn thương. Đồng thời hạn chế sự phát triển của tác nhân gây hại, tránh để tình trạng viêm nhiễm lan rộng.
- Nhóm thuốc kháng sinh tại chỗ: Nhóm thuốc này sẽ được dùng ngay sau khi sử dụng dung dịch sát khuẩn. Thuốc mỡ Mupirocin, dung dịch Clindamycin, Neomycin, Axit fucidin, dung dịch Erythromycin,… sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ và thường được khuyến cáo nên dùng trong 7 – 10 ngày.
- Kháng sinh đường uống: Trường hợp tổn thương da ở mức độ nặng, việc dùng thuốc kháng sinh tại chỗ không mang lại hiệu quả tốt thì bạn sẽ được chỉ định dùng thêm kháng sinh đường uống. Các loại thuốc chữa viêm nang lông bằng kháng sinh đường uống thường là Ciprofloxacin, b-lactamin, Amoxicillin, Cephalosporin, Metronidazole,…
- Thuốc bôi có chứa Benzoyl Peroxide: Thuốc được dùng trong trường hợp bệnh lý xuất hiện do sử dụng thuốc kháng sinh đường uống dài ngày. Nếu nằm trong trường hợp này,bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ để ngưng dùng thuốc và chuyển sang dùng Benzoyl Peroxide để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Ngoài ra, tùy theo tình trạng, nguyên nhân khởi phát bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thêm các loại thuốc kháng nấm, kháng vi khuẩn, virus, trị ký sinh trùng. Do đó, bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để việc chẩn đoán và kê đơn thuốc điều trị đảm bảo đúng người, đúng bệnh.
Biện pháp phòng ngừa viêm nang lông
Để tránh bị viêm nang lông cũng như không bị làm phiền bởi những cơn ngứa ngáy, khó chịu. Bạn cần chủ động phòng tránh bệnh da liễu này bằng những cách sau:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ cơ thể luôn thông thoáng nhất là vào những ngày hè oi ả. Hạn chế đi ra đường hoặc tới những chỗ có nhiều bụi bẩn, bị ô nhiễm không khí.
- Lựa chọn sản phẩm tắm gội, dưỡng da lành tính, an toàn. Bởi những sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh có thể gây kích ứng da, bào mòn da và tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
- Mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, không mặc đồ còn ướt, quá chật khiến quần áo cọ vào da gây trầy xước.
- Khi tắm xong, bạn nên thấm khô nước mới mặc quần áo.
- Không cào gãi, chà xát quá mạnh lên da, đặc biệt là những khu vực đang có vết thương hở.
- Hạn chế nhổ lông, tẩy lông tại nhà vì điều này có thể làm tăng nguy cơ bị viêm nang lông, viêm da,…
- Cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước (2 – 3 lít nước mỗi ngày). Tránh ăn đồ chiên nhiều dầu mỡ, thực phẩm được chế biến sẵn, đồ ngọt, thức uống có ga, không hút thuốc, uống rượu bia,…
- Tắm lại với nước sạch ngay sau khi tắm ở hồ bơi công cộng.
- Nếu thấy da xuất hiện các nốt đen – đỏ sần sùi hoặc các dấu hiệu bất thường khác hãy tới bệnh viện da liễu để thăm khám, kiểm tra và xử lý.
Viêm nang lông có lây không đã được chúng tôi giải đáp cụ thể. Do là bệnh lý da liễu phổ biến nên cần chủ động phòng tránh, hạn chế nguy cơ để bệnh phát triển thành thể mãn tính, gây khó khăn cho việc điều trị cũng như làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về bệnh để từ đó bảo vệ bản thân tốt hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!