Viêm Nang Lông Ở Tay – Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Dứt Điểm
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênViêm nang lông ở tay là tình trạng da bị bít tắc lỗ chân lông gây viêm, hình thành các đốm đỏ, sần sùi. Bệnh không chỉ gây ra các cơn ngứa ngáy khó chịu mà còn khiến vùng da tay trở nên kém thẩm mỹ. Để tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như các cách điều trị, phòng tránh hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo thêm tại bài viết này.
Viêm nang lông ở tay là gì?
Viêm nang lông ở tay là tình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn hoặc do tổn thương. Nếu để lâu không điều trị, tình trạng này có thể gây viêm, thậm chí là nhiễm trùng. Người bị viêm nang lông sẽ thấy trên da xuất hiện những mảng lỗ chân lông đỏ, sưng tấy. Một số trường hợp nặng, trên da của bệnh nhân sẽ xuất hiện những mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu.
Trong đó, da tay, da chân, da lưng và da mặt là những vị trí thường bị viêm nang lông nhất. Bệnh mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng và có thể tiến hành điều trị khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu chủ quan, điều trị không đúng cách, bệnh có thể gây nhiễm trùng, để lại sẹo cùng nhiều hệ lụy nguy hiểm khác.
Dấu hiệu nhận biết viêm nang lông tay
Bệnh ở giai đoạn đầu dường như không có bất cứ dấu hiệu nào đặc trưng và rõ ràng. Nếu quan sát kỹ, bạn mới thấy trên da xuất hiện những nốt đỏ hoặc đen, có lông mọc xoắn vào trong. Sau một thời gian, khi bệnh tiến triển nặng hơn, có thể xuất hiện mụn mủ, da trở nên sần sùi, mụn vỡ, chảy dịch kèm máu,…
Lúc này, bệnh nhân sẽ có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát như bị bỏng. Trường hợp không can thiệp xử lý, điều trị sớm thì nguy cơ để lại sẹo là rất cao. Các dấu hiệu nhận biết và biến chứng có thể xảy ra khi mắc viêm nang lông ở tay bao gồm:
- Da xuất hiện các nốt viêm li ti, lâu ngày hình thành mụn, nhọt theo từng đám. Đây có thể là mụn viêm, mụn mủ, mụn đinh râu khiến bệnh nhân cảm thấy ngứa rát, mất tự tin khi tiếp xúc với mọi người xung quanh.
- Da bị tổn thương, sưng tấy, đau rát, ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
- Xuất hiện các vết loét, tiết dịch ở vùng da tay, vùng viêm lan rộng và nang lông bị phá hủy.
- Da bị tổn thương nặng, khó phục hồi, đặc biệt là khi bị nhiễm trùng da.
- Lông mọc ngược, xoắn lên và bị nén bên trong khiến da sần sùi.
- Để lại sẹo.
Nguyên nhân gây viêm lỗ chân lông ở tay
Bị viêm nang lông ở cánh tay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, tựu chung lại thì có những yếu tố chủ yếu sau đây:
- Cạo – tẩy lông không đúng cách có thể khiến da bị tổn thương và khiến vi khuẩn, vi nấm tấn công, gây viêm.
- Dùng mỹ phẩm chăm sóc da kém chất lượng hoặc có chứa nhiều thành phần hóa học hay các chất tẩy rửa mặt đều có thể làm tăng nguy cơ kích ứng da.
- Tuyến dầu hoạt động quá mức sẽ làm bụi bẩn, tế bào chết bám vào da khiến da bị tắc nghẽn.
- Thói quen mặc quần áo quá chật, chất liệu vải thấm hút mồ hôi kém sẽ làm tăng ma sát, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
- Lười tắm, vệ sinh da không sạch sẽ, tắm hoặc rửa tay bằng nước nóng đều có thể làm tăng nguy cơ bị viêm lỗ chân lông ở tay.
Cách trị viêm nang lông ở tay
Sau khi nắm được nguyên nhân gây bệnh cùng tình trạng bệnh cụ thể, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cụ thể như sau:
Chăm sóc da tại nhà với các mẹo chữa tự nhiên
Biện pháp chăm sóc da tại nhà với các mẹo chữa tự nhiên sẽ thích hợp với tình trạng viêm nang lông ở tay không quá nghiêm trọng. Nếu làn da chưa có dấu hiệu lở loét, không bị mọc mụn nhọt, không có dấu hiệu nhiễm trùng thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số mẹo chữa sau đây:
- Mẹo chữa với nha đam
Nha đam – lô hội từ lâu đã nổi tiếng với công dụng làm đẹp và là thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhờ có các chất như axit salicylic, magnesium lactate mà nha đam có khả năng đẩy lùi tình trạng viêm nang lông. Đồng thời hỗ trợ sát khuẩn, giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và giảm viêm hiệu quả.
Cách thực hiện: Dùng 1 nhánh nha đam mang rửa sạch, gọt bỏ vỏ bên ngoài, giữ lại phần gel bên trong thoa lên vùng da tay. Massage khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước ấm, kiên trì thực hiện 2 lần/tuần sẽ thấy tình trạng ngứa ngáy, khô và viêm da được cải thiện đáng kể.
- Lá trầu không
Trong lá trầu không có chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất như Havibetol, Chavicol, Methyl eugenol,… chống oxy hóa, kháng khuẩn và tiêu sưng. Hơn nữa, nguyên liệu này còn rất dễ tìm kiếm, giá rẻ và có thể dùng thường xuyên.
Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn cần làm sạch lá trầu, giã nát rồi bọc vào một miếng vải mỏng. Dùng bọc này chà nhẹ lên khu vực da bị viêm rồi vệ sinh lại với nước lạnh sau 15 phút. Kiên trì thực hiện cách làm này 1 lần 1 ngày sẽ thấy làn da bớt ngứa ngáy, giảm viêm hiệu quả.
- Sử dụng trà xanh
Lá trà xanh được dân gian đánh giá cao về hiệu quả diệt khuẩn, tiêu viêm nhờ chứa hàm lượng EGCG dồi dào. Hoạt chất này hoạt động bằng cách chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào trong nang lông khỏi tác hại của vi khuẩn và những ảnh hưởng bên ngoài môi trường.
Cách thực hiện: Dùng 1 nắm lá trà xanh còn tươi, rửa sạch và ngâm cùng nước muối pha loãng trong 15 phút. Vớt lá ra, vò nát rồi cho vào ấm nước, tráng qua 1 lần nước nóng. Đổ nước lần 1, đổ nước nóng lần 2 vào và ủ trong 10 phút. Sau đó, bạn dùng nước trà để uống hàng ngày hoặc dùng để rửa khu vực bị viêm nang lông trên tay.
- Dùng bột yến mạch
Với hàm lượng Zinc cao, yến mạch có khả năng sát trùng, giảm viêm hiệu quả. Ngoài ra, nguyên liệu này còn có chứa avenanthramide – chất chống oxy hóa có khả năng kháng viêm, bảo vệ da an toàn, hạn chế ngứa ngáy tối đa.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 lượng bột yến mạch theo diện tích vùng da bị viêm nang lông. Sau đó tiến hành pha với nước có nhiệt độ khoảng 40 độ C và chờ trong 5 phút. Dùng nước yến mạch thoa lên vùng da bị viêm và tiến hành làm sạch lại da sau 15 phút.
Điều trị bằng thuốc Tây
Nếu các mẹo dân gian hỗ trợ điều trị viêm nang lông ở tay nêu trên không mang lại hiệu quả tốt. Các bạn cần tới bệnh viện thăm khám lại và lấy thuốc theo đơn kê của bác sĩ để điều trị. Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng các loại thuốc trị viêm nang lông ở cả dạng uống và dạng bôi.
Các thành phần chính của thuốc chữa viêm nang lông ở tay thường là axit oleanolic, tocopherol acetate và một số thuốc kháng sinh. Những loại thuốc này sẽ giúp dưỡng ẩm da, giảm chất sừng bấm trên bề mặt, giúp diệt khuẩn, kháng viêm và chống nguy cơ nhiễm trùng.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể phải thực hiện tiểu phẫu nếu có có nốt mụn nhọt to. Điều này sẽ giúp loại bỏ mủ, giảm đau nhức và tránh nguy cơ gây lở loét, để lại sẹo. Bên cạnh đó, công nghệ laser cũng được ứng dụng nhiều trong điều trị viêm nang lông để loại bỏ tế bào chết, cải thiện vùng viêm nang lông và kích thích sản sinh collagen, giúp da săn chắc, đàn hồi tốt.
Biện pháp phòng tránh viêm chân lông ở tay
Ngay khi tiến hành điều trị thành công, các bạn cũng cân hình thành thói quen sinh hoạt, nếp sống lành mạnh để phòng tránh tái phát bệnh một cách hiệu quả. Theo đó, mọi người cần:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, nên dùng những loại sữa tắm – sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, an toàn với cơ thể.
- Không cạo, tẩy lông trong thời gian đang điều trị viêm nang lông vì chúng có thể khiến da trở nên mỏng manh và nhạy cảm hơn.
- Không nặn mụn, gãi mạnh vào vùng da bị viêm nang lông.
- Dùng kem chống nắng, mặc đồ dài tay mỗi khi ra ngoài để giúp chống lại tác động của tia UV.
- Lựa chọn quần áo rộng rãi, chất vải mềm mịn, thấm hút mồ hôi tốt để tránh gây bít tắc lỗ chân lông.
- Không ăn đồ cay, đồ chiên rán, sử dụng rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích có hại cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ gây kích ứng. Mặt khác, mọi người nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau, trái cây để giúp tăng sức đề kháng, cải thiện các tổn thương trên da một cách hiệu quả.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm nang lông ở tay và các biện pháp điều trị hiệu quả. Viêm nang lông là bệnh lý có thể điều trị dứt điểm nếu bệnh nhân áp dụng đúng phương pháp điều trị cũng như biết cách chăm sóc cơ thể, sinh hoạt điều độ, khoa học.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!