Nghiên cứu lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh Dạ dày
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênChế độ dinh dưỡng đóng góp một phần rất quan trọng việc hỗ trợ và điều trị bệnh đau dạ dày, từ đó nâng cao sức khỏe toàn diện, ngăn ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng tuân thủ một chế độ dinh dưỡng hợp lý phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Hiểu được điều này, đội ngũ chuyên gia bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện đã nghiên cứu, xây dựng lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh dạ dày.
Giới thiệu đề tài
Theo Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Lê Phương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện cho biết, trước khi xây dựng lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh dạ dày thì cần phải nghiên cứu bài bản các nhóm thực phẩm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời đảm bảo được các yếu tố như không làm tăng dịch axit, nhằm hạn chế các triệu chứng đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua, căng tức ở vùng thượng vị,…
Vì vậy, bác sĩ Lê Phương cùng đội ngũ chuyên gia bác sĩ của Trung tâm đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, xây dựng lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh dạ dày” với mong muốn giúp người bệnh nâng cao sức khỏe chuyên sâu, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ bài thuốc y học cổ truyền phát huy hiệu quả công dụng điều trị bệnh dứt điểm.
Để hoàn thiện đề tài này, bác sĩ Phương cũng đã có những định hướng, kế hoạch triển khai nhất định, hướng đến việc nghiên cứu chuyên sâu bài bản thực trạng cơ địa, mức độ bệnh nặng hay nhẹ, nhằm có những lộ trình dinh dưỡng phù hợp. Theo đó, trong quá trình thăm khám chữa dạ dày cho các bệnh nhân, các bác sĩ của Nhất Nam Y Viện sẽ ghi chép đánh giá đầy đủ các trường hợp bệnh, gắn liền với chế độ dinh dưỡng riêng, từ đó giám sát hiệu quả đạt được song song với quá trình sử dụng liệu trình bài thuốc.
Chia sẻ về mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh dạ dày, bác sĩ Lê Phương cho biết:
Các mục tiêu nghiên cứu mà chúng tôi hướng tới bao gồm:
- Mô tả đặc điểm cơ địa, tình trạng sức khỏe của người bị bệnh dạ dày hiện nay.
- Mô tả tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bị bệnh dạ dày tại Nhất Nam Y Viện
- Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân bị dạ dày tại Nhất Nam Y Viện.
- Nghiên cứu, xây dựng lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh dạ dày.
Bệnh Dạ dày trong y học cổ truyền
Chữa dạ dày bằng y học cổ truyền được các chuyên gia bác sĩ đánh giá là phương pháp chữa lành và phục hồi chức năng dạ dày an toàn, hiệu quả bền vững. Theo thống kê từ Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, nước ta có khoảng 70% dân số đứng trước nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm loét HP dạ dày, xuất huyết dạ dày,…
Nguyên nhân, tình trạng bệnh trong y học cổ truyền
Theo Đông y, các bệnh lý dạ dày thuộc chứng vị quản thống, chứng bệnh này hình thành khi huyết – khí không thông tại tỳ – vị, cụ thể huyết ứ, khí nghịch khiến chức năng tỳ – vị bị rối loạn, lâu ngày gia tăng thấp nhiệt (khí nóng ẩm), làm hình thành sưng nề, vùng viêm, các ổ loét và các cơ đau tại dạ dày.
Về bản chất, nguyên nhân khiến tỳ vị rối loạn là do:
- Tâm lý bất ổn hay lo lắng, stress làm ảnh hưởng đến Can, Vị
- Khí huyết không thông, nghịch khí
- Thói quen ăn uống không lành mạnh khiến tỳ – vị đã suy yếu, lại càng suy yếu thêm.
Hiểu được điều này, Đông y chú trọng điều trị bệnh tận gốc bằng cách:
- Điều hòa khí huyết toàn thân nhất là tại tỳ, vị
- Phục hồi, điều dưỡng và bồi bổ các tạng liên quan như can, tỳ, vị
- Loại trừ các yếu tố tà khí như: Hàn, nhiệt, thấp nhiệt, vi khuẩn,…
Nhờ đó, Đông y mang lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị các triệu chứng bệnh dạ dày, phục hồi sức khỏe toàn trạng, điều dưỡng cơ thể, hạn chế những tác dụng phụ có trong các thành phần tự nhiên của bài thuốc, đặc biệt phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân bị bệnh dạ dày lâu ngày.
Đặc điểm nhận biết
Để xác định đúng thể trạng, cơ địa, diễn tiến bệnh dạ dày của từng người mà các bác sĩ Nhất Nam Y Viện khi thăm khám chẩn đoán bệnh dựa trên các đặc điểm sau:
- Màu lưỡi: Trường hợp bệnh nhân thuộc can khí phạm vị sẽ có lưỡi đỏ, rêu vàng hoặc trắng ánh vàng. Trường hợp bệnh nhân thuộc tỳ vị hư hàn sẽ có lưỡi nhợt, rêu trắng.
- Chân tay: Trường hợp bệnh nhân thuộc can khí phạm vị thì chân tay bình thường hoặc nóng. Còn bệnh nhân thuộc tỳ vị hư hàn thì chân tay lạnh.
- Nước tiểu: Nếu bệnh nhân thuộc can khí phạm vị thì màu nước tiểu bình thường hoặc vàng. Còn bệnh nhân thuộc tỳ vị hư hàn thì nước tiểu có màu trong.
- Khí sắc bệnh nhân thuộc can khí phạm vị: thực chứng, đau nhiều, mệt mỏi. Riêng với người bệnh thuộc tỳ vị hư hàn thì khí sắc nhợt nhạt, mệt mỏi, có hiện tượng nôn chướng nhiều.
- Đối tượng người bệnh không rõ ràng.
Các đặc điểm này được rút ra thông qua quá trình thăm khám bằng phương pháp tứ chẩn trong y học cổ truyền: Văn – Vọng – Vấn – Thiết. Bởi trong Đông Y, tất cả các vấn đề về bệnh tật đều biểu hiện trên cơ thể, khuôn mặt, đặc điểm bên ngoài của người bệnh,… Theo đó, các bác sĩ Nhất Nam Y Viện sẽ bám chắc vào nguyên tắc thăm khám chẩn đoán bệnh trên nhằm đưa ra phân tích, đánh giá tình trạng bệnh sức khỏe một cách khách quan nhất.
Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị bệnh dạ dày
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh dạ dày hình thành, bởi dạ dày ngoài việc dự trữ thức ăn, tiêu hóa dần, tạo điều kiện thuận lợi giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất của thức ăn ở ruột non, từ đó nuôi dưỡng cơ thể phát triển khỏe mạnh. Chính vì vậy mà việc ứng dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp trong điều trị bệnh dạ dày cần được lưu tâm hơn bao giờ hết.
Vai trò của dinh dưỡng với cơ thể, với bệnh dạ dày
Đông Y quan niệm để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật và kéo dài tuổi thọ bao gồm nhiều yếu tố, trong đó yếu tố ăn uống đóng vai trò quan trọng và là một biện pháp phòng cũng như chữa bệnh khi cơ thể không khỏe mạnh.
Theo đó, việc ăn uống sẽ dựa trên nhóm loại thực phẩm được phân loại theo tính âm dương, đem đến sự quân bình âm dương giúp thân thể khỏe mạnh, trẻ trung. Ăn uống bao gồm nhiều nội dung cần quan tâm gồm: Cách thức và thời gian ăn uống, loại thức ăn, vệ sinh thức ăn,…
Đông y cũng khuyên con người ta phải “bình hành thiện thực” nghĩa là ăn uống phải điều độ, cân bằng về số lượng lẫn chất lượng; giữa ngũ cốc (lương thực), ngũ súc (thịt cá), ngũ thái (các loại rau củ) và ngũ quả (các loại hoa quả); giữa hàn và nhiệt; giữa ngũ vị: chua, cay, đắng, mặn và ngọt.
Khi con người đáp ứng các yếu tố dinh dưỡng kể trên thì sức khỏe mới nâng cao, hệ miễn dịch và sức đề kháng mới được tăng cường, hỗ trợ phòng chống đẩy lùi bệnh tật.
Lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh dạ dày
Sau khi ứng dụng lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh dạ dày cho nhiều đối tượng người bệnh, các bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện đã đúc kết lộ trình dinh dưỡng cụ thể như sau:
- Buổi sáng:
Người bị bệnh dạ dày buổi sáng nên lựa chọn nhóm thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột, nhóm sinh tố gồm rau quả trên cao. Riêng các món ăn có thể chế biến da dạng như cháo, súp, xôi, chè với các các loại tinh bột, ăn tươi, ép nước với các loại rau quả.
Lý giải về điều này, các chuyên gia bác sĩ của Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện cho biết: Nhóm thức ăn này nên được tăng cường sử dụng vào buổi sáng vì sau một đêm dài cơ thể đã tiêu tốn nhiều năng lượng để chuyển hóa thức ăn tối hôm trước. Chưa kể, khi thức dậy lượng đường trong máu suy giảm, làm cản trở quá trình hoạt động của các cơ và não.
Vì vậy, khi cơ thể được dung nạp các dưỡng chất này vào buổi sáng, người bệnh sẽ không phải chống chọi với trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng, cũng như tăng cường công năng tạng phủ hoạt động một cách trơn tru.
Lưu ý: Thức ăn của bộ não kiêng kỵ với muối, vì vậy người bệnh chỉ nên ăn đồ ngọt buổi sáng là tốt nhất.
- Buổi trưa:
+, Xét trường hợp người bệnh có cơ thể lạnh (âm): Với các biểu hiện như lưỡi nhợt, tay chân lạnh, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu trong, khí sắc kém,… Người bệnh sẽ cần sử dụng nhóm thức ăn chứa chất đạm và tinh bột, thêm các loại củ, các loại hạt đậu, các loại rau thơm,…
Cùng với đó, người bệnh cũng có thể bổ sung thêm vị cay từ gừng, tiêu,… và vị chát như hoa chuối, chuối xanh, nõn ổi, lá mơ, sung,… một lượng vừa phải. Không ăn hoặc hạn chế ăn vị chua, đắng, bởi đây là các vị thiên về âm, nên khi đưa vào cơ thể lạnh (âm) lại càng khiến bất ổn về mặt âm dương, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Món ăn chế biến dưới dạng chiên, xào.
+, Xét trường hợp người bệnh có cơ thể nóng (dương): lưỡi đỏ, ít tiểu, nước tiểu vàng, người nóng. Người bệnh nên lựa chọn nhóm thức ăn chứa các chất đạm và tinh bột, thêm rau quả trái non nhiều hạt như bầu bí mướp, dưa leo, khổ qua, rau xanh,.. Cùng với đó, bổ sung vị chua, đắng (tuần 2 – 3 lần), kiêng vị cay, chát nhằm cân bằng âm dương cho cơ thể.
Món ăn ưu tiên chế biến dưới dạng salad, luộc, canh rau, canh chua, hấp, kho nhạt.
Lưu ý: Nếu nước tiểu vàng thì ban ngày nên tăng nước, tăng đồ ngọt (đường, trái cây, rau quả mát) để giải nước tiểu đến chiều tối chuyển sang màu trong vàng nhạt là ổn. Riêng buổi tối ăn theo bữa nuôi tủy.
- Buổi tối:
Vào buổi tối, người bị bệnh dạ dày nên lựa chọn nhóm thức ăn chứa chất đạm động – thực vật (ưu tiên đạm thực vật), kết hợp chất béo từ dầu mỡ, các loại hạt đậu béo, đậu phộng, thêm gia vị cay gồm gừng, tiêu, sả, nghệ, tỏi,… Kết hợp thêm nhóm nguyên tố từ các loại củ mọc dưới mặt đất như họ khoai các loại, củ sen, ấu, rong biển,…Bổ sung thêm vị chát (tuần 2 – 3 lần), kiêng vị đắng, chua và ngọt.
Món ăn nên chế biến dưới dạng chiên, xào.
Lưu ý: Lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh dạ dày này sẽ có những điều chỉnh linh hoạt dựa trên kết quả thăm khám chẩn đoán thể trạng, cơ địa, mức độ bệnh của mỗi người.
Những lưu ý cho người bệnh trong điều trị bệnh dạ dày
Dinh dưỡng thường được quyết định bởi khối lượng, chất lượng của thức ăn đưa vào cơ thể, thông qua sự nhai nghiền thức ăn thành từng mẩu nhỏ trước khi nuốt vào dạ dày. Điều này vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở ruột non, từ đó giúp cơ thể hấp thụ thức ăn hiệu quả, giảm bớt phần thức ăn bị đẩy lãng phí qua phân.
Theo đó, người bệnh muốn điều trị dạ dày cần ăn chậm nhai kỹ, ăn đúng dinh dưỡng, ăn đúng giờ, uống đủ nước để dạ dày tiêu hóa dễ dàng, nghỉ ngơi sinh hoạt đúng giờ và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Cụ thể:
- Đối với người bệnh trong tình trạng viêm cấp tính: Do thừa năng lượng, nước tiểu vàng, ít tiểu, người khô nóng do thiếu tinh bột cũng có thể gây ra đau dạ dày. Vì vậy, người bệnh nên ăn nhiều tinh bột, cháo trắng giảm muối đi.
- Đối với người bệnh trong tình trạng mãn tính: Do thiếu năng lượng, thì thường do thiếu chất béo, đạm, thì người bệnh nên chủ động tăng đạm thực vật, các loại sữa, sữa hạt.
Song song với đó, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không ăn thức ăn gây tăng tiết dịch vị như: Thịt nạc, cá, nước dùng của thịt, những thức ăn có mùi vị thơm như thịt quay, thịt cá muối.
- Không dùng thức ăn chua, cay hoặc lên men chua. Bởi trong các thức ăn chua chứa nhiều axit, khi ăn vào cơ thể sẽ khiến dạ dày bị kích thích niêm mạc dẫn đến các triệu chứng ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng.
- Không để bụng đói, không ăn quá no, nếu không sẽ khiến dạ dày co bóp mạnh gây ra các triệu chứng đau thậm chí là chảy máu.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê hoặc nước chè đậm đặc.
- Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, nên ăn thức ăn ấm khoảng 40 – 50 độ C hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.
Như vậy, việc tuân thủ đúng liệu lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh sinh lý dạ dày giúp quá trình chữa bệnh bằng bài thuốc y học cổ truyền được tối ưu, rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe cho người bệnh, đồng thời tăng hệ miễn dịch và sức đề kháng giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tái phát.
Để được tư vấn chi tiết về lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh dạ dày chuyên sâu, phù hợp với cơ địa thể trạng mức độ bệnh, bạn chủ động liên hệ qua Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện theo thông tin sau:
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
- Facebook: Nhất Nam Y Viện
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!