Lộ trình dinh dưỡng cho người điều trị bệnh Vảy nến
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênDinh dưỡng cho người điều trị bệnh vảy nến đã và đang được nhiều chuyên gia y tế ưu tiên hơn bao giờ hết. Bên cạnh sử dụng các phương pháp điều trị như dùng thuốc Tây y, Đông y thì chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày là 1 yếu tố quyết định bệnh có được đẩy lùi hay không. Hiểu được điều này, đội ngũ chuyên gia bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện đã nghiên cứu, xây dựng lộ trình dinh dưỡng cho người điều trị bệnh vảy nến.
Giới thiệu đề tài
Trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh vảy nến bằng y học cổ truyền cho hàng ngàn người tại Nhất Nam Y Viện, các bác sĩ không khỏi xót xa cho những trường hợp bị vảy nến nặng với tình trạng phát ban loang lổ, nhiều hình dạng khác nhau, da khô nứt nẻ nhiều gây ra ngứa, rát hoặc đau nhức. Nhận thấy rõ sự tự ti, cảm giác khó chịu đến tận cùng của các bệnh nhân, bên cạnh đưa ra phương pháp điều trị bằng thuốc các bác sĩ cũng tư vấn thêm chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Tuy nhiên, đặc điểm chung của những người bệnh này là phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc, ỷ lại tác dụng của thuốc mà không thực sự quan tâm chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho thời gian điều trị kéo dài, bệnh lâu khỏi hoặc tái phát dai dẳng.
Vì vậy, để người bệnh có một cái nhìn nhận đúng đắn hơn trong việc điều trị bệnh cũng như tuân thủ áp dụng song song với chế độ dinh dưỡng hợp lý, các bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, xây dựng lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh vảy nến”.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Lê Phương, Phó Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện cũng đã có những định hướng kế hoạch nghiên cứu chuyên sâu về cơ địa, thể trạng, mức độ bệnh của mỗi người nhằm xây dựng lộ trình dinh dưỡng phù hợp. Chia sẻ về mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu về lộ trình dinh dưỡng cho người điều trị bệnh vảy nến, bác sĩ Lê Phương cho biết:
“Nhằm tối ưu hóa thời gian điều trị bệnh vảy nến bằng y học cổ truyền cho mọi đối tượng bệnh nhân đến thăm khám chữa tại Nhất Nam Y Viện. Chúng tôi hướng đến các nội dung quan trong cần thực hiện bao gồm:
- Mô tả chính xác đặc điểm cơ địa, tình trạng sức khỏe của người bệnh bị vảy nến.
- Mô tả tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bị vảy nến trước, trong và sau khi điều trị bệnh tại Nhất Nam Y Viện.
- Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân bị vảy nến tại Nhất Nam Y Viện.
- Nghiên cứu, xây dựng lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh vảy nến”.
Bệnh Vảy nến trong y học cổ truyền
Cũng giống như các đầu bệnh khác, vảy nến cũng được đội ngũ chuyên gia bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu lộ trình dinh dưỡng tương ứng. Theo đó, dinh dưỡng trong điều trị bệnh vảy nến bám sát vào căn nguyên gây bệnh trong y học cổ truyền, từ đó thông qua kết quả thăm khám chẩn đoán bệnh cho mỗi người để có những điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp, hỗ trợ tối ưu hóa quá trình điều trị vảy nến bằng thuốc.
Nguyên nhân tình trạng bệnh trong y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, vảy nến được gọi là tùng bì tiễn, tức là bệnh ngoài da mạn tính hay tái phát. Biểu hiện của bệnh là tình trạng đỏ da, có vảy cộm ít hoặc nhiều, da đỏ thường có vảy trắng, xám phủ lên trên và chỉ khi cạo hết lớp vảy này mới thấy rõ. Nguyên nhân vảy nến khởi phát là do huyết nhiệt, lại cảm phải phong hàn mà thành bệnh, lâu ngày làm huyết tao, da không được dinh dưỡng đủ.
Vảy nến hay phát vào mùa đông, xảy ra nhiều ở các vị trí như da đầu, mặt, ngoài của tay, chân; nặng thì toàn thân đi kèm với đó làm cảm giác sưng đau các khớp tay chân.
Bám sát vào căn nguyên gây bệnh, Đông Y chú trọng sử dụng phương pháp trị khu phong thanh nhiệt nhằm loại bỏ tà độc gây bệnh, kết hợp dưỡng huyết nhuận táo, đẩy lùi tình trạng da viêm đỏ, tăng cường chính khí, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó ổn định quá trình biệt hóa tế bào sừng, giúp da được nuôi dưỡng khỏe mạnh, hạn chế bệnh tái phát.
Lưu ý: Vảy nến được xếp vào loại bệnh mạn tính, không chữa khỏi hoàn toàn được, thay vào đó chỉ có thể chữa dưới dạng kiểm soát bệnh, phòng ngừa, không để bệnh có cơ hội tái phát. Cũng vì lẽ đó bên cạnh sử dụng các bài thuốc, các yếu tố hàng đầu cần được ưu tiên khi điều trị bệnh vảy nến đó là chăm sóc và điều dưỡng. Điều này được thể hiện thông quá chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Đặc điểm nhận biết
Trong quá trình nghiên cứu xây dựng lộ trình dinh dưỡng cho người điều trị bệnh vảy nến, các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả thăm khám chẩn đoán thông qua các đặc điểm của từng đối tượng người bệnh vảy nến như sau:
+, Đối với trường hợp thể bệnh huyết nhiệt phong thấp (thời kỳ tiến triển):
- Màu lưỡi: Chất lưỡi thường đỏ, rêu lưỡi hơi vàng.
- Tay chân thường nóng
- Màu nước tiểu thường vàng đậm hoặc đỏ
- Khí sắc: Mặt da nổi lên mẩn đỏ hoặc tím, có thể nhỏ như đinh ghim, có thể tụ lại thành từng đám, mảng; bề mặt da tăng sinh nhiều tầng, trắng như sáp nến, ngứa nhiều, sau khi bong đi để lại lớp da đỏ và có điểm xuất huyết nhỏ.
- Đối tượng người bệnh: Thường gầy, huyết áp bình thường.
+, Đối với trường hợp thuộc thể huyết hư phong táo:
- Màu lưỡi: Rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi hồng nhợt
- Chân tay thường mát
- Tần suất đi tiểu: Bình thường
- Khí sắc: Các tổn thương thành đám, mảng, sẩn cộm, thường có màu hồng đỏ hoặc tím nhợt, có thể có sắc hồng xám thâm. Thời kỳ này, ngứa giảm, hầu như không ngứa, tổn thương da thu nhỏ hơn, có chỗ tự tiêu đi hoàn toàn (biến mất đột ngột hoặc từ từ), chỉ còn mặt da trắng bạc phẳng.
- Đối tượng người bệnh: Đa phần người bệnh đều gầy ít bệnh nhân có thể trạng béo.
Các đặc điểm nhận biết này đều được các bác sĩ Trung tâm tổng hợp và đúc kết được thông qua quá trình thăm khám cho hàng ngàn bệnh nhân bị vảy nến bằng phương pháp tứ chẩn: Văn – Vọng – Vấn – Thiết.
Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị bệnh vảy nến
Bệnh vẩy nến chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân không rõ ràng, tuy nhiên một trong những nguyên nhân hàng đầu đó là chế độ dinh dưỡng từ thực phẩm mà người bệnh tiêu thụ. Bên cạnh điều trị bệnh vẩy nến bằng các bài thuốc đặc trị thì cách hạn chế sự bùng phát của bệnh vẩy nến đó là biết cách ăn thứ nên ăn, hạn chế thứ không nên ăn, cũng như có lộ trình dinh dưỡng chuẩn chỉnh nhằm nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch, giúp da khỏe mạnh.
Vai trò của dinh dưỡng với cơ thể, với bệnh viêm da
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, khi cung cấp năng lượng giúp các cơ quan tạng phủ hoạt động từ đó duy trì sự sống và sự tăng trưởng của cơ thể. Dinh dưỡng rất đa dạng, có từ nhiều nguồn thực phẩm: vitamin, khoáng chất, protein, chất béo, nước và carbohydrate. Đây là những chất dinh dưỡng cần thiết, có lợi cho sự phát triển toàn diện của cơ thể.
Ví như protein là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, khi chiếm đến khoảng 16% trọng lượng cơ thể. Đặc biệt mọi tế bào từ da, xương, cơ bắp, tóc đều có chứa protein. Hay các loại vitamin giúp cải thiện thị lực, làm đẹp da, chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Vì vậy, việc sở hữu một chế độ dinh dưỡng chuyên sâu phù hợp với thể trạng, cơ địa là bước tiến đầu tiên để có 1 sức khỏe tốt, phòng chống ngăn ngừa nhiều bệnh tật.
Riêng với bệnh vảy nến, dinh dưỡng đóng vai trò giảm viêm, là một phần quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh và hạn chế các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa do vảy nến gây nên. Đồng thời, dinh dưỡng tốt sẽ hỗ trợ tối ưu hóa quá trình điều trị bệnh bằng thuốc.
Lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh vảy nến
Sau nhiều lần nghiên cứu, ứng dụng lộ trình dinh dưỡng điều trị bệnh vảy nến cho nhiều đối tượng người bệnh, các bác sĩ cũng đã đúc kết lộ trình dinh dưỡng chuyên sâu, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch giúp kiểm soát bệnh không bị tái phát nhiều lần. Cụ thể:
Buổi sáng:
Dinh dưỡng trong bữa sáng vô cùng quan trọng, bởi đây là bữa ăn đầu tiên trong ngày. Thông thường bữa sáng, mọi người thường lựa chọn những món ăn nhanh, nước giải khát như trà, sữa, cà phê,.. Tuy nhiên, đối với người bệnh vảy nến, để cung cấp dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nên lựa chọn nhóm thức ăn chứa đường, tinh bột, nhóm sinh tố gồm rau quả trên cao. Trong đó, các món ăn có thể chế biến theo nhiều thể dạng hình thức khác nhau như cháo, súp, xôi, chè với các loại tinh bột, rau hoa quả có thể ăn tươi hoặc ép nước.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn sáng giúp bổ sung năng lượng mà cơ thể đã tiêu hao sau một đêm dài. Việc lựa chọn nhóm thức ăn kể trên sẽ cung cấp một lượng lớn Glucoza – nguồn năng lượng chính giúp não hoạt động, đồng thời kích thích cơ thể gia tăng quá trình trao đổi chất.
Trường hợp nhịn ăn sáng có thể gây bất lợi đến hoạt động của các tạng phủ, ảnh hưởng đến tinh thần sinh hoạt và làm việc vào buổi sáng đó. Vì vậy việc lựa chọn đồ ăn thức uống vào bữa sáng quan trọng hơn bao giờ hết.
Lưu ý: Không uống nước muối vào buổi sáng vì nước muối sẽ làm khô các bộ phận cơ thể, khiến máu bị cô đặc, gây tắc nghẽn, gây khô miệng và tổn thất huyết tượng. Chưa kể, uống nước muối vào buổi sáng còn dễ gây ra nguy cơ tăng huyết áp.
Buổi trưa:
Dinh dưỡng vào buổi trưa được chia thành hai trường hợp đối tượng. Với người cơ thể lạnh (âm): lưỡi nhợt, tay chân lạnh, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu trong, khí sắc kém,… thì sẽ chọn các thức ăn chứa chất đạm và tinh bột, thêm các loại củ, các loại hạt họ đậu, các loại rau thơm,… Cùng với đó trong các món ăn nên chế biến dưới dạng chiên xào. Để đa dạng khẩu vị, người bệnh bổ sung vị cay từ gừng, tiêu, … và vị chát như hoa chuối, chuối xanh, nõn ổi, lá mơ, lá sung,… một lượng vừa phải. Không ăn hoặc hạn chế ăn vị chua, đắng.
Với cơ thể nóng (dương): lưỡi đỏ, ít tiểu, nước tiểu vàng, người nóng thì sẽ chọn thức ăn chứa chất đạm, tinh bột, thêm rau quả trái non nhiều hạt như bầu bí mướp, dưa leo, khổ qua, rau xanh,… Món ăn nên chế biến dưới dạng salad, luộc, canh rau, canh chua, hấp, kho nhạt và có thể bổ sung vị chua, đắng (tuần 2 – 3 lần). Trường hợp nước tiểu vàng thì ban ngày phải tăng nước, tăng đồ ngọt (đường, trái cây, rau quả mát) nhằm giải nước tiểu đến chiều tối chuyển sang màu trong vàng nhạt là ổn.
Buổi tối:
Riêng buổi tối, người bệnh bị vảy nến nên ưu tiên thức có chứa chất đạm động – thực vật (ưu tiên đạm thực vật) kết hợp chất béo từ dầu mỡ, các loại hạt đậu béo, đậu phộng kết hợp gia vị cay như gừng, tiêu, sả, nghệ, tỏi,… Thêm nhóm nguyên tố từ các loại củ mọc dưới mặt đất như họ khoai các loại, củ sen, ấu, rong biển,… Món ăn nên chế biến dưới dạng chiên, xào, có bổ sung thêm vị chát (tuần 2 – 3 lần). Người bệnh nên kiêng vị đắng, chua, ngọt và các món liên quan đến xương hầm.
Lưu ý: Lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh vảy nến sẽ có những điều chỉnh phù hợp với từng thể trạng, cơ địa, mức độ bệnh lý bệnh nền thông qua kết quả thăm khám của mỗi người tại Nhất Nam Y Viện.
Một số lưu ý cần nhớ trong điều trị bệnh vảy nến
Bên cạnh tuân thủ lộ trình dinh dưỡng được đội ngũ chuyên gia bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện đề ra, người bệnh vảy nến nên lưu ý thêm một số vấn đề quan trọng sau đây:
- Nên thận trọng với các món ăn lạ dễ gây dị ứng, đặc biệt là nhóm đồ ăn chứa nhiều protein và có mùi tanh như: Tôm, Cua, Ghẹ, Cà, Lạp xưởng,… Bởi đây là những đồ ăn chứa các chất kích thích không có lợi cho việc sử dụng thuốc.
- Nói không với các đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà,… Bởi đây là những đồ uống làm chậm quá trình phục hồi tổn thương do vảy nến gây ra trên da.
- Hạn chế ăn đồ ăn có chứa nhiều chất béo như đường, sữa, mỡ, bơ, chocolate, đồ ngọt tổng hợp,…
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất như dầu gội, xà phòng, sữa tắm,…. Thận trọng khi sử dụng các loại đồ mỹ phẩm.
Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện cũng đưa ra một số lời khuyên cho người bệnh bị vảy nến:
“Đối với những người bị vảy nến dù ở mức độ nhẹ hay nặng thì nên ưu tiên sử dụng nước rau má đường hoặc nước chanh đường ngọt ½ > 1 lít (thay phiên) chia ra uống nhiều lần kèm theo nước lọc. Khi thực hiện điều này sẽ giúp người bệnh mau mắc tiểu, tiểu nhiều lần nhằm xả lọc phốt pho trôi nổi trong máu ra ngoài.
Để hiệu quả, người bệnh nên uống từ sáng đến 4 – 5 giờ chiều thì dừng, trước khi ngủ cần uống lý nước gừng đường khoản 100 – 150 ml. Và nên uống kiên trì kết hợp uống bột ngũ đậu 1 – 2 lý/ ngày để bổ tủy. Ngoài ra để phong phú thêm cho các bữa ăn trong ngày, người bệnh có thể ăn loại hoa quả chín mềm nếu muốn.
Bên cạnh tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cũng nên học cách chăm sóc da bằng việc: Tập thể dục hoặc xông hơi sau đó tắm rửa vệ sinh sạch. Điều này rất có lợi cho việc da có cơ hội đào thải các độc tố ra ngoài thông qua mồ hôi, trách bít tắc lỗ chân lông, giúp da nhanh lành, tiêu giảm sự ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh”.
Nếu bạn đang mắc phải tình trạng vảy nến từ nhẹ đến nặng, muốn điều trị và kiểm soát bệnh cũng như có thêm thông tin về lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh vảy nến, bạn chủ động liên hệ với chuyên gia bác sĩ của Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện qua thông tin sau:
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
- Facebook: Nhất Nam Y Viện
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!