Ngải cứu rang muối xoa dịu cơn đau xương khớp
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTừ xa xưa, ngải cứu đã là một trong những phương thuốc được ông cha ta nghiên cứu và sử dụng trong điều trị nhiều bệnh, trong đó có đau nhức xương khớp. Ngải cứu rang muối là một trong những bài thuốc được dân gian truyền lại lâu đời nhất. Cho đến ngày nay, bài thuốc vẫn giữ nguyên giá trị và được áp dụng phổ biến.
Cây ngải cứu và tác dụng trong điều trị bệnh
Theo thầy thuốc ưu tú – bác sĩ CKII Lê Phương, Ngải cứu là vị thuốc được dùng khá phổ biến trong dân gian. Không chỉ được dùng chế biến nhiều món ăn tốt cho sức khỏe mà nó còn được sử để bào chế thành thuốc cả trong Đông y và Tây y. Tên gọi khác của Ngải cứu là Cây thuốc cứu, Cây thuốc cao, Ngải diệp,…
Về thành phần hóa học, trong ngải cứu có tinh dầu ngải và tanin. Thành phần chủ yếu của tinh dầu ngải là Xineol và Alpha-Thuyon. Ngoài ra còn một ít Adenin, Cholin.
Về tác dụng Dược lý, Tinh dầu ngải có hoạt tính chính là ừ Alpha-Thuyon. Chất này có tác dụng gây hưng phấn, hoạt huyết điều kinh, tuy nhiên nếu dùng quá nhiều có thể gây say hoặc rối loạn chức năng thần kinh.
Về công dụng của Ngải cứu, thầy thuốc ưu tú – bác sĩ CKII Lê Phương có chia sẻ: “Đông y coi Ngải cứu là một vị thuốc quý có vị đắng, cay và đặc tính ấm giúp lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, dưỡng thai, trị đau bụng chứng hàn, cầm máu tốt. Đặc biệt trong ngải cứu chứa nhiều tinh dầu hoạt động như một chất gây tê nhẹ nên có thể làm dịu các cơn đau nhức tại các xương khớp bị viêm.”
Ngoài công dụng điều kinh an thai, ngải cứu còn được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, sốt rét,…
Ngải cứu còn là một loại rau rất hay được sử dụng trong việc chế biến các món ăn ngon bổ dưỡng trong gia đình như: Gà hầm ngải cứu. Trứng gà ngải cứu,…
Ngải cứu và muối hột – Bài thuốc quý xoa dịu cơn đau xương khớp
Lợi dụng tính chất ôn thông kinh mạch và hoạt huyết điều kinh của Ngải cứu, đặc biệt là dạng tinh dầu nên Thầy thuốc từ xa xưa đã dùng dạng tinh dầu Ngải cứu hay giã nát Ngải cứu hoặc rang ấm Ngải cứu lên để xoa hay chườm vào những vùng Cơ khớp bị đau nhức, hiệu quả giảm đau rất rõ rệt. Bên cạnh đó, Muối hột rang nóng cũng được biết đến như một phương pháp chữa đau lưng rất tốt, người ta cũng rất hay dùng đá muối hoặc rang nóng muối hột và chườm lên vùng cơ bị đau hay căng cứng do lạnh,… nguyên nhân là do trong muối chứa nhiều khoáng chất như: Magie, Canxi, Photpho, Natri,… Sau khi rang nóng, chúng sẽ giúp thông kinh mạch, hoạt huyết. Từ đó, làm giảm đau, nhức mỏi hiệu quả.
Do đó, khi kết hợp lá ngải cứu và muối hột sẽ đem lại kết quả giảm đau lưng tốt nhất.
Cách làm ngải cứu rang muối
Lựa chọn nguyên liệu:
- 100gr Ngải cứu ( lưu ý chọn lá ngải không non quá nhưng không già quá)
- 50gr Muối hột
- 1 cái khăn xô hoặc khăn mùi xoa
Cách làm:
- Bước 1: Ngải cứu rửa sạch, để ráo nước
- Bước 2: Bắc chảo lên bếp làm ấm chảo, cho Muối hột vào rang ấm lửa nhỏ khoảng 3-5p, đổ ra bát
- Bước 3: Cho Ngải cứu vào rang lửa nhỏ đảo nhanh khoảng 3-5p, tránh để lửa to hoặc rang úa lâu làm nát Ngải cứu, chỉ rang đến khi bắt đầu thấy có mùi thơm của tinh dầu ngàu mà là ngải không có dấu hiệu bị nhũn nát, thấy vậy cần tắt bếp ngay.
- Bước 4: Đổ toàn bộ chỗ muối hột đã rang trước đó vào, đảo đều nhanh tay, tránh để bị nguội mất, sau đó cho Ngải đã trộn muối rang vào khăn, sau đó bọc kín lại
- Bước 5: Dùng mu bàn tay cảm nhận độ nóng của bọc Ngải cứu, nếu nóng quá thì đợi một lát cho nguội rồi mới chườm đẻ tránh bị bỏng vùng da chườm Ngải.
- Bước 6: Thực hiện chườm ấm vùng cơ bị đau khoảng 10-20p, hoặc đến khí Túi chườm ngải nguội.
Lưu ý khi chữa đau xương khớp bằng ngải cứu
Bài thuốc chữa đau xương khớp bằng ngải cứu được nhiều người áp dụng bởi nó đem lại hiệu quả tốt và lành tính. Tuy nhiên, khi sử dụng bài thuốc bằng cây ngải cứu, bạn cần phải ghi nhớ 1 số lưu ý sau đây:
- Bài thuốc chữa đau vai gáy bằng lá ngải cứu chỉ thích hợp với những bệnh nhân ở thể vừa và nhẹ. Nếu tình trạng bệnh đã chuyển biến nặng thì bệnh nhân cần thăm khám tại bệnh viện để có phác đồ điều trị thích hợp.
- Bài thuốc ngải cứu phát huy công dụng với mỗi người bệnh là khác nhau tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa. Vì vậy với một số người cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài hơn mới thấy tình trạng bệnh được cải thiện.
- Khi thực hiện chườm nóng ngải cứu bạn không nên chườm ngay khi vừa mới bắc từ trên bếp xuống. Bởi nhiệt quá nóng có thể gây nên tình trạng bỏng da, vậy nên bạn hãy đợi hỗn hợp nguội đến nhiệt độ thích hợp rồi mới tiến hành chườm.
- Trong ngải cứu chứa nhiều hợp chất quý để hỗ trợ điều trị bệnh nhưng cũng mang tính độc. Vậy nên nếu bạn dùng quá liều lượng có thể gây nên một số tác dụng phụ như: chóng mặt, buồn nôn, run chân tay, co giật,…Đồng thời nếu sử dụng ngải cứu quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!