Quy trình thăm khám, chữa bệnh và dâng thuốc cho Vua của Ngự y triều Nguyễn nghiêm ngặt cỡ nào?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Quy trình khám, chẩn bệnh cho nhà vua vô cùng nghiêm ngặt nhưng chỉ một sơ suất nhỏ hoặc nếu sự cố xảy ra, không sai vẫn có thể trở thành phạm tội.

Chữa bệnh cho Vua người vướng vòng lao lý, người cưới được thứ phi

Quy trình khám, chẩn bệnh cho nhà Vua vô cùng nghiêm ngặt. Chính vì vậy, chỉ cần một sơ suất nhỏ, thậm chí không sai vẫn có thể trở thành kẻ phạm tội nếu có sự cố xảy ra. 

Theo luật, nếu xảy ra rủi ro, vua vừa uống thuốc đã chết thì ngay lập tức, các quan ngự y sẽ bị bắt giam. Đến khi vua mới đăng quang, nếu xét rõ họ vô tội thì họ mới được tha.

Một ví dụ điển hình như khi Vua Gia Long mắc bệnh trong một thời gian dài, các quan ngự đã tích cực chẩn bệnh và dâng nhiều bài thuốc nhưng bệnh tình của vua không thuyên giảm. Đến ngày 19 tháng chạp năm Kỷ Mão (1819), vua Gia Long băng hà, các quan ngự y: Nguyễn Tiến Hậu, phó ngự y Đoàn Đức Hoảng, cai bạ hầu thuốc Trần Văn Đại bị bắt giam. Tháng 3 năm Canh Thìn (1820), những người này mới được tha về làng nhờ các quan đại thần hết sức cầu xin.

Ngoài ra, khi vua Minh Mạng lên ngôi đã bổ nhiệm nhiều quan ngự ý mới. Theo bản tấu của Thái Y Viện, ngày 17/11/1820, ông Đoàn Văn Hòa, người đứng đầu Thái Y Viện đã xin vua thăng thụ phẩm hàm cho 85 người ở Thái Y Viện triều Nguyễn. Thế nhưng, sau đó, ông Đăng Văn Hoàn cùng một số quan ngự y đã mắc lỗi và bị giáng cấp. Mãi sau, nhân dịp lễ lục tuần đại khánh của hoàng thái hậu, ông Đoàn Văn Hòa cùng một số quan ngự y mới được phục hồi một cấp.

Một số trang châu bản tấu việc dâng thuốc cho vua Minh Mạng.

Bên cạnh đó, sách Đại Nam Hội điển sự lệ chép, năm Minh Mạng thứ 3 (1822), vua cũng ra chỉ dụ quy định: nhà vua giao công việc chữa bệnh nếu hoàn thành thì “ai công hiệu nhiều thì được thưởng, ai không có công trạng gì thì phải xử rất nghiêm…”. Theo đó, có 2 y sinh điều trị không khỏi người bệnh nào nên bị đánh 30 roi. Chính vì lẽ này, người đời sau mới ví ngự y như chơi với hổ, không lường trước được sự sống chết và thưởng phạt của mình.

Trong khi do không chữa lành bệnh cho vua, rất nhiều quan ngự y đã vướng vòng lao lý thì cũng có nhiều quan ngự y được thưởng vì biết trước nhà vua sẽ chết. Thậm chí, có người còn được ban ân huệ lấy phi tần của vua làm vợ.

Năm Gia Long thứ 18 (1819), nhà vua ốm nặng, quan ngự y Trần Đại Nghĩa được Tổng trấn Bắc thành là Lê Chất tiến cử vào kinh chẩn bệnh cho vua. Sau khi bắt mạch cho vua, Thái tử Nguyễn Phúc Đản (tức vua Minh Mạng sau này) hỏi bệnh tình ra sao. Quan ngự y Trần Đại Nghĩa trả lời “khó nói”, làm bài biểu kê rõ bệnh tình và nói rõ hơn một tháng nữa, nhà vua sẽ không qua khỏi.

Trong khi đó, khi chẩn bệnh và dâng thuốc, các quan ngự y khác như chính ngự y Nguyễn Tiến Hậu, phó ngự y Đoàn Đức Hoảng, cai bạ hầu thuốc Trần Văn Đại đều nói nhà vua sẽ không sao, uống thuốc sẽ khỏi.

Đúng như lời Trần Đại Nghĩa, sau một thời gian dài lâm bệnh, đến ngày 19 tháng chạp năm kỷ Mão (1819) vua băng hà. Sau khi thái tử Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi, các quan ngự y Nguyễn Tiến Hậu, phó ngự y Đoàn Đức Hoảng và cai bạ hầu thuốc Trần Vân Đại đều bị bắt giam. Ngược lại, vì đoán đúng bệnh và dự báo đúng về cái chết của vua Gia Long, quan ngự y Trần Đại Nghĩa được vua Minh Mạng tin tưởng y thuật cao minh và ban thưởng rất hậu. Vua Minh Mạnh còn bổ ông làm ở Thái y viện nhưng ông viện lý do phải nuôi mẹ già nên xin về quê.

Ngoài ra, dưới thời vua Đồng Khánh trị vì 1885 – 1889, ông Nguyễn Bá Chước là ngự y tài giỏi, có nhiều công lao trong việc khám chữa bệnh ở triều đình.

Thời bấy giờ, nhà Vua Đồng Khánh có một bà thứ phi tên là Lưu Ngân. Bà được tuyển vào cung từ năm 14 tuổi nhưng không có con với Vua. Đến năm 17 tuổi thì nhà vua mất.

Thấy quan ngự y Nguyễn Bá Chước có nhiều có nhiều công lao trong việc khám sức khỏe cho nhà Vua cho nên nhà Vua thấy sức khỏe mình ốm yếu và tự thấy mình không sống được bao lâu nên đã mời Nguyễn Bác Chước đến và muốn ban thưởng cho quan ngự y này.  Thay vì chọn vàng bạc, châu báu hay bổng lộc, Nguyễn Bác Chước chỉ xin nhà vua ban cho bà thứ phi Lưu Ngân về làm vợ. Vua Đồng Khánh đã chấp nhận thỉnh cầu này của Nguyễn Bác Chước. Sau khi được quan ngự y Nguyễn Bác Chước đón về làm vợ, bà Lưu Ngân đã sinh cho ông 20 người con.

Bà Nguyễn Thị Đệ – Con thứ 7 của Ngự ý Nguyễn Bác Chước và bà Lưu Ngân.

Chữa bệnh cho các mỹ nữ phải trình tấu rõ ràng

Giống như việc vào cung khám chữa bệnh cho Vua, việc khám chữa bệnh cho các cung tần mỹ nữ cũng được quy định nghiêm ngặt. 

Theo sách Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ chép, vào năm Mịnh Mạnh thứ 19, nhà vua cấp cho các quan Ngự y của Thái Y Viện bài ngà để vào cung xem mạch cho vua hay người trong cung bị ốm.

Thẻ được làm bằng ngà voi mà các quan dùng khi vào Cung.

Đến năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), nhà vua cũng ban sắc yêu cầu Thái Y Viện kén chọn người tài và cấp cho bài ngà để vào cung xem mạch và cho trực hầu. Bệnh cạnh ngự y có bài ngà, cũng có một vài trường hợp đặc biệt được cho vào cung bắt mạch cho cung tần, mỹ nữ vào lúc cấp bách. Tuy nhiên, những trường hợp này thường hi hữu và phải lập tức tấu trình rõ ràng sau khi bắt mạch và chẩn bệnh.

Sách Đại Nam thục lục ghi chép. năm Minh Mạng thứ 4 (1823), nhà vua cho xây dựng Bình An đường ở phía tả Hoàng Thành. Đến năm Tự Đức thứ 11 (1857), Bình An Đường được di chuyển đến phía Bắc Hoàng thành. Bình An đường là một bệnh xa của triều Định được xây dựng nằm bên ngoài Hoàng thành, nơi điều trị cho các cung nữ, thái giám bị bệnh nặng, khỏi chết ở trong cung. Theo chuyên gia sử học cho biết, dưới nhà Nguyễn, những người không thuốc hoàng thân quốc thích nếu chẳng may bị chết trong cung, thi sẽ được bó chiếu đưa qua tường thành ra ngoài, chứ không được đưa qua các cửa Hoàng thành.

Việc khám chữa bệnh cho các cung tần mỹ nữ đường triều phải tuân thủ theo quy định nghiêm ngặt thì việc khám chữa cho các cung tần mỹ nữ của các vị vua đời trước có phần dễ dãi và cởi mở hơn. Theo đó, các cung tần, mỹ nữ phục vụ trong các lăng vua, các điện thờ được nhà vua ra giao cho Thái y viện cắt cử người đến khám và chữa bệnh thường xuyên. Thuốc thang dùng để chữa bệnh cho cung nữ ở các nơi này được lấy từ kho của nhà nước.

Thông tin liên hệ

Hà Nội: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội

Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức

Hotline tư vấn và đặt lịch lịch khám: Tại Hà Nội (024) 8585 1102 hoặc Tại HCM: (028) 6279 1102

 

ĐỌC THÊM:

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *