Rượu Mận Có Tác Dụng Gì? Bí Quyết Ngâm Chuẩn Vị Tại Gia
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênLà một thượng khách sành rượu, chắc chắn bạn đã từng thưởng thức rượu mận- một loại rượu đặc trưng của vùng núi phía Bắc. Mang hương vị chua chua, ngọt ngọt, rượu mận nhanh chóng trở thành thức uống yêu thích của nhiều gia đình trong dịp lễ, Tết. Vậy ngâm chuẩn vị tại gia loại rượu này gồm những bước nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để “bỏ túi” hướng dẫn cách ngâm chi tiết nhất!
Rượu mận có tác dụng gì?
Theo quan niệm của Đông y, các bộ phận của cây mận từ rễ, quả đến nhựa đều có tác dụng chữa bệnh. Trong đó, quả mận có tác dụng thanh can, điều nhiệt và thường xuất hiện trong các bài thuốc trị các chứng bệnh như tiêu khát, thủy lũng, hư lao cốt chưng,….
Chính vì thế, khi ngâm mận cùng với rượu sẽ tạo thành thức uống vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe. Một vài công dụng của rượu mận phải kể đến như:
- Cải thiện chức năng tiêu hóa: Trong rượu mận chứa lượng chất xơ, sorbitol cùng isatin dồi dào giúp giảm tình trạng táo bón.
- Hỗ trợ chức năng tim mạch: Ngoài giảm táo bón, chất xơ trong rượu còn rất tốt cho tim mạch, giúp thúc đẩy quá trình đào thải cholesterol diễn ra nhanh hơn. Nhờ đó, giảm nguy cơ đột quỵ và mắc các bệnh tim bệnh khác.
- Ngừa ung thư: Nhờ khả năng chống oxy hóa, rượu mận giúp chống lại và tiêu diệt các gốc tự do gây hại, mang lại những ảnh hưởng tích cực đối với người bị mắc bệnh ung thư.
- Tác dụng trong tập thể thao: Trước khi tập thể dục thể thao, bạn nên uống một chút rượu mận để axit citric trong rượu giúp giảm tình trạng chuột rút, co cơ và mệt mỏi.
- Làm đẹp: Vitamin A trong rượu mận cung cấp dưỡng chất làm sáng mịn da, cùng với đó là nhiều loại vitamin khác giúp mái tóc chắc khỏe, đàn hồi tốt từ sâu bên trong. Đồng thời, loại thức uống này rất ít calo nên người dùng không cần lo cân nặng tăng.
Cách ngâm rượu mận chuẩn vị
Nếu mong muốn thưởng thức rượu mận nhưng không tin tưởng khi mua ở ngoài thì bạn có thể tự ngâm tại gia theo các bước sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
Đúng như cái tên, nguyên liệu để làm nên loại rượu này gồm:
- Mận (1kg).
- Rượu trắng nồng độ 37-42 độ (3 lít).
- Đường (400g).
- Muối.
Lưu ý, khi chọn mận để ngâm rượu, bạn nên chọn những quả chín vừa, căng vỏ, còn phủ lớp trắng trên quả, không bị sâu, bầm dập và cuống không bị héo. Về rượu, nên chọn rượu được nấu bằng men ủ, không dùng rượu công nghiệp và rượu cồn.
Sơ chế nguyên liệu
Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu đảm bảo yêu cầu, bạn bắt tay vào sơ chế theo các bước sau:
- Mận rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng. Để khoảng 20 phút, vớt ra, rửa lại với nước sạch rồi để khô.
- Trường hợp ngâm nguyên quả mận, bạn nên lấy tăm hoặc nĩa xăm nhiều lỗ nhỏ thật đều trên quả cho dễ ngấm rượu. Lưu ý, không nên xăm nhiều lỗ ở cùng một vị trí.
- Nếu không ngâm cả quả, bạn dùng dao cắt làm đôi hoặc làm tư, ngâm với nước muối loãng khoảng 1 tiếng rồi vớt ra, để ráo.
- Chuẩn bị 1 bình thủy tinh có nắp (dung tích tùy vào mỗi người chọn), rửa và lau khô bằng khăn mềm sạch.
Các bước ngâm rượu
Mận sau khi được sơ chế sẽ mang đi ngâm cùng rượu trong một chiếc bình thủy tinh. Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết các bước ngâm sau:
- Bước 1: Xếp 1 lớp mận vào bình rồi rải đường lên, sau đó xếp lớp mận tiếp theo. Thực hiện tương tự cho đến khi hết đường và mận.
- Bước 2: Đậy nắp bình thật kín, để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời khoảng 4 ngày.
- Bước 3: Sau 4 ngày, khi đường ngấm vào bên trong mận, bạn rót 3 lít rượu vào bình và tiếp tục đậy nắp kín, ngâm khoảng 3 tháng thì dùng được.
Để không làm ảnh hướng đến chất lượng rượu, trong quá trình ngâm không được mở nắm, khuấy hỗn hợp trong bình hay di chuyển quá nhiều chỗ.
Thành phẩm cuối cùng
Sau khoảng 3 tháng, rượu mận sẽ chuyển sang màu đỏ đậm, trong, vị ngọt nhẹ kết hợp cùng hương vị đặc trưng của mận rất hấp dẫn. Lúc này, rượu đã có thể mang ra sử dụng. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng rượu, chỉ nên dùng liều lượng phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Rượu mận Sapa và rượu mận Mộc Châu, cái nào ngon hơn?
Rượu mận Sapa với rượu Mộc Châu, thức uống nào ngon và tốt hơn? Đây là thắc mắc của rất nhiều người yêu thích hương vị rượu vùng núi phía Bắc. Thực tế, để so sánh mức độ ngon và tốt của 2 loại rượu này rất khó. Bởi, mỗi loại rượu sẽ có những ưu điểm và mang hương vị đặc trưng riêng.
Ngoài ra, rượu ngon hay không còn phụ thuộc vào cảm nhận, sở thích và khẩu vị của từng người. Có thể bạn thấy rượu mận Sapa ngon hơn rượu Mộc Châu nhưng người khác lại đánh giá ngược lại?
Nhiều du khách có cơ hội thượng thức 2 loại rượu trên đã đưa ra nhận xét rằng màu sắc của rượu mận Sapa bắt mắt hơn, giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, về độ đậm đà, rượu Mộc Châu lại “ăn đứt” rượu mận Sapa. Chính vì thế, để đưa ra so sánh chuẩn xác nhận, bạn đọc nên thưởng thức cả 2 loại rượu này!
Cách sử dụng và bảo quản rượu mận đúng cách
Để đảm bảo độ thơm ngon của rượu mận lâu dài, bạn nên bảo quản và sử dụng loại rượu này đúng cách. Theo đó, bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau về cách sử dụng và bảo quản rượu mận:
- Nhiệt độ trong bình thủy tinh dùng để ngâm rượu nên từ 8-12 độ C.
- Không để độ âm nơi bảo quản bình rượu dưới 50% và tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời để tránh làm biến chất rượu. Độ ẩm thích hợp nên duy trì ở khoảng 70- 80%.
- Bảo quản bình rượu ở nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát và không có côn trùng.
- Nên sử dụng hũ sành, sứ ngâm rượu để quá trình ủ diễn ra nhanh hơn, rượu thành phẩm ngon hơn, đồng thời tạp chất trong rượu cũng được đẩy ra ngoài.
- Không mở nắp bình thường xuyên.
- Ngâm xong, bạn có thể chia rượu vào từng chai nhỏ để dùng dần.
- Sau khi chiết ra chai nhỏ, bạn có thể bảo quản rượu ở ngăn mát tủ lạnh.
- Không sử dụng bình nhựa để ngâm rượu.
Với những nội dung chia sẻ về công dụng cũng như cách ngâm rượu mận ở trên, chúng tôi hi vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại rượu này. Nếu rảnh rỗi thì hãy ngâm ngay cho người thân một bình rượu mận ngay tại nhà theo hướng dẫn trên. Còn nếu muốn uống ngay thì bạn có thể tìm đến cơ sở cung cấp rượu uy tín, tránh mua phải hàng giả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!