Rượu Táo Mèo Có Tác Dụng Gì? Những Ai Không Nên Sử Dụng?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênRượu táo mèo là một trong những thức uống dân dã khá phổ biến của người dân tộc vùng Tây Bắc. Thế nhưng, không nhiều người biết tới tác dụng của loại rượu này đối với sức khỏe cũng như ai nên và không nên sử dụng. Vậy rượu táo mèo có tác dụng gì, cách ngâm rượu táo mèo ra sao để có một bình rượu ngon và chất lượng? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn các thông tin cần thiết để giải đáp những vấn đề trên.
Rượu táo mèo có tác dụng gì?
Cây táo mèo hay còn được gọi với cái tên là sơn tra, được mọc nhiều tại vùng núi Hoàng Liên Sơn. Loại quả này thường được người dân vùng Tây Bắc ngâm thành một loại rượu có màu nâu, vị ngọt thơm đặc trưng. Vì thế, khi có dịp tới đặt chân tới đây, phần lớn hành khách đều muốn thưởng thức loại rượu dân dã với nhiều công dụng cho sức khỏe này.
Đặc trưng là thế, vậy rượu táo mèo có tác dụng gì? Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của rượu táo mèo với sức khỏe người dùng.
- Phòng bệnh tim mạch
Trong Y học cổ truyền, rượu táo mèo có vị đắng, hơi hắc có khả năng tiết dịch vị tiêu hóa cũng như tăng tiết acid mật, pepsin từ dịch vị, chữa rối loạn tiêu hóa do dung nạp nhiều thịt mỡ. Thêm vào đó, chúng còn có công dụng ức chế trực khuẩn E.coli, chữa kiết lỵ, thương hàn, tụ cầu vàng, suy giảm bạch hầu.
- Điều trị bệnh viêm khớp
Loại rượu này có tác dụng chữa viêm khớp, chân tay nhức mỏi khá hiệu quả. Để mang lại tác dụng điều trị chứng bệnh này, người bệnh cần pha rượu táo mèo với một ít mật ong và nước lọc rồi uống đều đặn sau mỗi bữa ăn. Lưu ý, mỗi lần bạn sử dụng chỉ lấy khoảng 1 thìa nhỏ rượu táo là đủ.
- Giúp tóc bóng mượt, chắc khỏe
Không chỉ giúp chữa bệnh lý, cải thiện sức khỏe mà rượu táo mèo còn giúp bạn sở hữu một mái tóc chắc khỏe và mềm mượt hơn. Sau khi gội đầu, các bạn lấy một ít rượu táo pha với nước ấm theo tỷ lệ bằng nhau rồi thoa hỗn hợp này lên tóc. Biện pháp này có cơ chế hoạt động như khi dùng dầu xả, sau khoảng 3 – 5 phút, các bạn gội lại với nước sạch là sẽ có được mái tóc như ý.
- Chữa bệnh cao huyết áp
Rượu táo mèo còn được biết đến với tác dụng điều trị chứng cao huyết áp như xung huyết, rối loạn lipid máu, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, cáu gắt, mất ngủ, khô miệng, lưỡi đỏ, tiêu chảy,…
- Kích thích tiêu hóa
Do có khả năng kháng khuẩn, cường tim, chống rối loạn nhịp tim, bảo vệ gan cũng như cải thiện chức năng miễn dịch, chữa béo phì,… mà rượu táo mèo rất tốt cho hệ tiêu hóa nếu được sử dụng với liều lượng hợp lý. Tuy nhiên, các bạn lưu ý không nên sử dụng rượu táo mèo khi bụng đang đói, vì điều này sẽ gây áp lực lớn lên dạ dày và khiến rượu phản tác dụng.
- Giúp đẹp da
Làm đẹp da là một trong những tác dụng tuyệt vời của rượu táo mèo mà chúng ta phải kể đến. Có không ít chị em phụ nữ dùng giấm táo để làm mặt nạ vì chúng có tác dụng làm se lỗ chân lông, cân bằng độ ẩm, dưỡng ẩm cho da cũng như tăng độ đàn hồi, đảm bảo da trắng mịn, hạn chế mụn hình thành.
Trường hợp nào không nên sử dụng rượu táo mèo?
Táo mèo mang tới nhiều tác dụng tích cực khi ngâm rượu nhưng nó cũng để lại không ít tác dụng phụ cho người dùng. Đặc biệt khi bạn quá lạm dụng rượu táo mèo ở một số đối tượng đặc biệt sau đây:
- Phụ nữ đang mang thai
Rượu táo là thức uống mà phụ nữ mang thai và đang cho cho bú không nên sử dụng. Bởi nếu uống hơn 200ml/ngày chúng có thể làm giảm lượng lipid trong cơ thể. Với phụ nữ mang thai, nếu lipid giảm sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Người bị viêm loét dạ dày
Đặc tính của rượu táo mèo là có vị hơi đắng nên có thể làm ảnh hưởng nhiều tới bệnh dạ dày, cụ thể là với những người bị viêm hay loét dạ dày lâu năm. Do đó, trường hợp bị viêm loét dạ dày nếu muốn sử dụng chỉ nên dùng một ít rượu táo mèo khô. Bởi táo mèo tươi có chứa một lượng lớn axit có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày.
Với những đối tượng này, các bạn nên sử dụng rượu táo mèo sau bữa ăn và một ngày chỉ nên dùng 1 ly nhỏ để không khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Để chắc chắn, bệnh nhân đang điều trị bệnh dạ dày cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Nam giới có nhu cầu sinh lý cao cần lưu ý khi uống rượu táo mèo
Ít người biết rằng rượu táo mèo có hại cho sinh lý nam nếu sử dụng với liều lượng quá cao. Các nghiên cứu cho biết, loại rượu này có khả năng kích thích hormone testosterone ở nam cũng như giúp tăng chức năng sinh sản. Tuy nhiên nếu sản xuất tinh trùng tăng lên dễ dẫn tới việc khó dung hòa trong mối quan hệ tình dục với bạn tình. Vậy nên, nếu cánh mày râu có ham muốn tình dục cao thì phải điều tiết liều lượng dùng cho phù hợp.
- Người mắc bệnh tim
Do có chứa axit ursolic, ethyl nên khi đi vào cơ thể, rượu táo mèo sẽ làm tăng số lượng hồng cầu nên các bệnh nhân có tiền sử tim mạch, mạch vành bị giãn có thể thấy tim đập nhanh hơn bình thường.
Được biết, tình trạng này sẽ nhanh chóng qua đi sau 2 – 3 giờ uống rượu. Tuy nhiên, tốt nhất thì bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, có tiền sử từng bị bệnh thì không nên sử dụng quá nhiều, quá thường xuyên loại rượu này với cường độ lớn.
Hướng dẫn cách ngâm rượu táo mèo đơn giản, đúng cách
Ngoài việc biết được rượu táo mèo có tác dụng gì, các bạn cũng nên tìm hiểu cách ngâm rượu để hỗ trợ cho việc sử dụng khi cần. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách ngâm rượu táo mèo khô và táo mèo tươi ngon đúng chuẩn dành cho bạn.
Cách ngâm rượu táo mèo khô dễ dàng, nhanh chóng
Với cách ngâm rượu táo mèo khô, việc xử lý nguyên liệu và ngâm rượu sẽ đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên, tác dụng của phương pháp này cũng giảm đi ít nhiều so với loại quả táo mèo còn tươi.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Táo mèo 1kg, tránh chọn loại quả khô đã bị ẩm, mốc vì chúng không thơm mà còn khiến bạn dễ làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
- 5 lít rượu nếp cái hoa vàng với nồng độ trong khoảng từ 40 – 50 độ.
- Chuẩn bị 1 bình rượu thủy tinh dung tích trên 7 lít.
- 1 miếng vải sạch dùng để bịt miệng bình.
Cách thực hiện:
- Lấy táo mèo khô đã sơ chế và mang đi rửa sạch, rồi để ráo nước.
- Cho táo mèo đã ráo nước vào bình ngâm rồi đổ thêm rượu trắng vào theo tỷ lệ 1:5, tức 1kg quả khô ngâm cùng 5 lít rượu nếp hoa vàng trắng.
- Sau đó dùng vải đậy nhẹ miệng lại để đảm bảo rượu không bị bay hơi. Bảo quản rượu nơi không ráo, tránh ánh nắng trong ít nhất 1 năm.
Cách ngâm rượu táo mèo còn tươi
Với cách ngâm rượu táo mèo còn tươi, các bạn cần chuẩn bị và xử lý nguyên liệu mất thời gian hơn so với cách trên. Bù lại, rượu cho ra thành phẩm thơm ngon và bổ dưỡng hơn so với rượu táo mèo khô.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Chuẩn bị 2kg táo mèo tươi, cần chọn đúng loại táo mèo vùng Tây Bắc. Dùng những quả tươi xanh hoặc vàng đều được vì những quả táo mèo già sẽ cho mùi thơm ngạt ngào hơn. Bên cạnh đó, nên tránh lấy những quả táo mèo đã bị dập, hỏng hoặc bị thối,…
- 4 lít rượu trắng nếp cái (lấy rượu nước đầu là thơm ngon nhất).
- 1kg đường.
Cách thực hiện:
- Mang rửa sạch táo mèo với nước lạnh rồi đổ ra rổ cho ráo nước.
- Sau đó dùng dao cắt bỏ 2 đầu và cắt đôi quả táo, tránh tách hạt ra khỏi lớp thịt táo.
- Cho táp đã thái vào bát nước lạnh ngâm khoảng 1 tiếng rồi vớt ra.
- Pha một bát nước muối loãng cho táo vào ngâm thêm 30 phút. Tiếp đó, bạn vớt ra và rửa lại qua với nước lạnh cho sạch rồi đổ ra rổ, chờ cho ráo nước.
- Rửa sạch hũ đựng rượu, cho đường và táo vào ly, cứ một lớp đường thì bỏ một lớp táo. Lưu ý, chia đều đường lên mặt trước quả táo theo tỷ lệ táo ngâm đường 2:1. Cụ thể, cứ 2kg táo thì thêm 1kg đường, 1 lớp táo và 1 lớp đường.
- Táo ngâm đường khoảng 2 tuần thì vớt táo ra, chắt hết nước và đường ra ly rồi cho vào chai. Nước đường sau khi chắt ra bạn có thể dùng để pha với nước ấm để uống hàng ngày hoặc pha cùng rượu đều được.
- Còn với táo mèo, bạn cho vào hũ đựng rồi đổ rượu trắng đã chuẩn bị vào. Bảo quản rượu ở nơi thoáng mát trong ít nhất 3 tháng.
Qua nội dung chia sẻ từ bài viết này, có lẽ các bạn đã có câu trả lời cho vấn đề thắc mắc rượu táo mèo có tác dụng gì, những ai nên và không nên sử dụng để đảm bảo sức khỏe. Mong rằng với những thông tin được cung cấp sẽ giúp bạn đọc biết cách ngâm rượu táo mèo cũng như sử dụng loại rượu này hợp lý hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!