10 Tác Dụng Phụ Của Retinol Và Những Lưu Ý Khi Dùng
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênRetinol được biết đến là hoạt chất đa năng, không chỉ giúp giải quyết tình trạng nám, tàn nhang, mụn mà còn hỗ trợ làm trẻ hóa da. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng, hoạt chất này có thể khiến da gặp phải một số phản ứng phụ không mong muốn. Dưới đây là danh sách một số tác dụng phụ của retinol mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng.
10 tác dụng phụ của retinol
Retinol có khả năng giúp da trở nên láng mịn, mềm mại, sạch mụn, thu nhỏ lỗ chân lông, làm giảm các dấu hiệu lão hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng retinol không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ không mong muốn. Theo đó, các tác dụng phụ của retinol mà người dùng có thể gặp phải gồm có:
Đẩy mụn
Đẩy mụn là tác dụng phụ của điển hình ở những người dùng AHA, BHA hay retinol. Đây là quá trình cần thiết vì retinol sẽ tác động khiến bụi bẩn được đẩy lên và giúp lỗ chân lông trở nên thông thoáng. Từ đó khiến cồi mụn gom nhanh, tuy nhiên cũng khiến da trở nên sần sùi, kém thẩm mỹ hơn.
Thời gian đẩy mụn có thể kéo dài trong vài tháng, sau đó da sẽ trở nên láng mịn, sạch mụn và hạn chế tối đa nguy cơ hình thành mụn mới. Nhưng nếu sau 2 – 3 tháng sử dụng mà quá trình này vẫn không chấm dứt, có thể là do da bị phản ứng kích ứng với retinol nên cần hết sức lưu ý.
Kích ứng và mẩn đỏ
Một trong những tác dụng phụ không mong muốn khi dùng retinol là làn da bị kích ứng, mẩn đỏ. Đây là phản ứng cho thấy làn da chưa sẵn sàng với hoạt chất retinol có nồng độ cao hoặc da quá mỏng, yếu và nhạy cảm.
Tham khảo: Dùng Retinol Bao Lâu Thì Ngưng? Cách Dùng Retinol Cụ Thể
Trong một số trường hợp, tình trạng mẩn đỏ, kích ứng có thể giải quyết bằng việc sử dụng các sản phẩm phục hồi. Song, nếu hiện tượng này trở nên xấu hơn, thậm chí hình thành viêm da thì bạn nên tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra.
Da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
Tác dụng phụ của retinol tiếp theo mà bạn cần lưu ý chính là tình trạng làn da trở nên nhạy cảm hơn trước ánh nắng mặt trời. Tia UV chính là nguyên nhân khiến làn da của bạn trở nên sạm màu, dễ hình thành nám, tàn nhang và các vấn đề khác.
Sử dụng retinol bị sạm da
Retinol hoạt động theo cơ chế giúp tái sinh tế bào. Khi những tế bào mới hình thành là lúc làn da trở nên nhạy cảm trước tác động của ánh nắng mặt trời. Nếu không có biện pháp chăm sóc, che chắn da cẩn thận, nhất là thoa kem chống nắng hàng ngày thì da rất dễ bị sạm nám, tàn nhang.
Phản ứng với AHA/BHA
Với những làn da quá nhạy cảm, da yếu, việc sử dụng kết hợp AHA/BHA trong cùng một quy trình skincare với retinol có thể gây ra phản ứng dị ứng. Vậy nên để mang tới hiệu quả cải thiện làn da tốt, các bạn nên dùng xen kẽ retinol với AHA/BHA.
Cụ thể, các bạn nên dùng AHA/BHA vào buổi sáng, retinol vào buổi tối hoặc dùng cách ngày. Bên cạnh đó, những hoạt chất có tác dụng mạnh tới da, mọi người nên bắt đầu ở nồng độ, tần suất thấp sau đó mới tăng dần để da làm quen, đáp ứng hấp thu tốt.
Lỗ chân lông to
Lỗ chân lông to trên thực tế không phải là tác dụng phụ của retinol như nhiều người vẫn nghĩ. Thậm chí, việc sử dụng retinol đúng cách còn có thể hỗ trợ bạn giải quyết tình trạng trên. Bởi retinol tác động lên da như một thành phần liên kết tế bào, chống lại gốc tự do cũng như giúp các tế bào hoạt động hiệu quả hơn.
Da bong tróc
Da bị bong tróc sau khi dùng retinol là phản ứng tạm thời ở một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng, bởi đây là quá trình retinol thúc đẩy việc sản xuất tế bào mới, giúp da tái tạo với cường độ mạnh.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý, không nên sử dụng retinol nồng độ cao ngay khi bắt đầu. Khi mới làm quen với retinol, hãy bắt đầu thoa với tần suất 1 – 2 lần/tuần để quan sát phản ứng của da, sau đó mới tăng lên dùng đều đặn hàng ngày.
Dễ bị kích ứng vùng mắt
Các sản phẩm có chứa hàm lượng retinol nồng độ cao sẽ hoạt động mạnh mẽ trên da. Do đó, các bạn cần cẩn thận sử dụng thành phần này ở vùng da nhạy cảm như mắt hoặc quanh môi.
Việc sử dụng retinol trên vùng da nhạy cảm có thể khiến da bị bỏng rát, ửng đỏ, thậm chí là sưng tấy. Trong trường hợp bạn muốn dùng retinol để cải thiện nếp nhăn sâu ở khóe mắt, hãy ưu tiên dùng retinol ở nồng độ thấp. Điều này vừa giúp hạn chế kích ứng, vừa giúp tái tạo làn da hiệu quả.
Tác dụng phụ của retinol khiến da bị ngứa
Sử dụng retinol bị ngứa là hiện tượng thường xảy ra ở những làn da mỏng, khô. Một phần do đây là hoạt chất mạnh, khi tác động vào da sẽ làm tăng nguy cơ gây bong tróc, khiến da thiếu ẩm nên gây ra cảm giác châm chích, ngứa ngáy. Để cải thiện, người dùng có thể sử dụng các sản phẩm có chứa hoạt chất cấp ẩm sâu như glycerin, ceramide, hyaluronic acid,…
Xem thêm: Đắp Mặt Nạ Retinol Xong Có Cần Rửa Lại Không?
Có cảm giác rát da
Tương tự như cảm giác bị ngứa, bong tróc da, hiện tượng rát da khi dùng retinol là khó tránh khỏi. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ việc bị kích ứng do da yếu, chưa thích nghi được với hoạt chất hoặc do da thiếu ẩm. Trong trường hợp đã cấp ẩm đầy đủ nhưng da vẫn có cảm giác ngứa rát, ửng đỏ, bạn nên dừng sử dụng retinol và tới bệnh viện da liễu uy tín để kiểm tra.
Lưu ý khi sử dụng retinol
Để hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ khi dùng retinol, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Bắt đầu từ nồng độ thấp (0.5%) và chỉ dùng với tần suất 2 – 3 lần/tuần cho tới khi làn da thích ứng tốt mới tăng dần lên.
- Luôn sử dụng kem chống nắng vào ban ngày, bất kể ngày nắng hay mưa. Đồng thời nên che chắn da cẩn thận để bảo vệ da trước các tác nhân có hại từ môi trường.
- Chỉ sử dụng một lượng retinol vừa đủ (2 – 3 giọt với dạng tinh chất và khoảng 1 hạt đậu với dạng kem dưỡng), không nên thoa quá nhiều. Bởi điều này vừa gây lãng phí, vừa có thể khiến da bị kích ứng, mẩn đỏ.
- Chọn những sản phẩm retinol dạng tuýp hoặc dạng chai bấm để đảm bảo trọn vẹn tác dụng của hoạt chất. Bởi retinol là chất chống oxy hóa mạnh nên rất dễ biến chất khi tiếp xúc với không khí.
- Retinol cho hiệu quả khá chậm nên cần sử dụng kiên trì, đều đặn.
- Không dùng retinol ngay sau khi rửa mặt, bạn nên sử dụng toner trước rồi mới tới retinol.
- Hạn chế trang điểm đậm khi sử dụng retinol để tránh hiện tượng da bị khô, bong tróc.
- Cần hiểu rõ về tình trạng da của bản thân cũng như tìm hiểu có kiến thức về thành phần mỹ phẩm để hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ khi dùng.
Trên đây là các tác dụng phụ của retinol và những lưu ý khi dùng hoạt chất. Retinol là một hoạt chất chăm sóc, nuôi dưỡng da, trẻ hóa da hoàn hảo, tuy nhiên bạn cần sử dụng đúng cách, đúng nồng độ và tần suất để mang lại hiệu quả cải thiện tốt nhất.
Tham khảo thêm:
- Cách Kết Hợp BHA Và Retinol Đúng Chuẩn Giúp Da Khỏe Đẹp
- Top 10 Serum Retinol An Toàn Cho Mọi Loại Da
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!