TOP 8 Cách Trị Nám Bằng Lá Trầu Không Tại Nhà [Khỏi Ngay]
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênMẹo trị nám bằng lá trầu không được dân gian áp dụng từ lâu và đánh giá cao hiệu quả, tính tiết kiệm. Tuy nhiên, một số ý kiến trái chiều cho rằng nguyên liệu này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị nám, không thể tiêu diệt tận gốc đốm nâu. Vậy thực hư công dụng của lá trầu không đến đâu, có thực sự hiệu quả? Cùng theo dõi nội dung dưới đây đề có câu trả lời chính xác và nhận giải pháp “đánh bay” nám, đốm nâu.
Dùng lá trầu không trị nám, tàn nhang có hiệu quả không?
Theo Y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay, mùi thơm hắc, giúp trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, sát khuẩn. Trong đó, Đông y đánh giá cao khả năng xử lý một số vấn đề da liễu, hỗ trợ dưỡng da của nguyên liệu này.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, thành phần của lá trầu không giàu vi khoáng, protein, chất xơ, nước, hoạt chất kháng khuẩn và chống oxy hóa… Chúng đều có khả năng làm mờ thâm nám, thúc đẩy tăng sinh tế bào da mới, loại bỏ sự hình thành hắc tố melanin dưới da…
Nhờ vậy dân gian luôn đề cao công dụng trị nám, tàn nhang của trầu không, đồng thời khẳng định công dụng bảo vệ da của loại nguyên liệu này. Tuy nhiên, cần chú ý cách trị nám bằng lá trầu chỉ phù hợp với tình trạng nám nhẹ, ổ nám mới hình thành, chân nám chưa ăn sâu dưới bề mặt da.
Hé lộ 8 cách trị nám bằng lá trầu không tại nhà
Trầu không là nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm ngay trong vườn nhà. Vì vậy, cách chữa nám bằng lá trầu không rất đơn giản, ai cũng có thể thực hiện tại nhà. Dưới đây là 8 mẹo trị nám tàn nhang bằng lá trầu không phái đẹp có thể tham khảo:
Đắp mặt nạ trầu không nguyên chất
Lá trầu không có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, cho hiệu quả cao trong làm mờ nám và tàn nhang, giảm viêm mụn. Vì vậy, việc sử dụng nước ép nguyên chất từ lá trầu không sẽ giúp đẩy lùi nám, dưỡng da đáng kể.
Cách thực hiện:
- Đem 5 lá trầu không rửa sạch, để ráo rồi xay nhuyễn (giữ nguyên bã lẫn nước).
- Vệ sinh vùng da cần trị nám da bằng nước ấm, sau đó đắp hỗn hợp vừa xay lên và lưu lại trên da khoảng 15 phút.
- Rửa lại mặt với nước sạch, cuối cùng dùng khăn mềm thấm khô.
Mẹo trị nám bằng lá trầu và mật ong
Cả mật ong và lá trầu không đều chứa hàm lượng lớn hoạt chất kháng khuẩn, loại bỏ tế bào chết và kiểm soát bã nhờn trên da. Vì vậy, khi kết hợp 2 nguyên liệu này sẽ tạo ra công thức mặt nạ hoàn hảo, vừa làm sạch, vừa xử lý mụn lại dưỡng ẩm và đẩy lùi nám, đốm nâu.
Tuy nhiên, để tránh ăn mòn da, khiến làn da trở nên nhạy cảm chị em chỉ nên dùng loại mặt nạ này 2 lần/tuần. Với lần đầu đắp mặt nạ trầu không và mật ong thì nên thử trước ở vùng da nhỏ, nếu không kích ứng mới tiếp tục đắp lên mặt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 10 lá trầu không, nên ngâm cùng nước muối trong 10 phút để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
- Đem xay nhuyễn trầu không cùng 2 muỗng mật ong, ¼ muỗng muối biển.
- Rửa sạch mặt, đắp hỗn hợp trầu không, mật ong, muối lên da và chờ 15 phút là có thể rửa lại.
Kết hợp lá trầu không và nước cốt chanh trị nám
Cách trị nám bằng lá trầu không và nước cốt chanh được đánh giá cao bởi chanh có khả năng dưỡng trắng, xử lý tế bào chết, cung cấp các vitamin B, C cùng carbohydrate giúp đào thải hắc tố melanin, đảm bảo các mô tế bào luôn đủ ẩm… Nhờ vậy mà khi kết hợp nước cốt chanh với trầu không sẽ cho hiệu quả trị nám, dưỡng da đáng mong đợi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch, xay nhuyễn 10 lá trầu không tươi rồi trộn hỗn hợp này cùng 1 thìa nước cốt chanh.
- Làm sạch da mặt, đắp mặt nạ vừa trộn lên da 20 phút sau đó vệ sinh lại.
- Áp dụng cách chữa nám với chanh và trầu không tối đa 3 lần mỗi tuần, việc lạm dụng có thể gây bào mòn da.
Dùng lá trầu không và muối hạt chữa nám
Việc sử dụng trầu không và muối biển tạo nên công thức mặt nạ hoàn hảo trong xử lý đốm nâu, tẩy tế bào chết, làm sạch lỗ chân lông. Mặt khác, muối cũng chứa hàm lượng lớn canxi-iot có tác dụng hàn gắn tổn thương, ức chế vi khuẩn tích tụ và giảm thâm nám hiệu quả. Vì vậy, mẹo chữa nám bằng lá trầu không là công thức đáng thử tại nhà.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, sau đó cho vào ấm rồi thêm chút muối, 1 lít nước đun sôi trong 30 phút.
- Vớt hết lá trầu không đem xay nhuyễn, sau đó cho lượng lá này vào ấm nước vừa đun, tiếp tục đun với nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp keo lại.
- Bảo quản cao trầu không trong hũ, mỗi lần lấy 1 lượng vừa đủ thoa lên da, sau 20 phút có thể rửa lại với nước.
- Nên dùng cao trầu không trị nám da 2 lần/tuần tránh lạm dụng vì điều này có thể gây kích ứng, mòn da, tổn thương nặng nề.
Công thức trị nám bằng lá trầu không và nghệ
Lượng Curcumin trong củ nghệ có tác dụng trị thâm nám, loại bỏ hắc tố melanin, hỗ trợ dưỡng da trắng sáng đều màu. Đồng thời, tinh chất trong nghệ khi kết hợp cùng trầu không sẽ cho hiệu quả cao trong làm mờ thâm nám, dưỡng da, ngăn ngừa mụn, giảm viêm sưng… ức chế sự tích tụ của bụi bẩn ở sâu dưới lỗ chân lông gây thâm nám, xỉn màu da.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch khoảng 10 lá trầu không rồi đem luộc trong 15 phút, tiếp đến vớt lượng lá này ra xay nhuyễn cùng ½ củ nghệ.
- Hỗn hợp thu được đem đắp lên vùng da nám, sau 10-15 phút là có thể vớt ra và rửa sạch với nước.
- Sử dụng mặt nạ trầu không và nghệ trị nám đều đặn 3-4 lần/tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Xông hơi nước trầu không
Việc xông hơi với nước nấu từ lá trầu không có tác dụng làm giãn nở lỗ chân lông, tăng cường đào thải độc tố da, giúp làn da sáng mịn đều màu. Mặt khác, nhiệt lượng từ nước sẽ khiến tinh chất trong lá trầu không tiết ra hoàn toàn, từ từ bay lên theo hơi nước và được da hấp thụ qua lỗ chân lông, cho hiệu quả xử lý nám cao. Vì vậy, đây là cách trị nám bằng lá trầu không đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng lớn.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 bó lá trầu không, rồi cho tất cả vào nồi nấu cùng khoảng 1 lít nước sạch.
- Sau khi nồi nước sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp, sau đó đổ hết ra chậu rồi bắt đầu xông.
- Khi nước nguội hẳn có thể dùng khăn bông mềm nhúng vào nước rồi thấm đều lên mặt nhằm giúp lượng dưỡng chất đi sâu vào từng lỗ chân lông.
- Nên xông hơi với nước trầu không đều đặn mỗi ngày để tăng cao hiệu quả trị nám, điều này đồng thời cũng giúp tăng cường lưu thông máu dưới da, qua đó nâng cao đáng kể miễn dịch làn da.
Rửa mặt với nước nấu từ lá trầu không
Bên cạnh những cách trị nám bằng lá trầu không qua việc đắp mặt nạ, sử dụng nguyên liệu này nấu nước rửa mặt cũng cho hiệu quả dưỡng sáng da tối ưu. Theo đó, thay vì sử dụng sữa rửa mặt chị em có thể tận dụng lá trầu không nấu nước rồi rửa mặt mỗi sáng, điều này vừa giúp kháng viêm, kháng khuẩn, vừa đẩy lùi hiệu quả hắc tố melanin.
Cách thực hiện:
- Luộc 5-10 lá trầu không cùng 1 lít nước sạch.
- Pha lượng nước vừa nấu cùng với nước mát, dùng hỗn hợp nước thu được rửa mặt.
- Nên rửa mặt với nước nấu từ lá trầu không 2-3 lần/tuần để xử lý nám, nuôi dưỡng làn da hiệu quả.
Uống nước lá trầu không
Cách trị nám bằng việc uống nước ép lá trầu không tuy gây nhiều khó khăn bởi nguyên liệu này có mùi hăng nồng nhưng lại đem đến hiệu quả cao. Nếu sử dụng đúng cách, công thức này sẽ giúp bổ sung dưỡng chất, nâng cao sức đề kháng, tăng cường loại bỏ hắc tố melanin, thanh lọc, giải độc gan, ngăn chặn mụn viêm hình thành.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 15 lá trầu, đem luộc cùng 500ml nước trong 15 phút.
- Trút cả nước, cả lá trầu không ra bát cho nguội rồi đem xay nhuyễn, lọc bỏ bã.
- Chia phần nước thu được làm 2 phần và uống hết trong ngày, nếu quá khó uống chị em có thể hòa thêm chút đường.
- Sau 1 tuần sử dụng thức uống này sức khỏe làn da sẽ được cải thiện đáng kể.
Khi trị nám bằng lá trầu không cần lưu ý những gì?
Mẹo chữa nám, tàn nhang bằng lá trầu không đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm… Song đây chỉ là mẹo dân gian nên dược lực thấp, đòi hỏi chị em phải kiên trì lâu dài, đồng thời tránh lạm dụng để không gây bào mòn, viêm mủ trên da. Đồng thời, phái đẹp cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không dùng lá trầu trị nám trong thời gian quá dài, nếu đã áp dụng trong 3-4 tuần nhưng tình trạng không cải thiện nên tạm ngưng và tìm kiếm biện pháp khác để tránh gây bỏng da, nám nặng hơn…
- Dù áp dụng bất cứ công thức mặt nạ nào từ lá trầu không cũng chỉ nên thực hiện 2-4 lần/tuần, tuyệt đối không lạm dụng tránh gây phản ứng ngược.
- Không thoa nước/bã trầu không lên khu vực có vết thương hở vì có thể gây đau rát, thậm chí viêm nhiễm.
- Luôn kết hợp sử dụng kem chống nắng và các biện pháp chống nắng khác để bảo vệ da toàn diện.
Thực tế, nám và tàn nhang chủ yếu hình thành do sự tác động của rối loạn nội tiết, máu lưu thông kém, căng thẳng… do vậy, việc điều trị nám phải bắt nguồn từ bên trong cơ thể. Trong khi đó, mẹo chữa nám và tàn nhang bằng lá trầu không chỉ tác động từ bên ngoài, không loại bỏ dứt điểm căn nguyên nên tình trạng nám sạm, đồi mồi hoàn toàn có thể quay trở lại.
Dùng thuốc vương phi trong bao lâu thì tan các mảng nám được đó? Tgian dùng có lâu quá không vậy?Mong được rep
Chào bạn Trần Cao!
Tùy vào tình trạng bệnh và cơ thể bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình phù hợp với thời gian dùng thuốc khác nhau. Thời gian cần thiết trung bình là khoảng 2 – 3 tháng bạn nhé. Thuốc sẽ có tác dụng đồng thời cho cả triệu chứng bên ngoài và tác động tới nguyên nhân gây bệnh, nâng cao sức đề kháng nên cần thời gian để thuốc phát huy tác dụng sẽ lâu hơn so với thuốc tây y thông thường nhưng ngược lại ưu điểm là sẽ lâu dài, bền vững hơn.
Mời bạn đến trung tâm để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và đưa ra liệu trình phù hợp.
Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ số 024 8585 1102 hoặc inbox Fanpage https://www.facebook.com/NHATNAMYVIEN1102/ nhé.
Thông tin đến bạn!
Bác nào dùng vương phi mà đỡ nám chưa rì viu em tẹo với, thấy cũng hay hay nên ngâm cứu thử, okay em sẽ dùng
Ở nước ngoài thì làm sao mua đc bài thuốc vương phi đây mọi người? Có ai ở nước ngoài mua được rồi hd cho tôi với, đang khá cần đây
Cũng đơn giản lắm nha, cứ nt vào fanpage là có thể mua được, bác sĩ trao đổi xong gửi thuốc qua đường vận chuyển quốc tế. Cũng nhanh chóng lắm luôn ấy, tầm 5 7 ngày là đến nơi, cô của mình bên đó mua nên mình biết
Trung tâm nhất nam có khám bện vào ngày chủ nhật không? Khám từ mấy giờ đến mấy giờ ngưng khám vậy??
Có nha, khám cả tuần mà, cứ sáng từ 8h-12h, chiều từ 13h30-17h30 là xong rồi, cứ trong cái khoảng thời gian này bạn đến khám là okay được khám nhanh gọn luôn ấy còn mà sợ đông thì có thể book lịch trước, chủ nhật mọi người đa phần nghỉ làm nên maybe đông
Đợt lúc đương mang bầu bé đầu thì mình bị nám trong giai đoạn mang thai, mình cũng sợ là ảnh hưởng đến thai nhi nên không có hỏi bác sĩ tìm mua thuốc uống. Mẹ chồng mình có bảo là do trong kỳ thai sản nên rối loại tiết tố, gây nám vậy thôi, sanh xong đổi máu là da đẹp lại thôi. Quéo quèo thật, mình sanh xong gần nửa năm trời rồi mà vẫn không đỡ nám miếng nào. KHông biết nếu dùng thuốc vương phi được không? Sau sinh đang cho con bú nhưng mình sinh cũng gần sắp nửa năm rồi ấy
Chào bạn Đỗ Khả Thy!
Bài thuốc được điều chế hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên, an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ và phụ nữ đang cho con bú, không chứa các dược liệu tổng hợp, chất bảo quản, hormone hay thuốc kháng sinh. Chính vì thế nên có thể hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn. vì thể trạng của trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai, sau sinh mỗi người sẽ khác nhau nên bác sĩ sẽ cần trao đổi cụ thể hơn để có thể đưa ra hướng khắc phục.
Mời bạn đến trung tâm để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và đưa ra liệu trình phù hợp.
Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ số 024 8585 1102 hoặc inbox Fanpage https://www.facebook.com/NHATNAMYVIEN1102/ nhé.
Thông tin đến bạn!
Uống được r đó nàng ơi, bên trung tâm này bác sĩ chú trọng theo dõi sức khỏe của nàng trong quá trình dùng thuốc để trị nám nên có thể yên tâm được. Sau sinh 6months là uống thoải mái rồi. Mình cũng sau sinh xong tìm tòi dùng, bên này bs tư vấn tận tình lắm, nám chân sâu vẫn cải thiện được tốt luôn, những cái mảng nám của mình đã đỡ nhiều từ dạo dùng bài thuốc vương phi này, trộm vía ai cũng khen ấy. Nàng qtam thì bấm vào đây xem thêm nha
Mấy chị em có biết phí khám chữa bệnh bên trung tâm nhất nam y viện là bao nhiêu không? Em không thấy cmt nào nhắc về chi phí chữa bệnh, lượn mấy bài vẫn chưa thấy đây ạk
Hạt dẻ lắm em ơi, chỉ có 200ka/lần khám thôi đã thế mà còn những lần tái khám sau thì cũng không cần phải nộp thêm phí gì nữa cả, thấy khá là ưng đấy nên em cứ sang khám, giá này chị thấy hợp lý rồi đó, không mắc