Kinh Nguyệt Có Mùi Hôi
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênKinh nguyệt có mùi hôi là một trong những triệu chứng thường thấy ở nhiều chị em phụ nữ. Đây có thể là biểu hiện sinh lý do vệ sinh sai cách nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm cần được tiến hành điều trị ngay. Để biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng trên là gì, làm sao để khắc phục, mời bạn đọc tham khảo thêm ở phần nội dung bên dưới.
Tại sao kinh nguyệt có mùi hôi?
Kinh nguyệt bao gồm máu, các mô niêm mạc tử cung và tế bào âm đạo. Khi được tống ra ngoài, chúng thường đặc dính, trong nhiều trường hợp còn xuất hiện các cục máu đông sẫm màu. Do máu kinh nguyệt cũng là máu tươi nên sẽ có mùi sắt gỉ nhẹ, tuy nhiên nếu bạn thấy chúng có mùi hôi qua mỗi lần thay băng vệ sinh thì cũng không có gì đáng lo ngại.
Phần lớn các trường hợp máu kinh có mùi hôi nhẹ là do máu đã thoát ra ngoài cơ thể, tồn đọng trong băng vệ sinh nhiều giờ. Nếu không thay băng vệ sinh trong nhiều giờ hoặc để qua đêm thì dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mùi. Đây là mùi do các tế bào hồng cầu đang chết dần và nuôi dưỡng vi khuẩn.
Ngoài ra, máu kinh có mùi hôi tanh còn do băng vệ sinh đã chặn hết luồng lưu thông của không khí tới vùng kín. Môi trường ở quần lót trở nên ẩm ướt, nóng, bí bách khiến vi khuẩn phát triển và gây mùi. Với những bạn sử dụng tampon, mặc dù có thể tạm thời ngăn mùi nhưng thực chất vi khuẩn vẫn tồn tại bên trong cơ thể. Bởi nếu giữ tampon quá lâu trong âm đạo, chị em vẫn cảm nhận được mùi hôi sau khi lấy tampon ra.
Nguyên nhân khiến máu kinh có mùi hôi?
Thông thường máu kinh nguyệt có mùi hôi qua mỗi lần thay băng vệ sinh sẽ không đáng lo ngại. Nhưng trong một số trường hợp, mùi hôi tanh nồng nặc có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Nội dung dưới đây sẽ cho bạn biết tình trạng kinh nguyệt có mùi hôi là do đâu.
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ
Nếu quá xuề xòa trong việc vệ sinh vùng kín thì bạn chính là một trong số những trường hợp dễ bị mắc bệnh phụ khoa cũng như làm tăng hiện tượng kinh nguyệt có mùi hôi nồng khó chịu. Bởi vì khi máu kinh chảy ra một lượng vừa đủ, cộng thêm môi trường âm đạo ẩm ướt sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi.
Vậy nên, chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện cũng là lúc chị em nên chú ý nhiều hơn tới việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên hơn. Theo đó, mọi người nên thay băng vệ sinh sau mỗi 4 tiếng, đặc biệt là những ngày đầu khi máu kinh ra nhiều. Hãy nhớ rằng, việc chăm sóc vùng kín cẩn thận sẽ giúp chị em hạn chế được nhiều mầm bệnh hình thành ở cơ thể của mình cũng như giúp bạn trở nên tự tin, quyến rũ hơn khi đứng trước đám đông.
Máu kinh nguyệt có mùi hôi do mắc bệnh tình dục
Có rất nhiều bệnh lây lan qua con đường quan hệ tình dục, đặc biệt là với những người quan hệ tình dục không an toàn và làm tình với nhiều người. Các bệnh điển hình nhất có thể kể đến là giang mai, bệnh lậu, sùi mào gà, HIV/AIDS… đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe tổng thể và khả năng sinh sản sau này.
Nếu không may mắc phải những bệnh xã hội nêu trên, tại cơ quan sinh dục, chị em sẽ nhận thấy nhiều điểm bất thường. Cụ thể, âm đạo có thể bị chảy máu, khí hư ra có mùi hôi, có nhiều mụn nhọt gây đau đớn, đau quặn vùng bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt, ngứa ngáy vùng kín,… Và đương nhiên, chị em khi tới chu kỳ kinh nguyệt sẽ nhận thấy máu kinh có mùi hôi thối, nhất là khi không kịp vệ sinh.
Điều này được lý giải là do các bệnh xã hội ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể. Lâu dần sẽ khiến vi khuẩn, các bệnh viêm nhiễm phát triển nghiêm trọng và khiên vùng kín có mùi hôi khó chịu.
Do các bệnh xã hội thường gây ra những biến chứng nghiêm trọng nên chị em phụ nữ không được chủ quan. Mọi người cần tới bệnh viện thăm khám, xử lý càng sớm càng tốt. Đồng thời nên quan hệ tình dục một cách lành mạnh, an toàn và cần tránh tiếp xúc thân thể với người có mầm bệnh trong người.
Kinh nguyệt có mùi hôi là bị gì? Lạc nội mạc tử cung
Cho những bạn chưa biết, kinh nguyệt ở nữ giới là kết quả của sự thay đổi có chu kỳ ở niêm mạc tử cung dưới tác động của các chất nội tiết buồng trứng. Lạc nội mạc tử cung chính là tình trạng các mô tương tự như lớp niêm mạc bên trong tử cung phát triển bên ngoài tử cung hoặc ngay tại tử cung. Thông thường là trên các cơ quan khác bên trong khung chậu hoặc ngay tại khoang bụng.
Các khối u nội mạc tử cung có thể sưng lên và chảy máu tương tự như cách niêm mạc bên trong tử cung hoạt động hàng tháng. Từ đó dẫn tới hiện tượng chảy máu bên trong khung chậu khiến chị em bị đau bụng khi hành kinh. Thậm chí trong nhiều trường hợp, một số chị em còn thấy kinh nguyệt có nhiều điểm bất thường như người ê mỏi, vùng chậu đau nhức, kinh nguyệt có màu nâu đen cùng mùi hôi khó chịu.
Có không ít trường hợp đau kéo dài tới mức khi giảm được đau hoặc hết đau thì đã tới một kỳ kinh mới. Điều này chỉ kết thúc khi phụ nữ tới giai đoạn mãn kinh, tức là không còn kinh nguyệt thì chứng đau bụng do lạc nội mạc tử cung mới kết thúc. Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê ở phụ nữ bị vô sinh, có tới 30 – 50% trường hợp là do bị tổn thương lạc nội mạc tử cung. Vậy nên nếu thấy kinh nguyệt có mùi hôi kèm cảm giác đau bụng dữ dội thì chị em cần liên hệ thăm khám và điều trị ngay.
Bị viêm âm đạo
Thêm một bệnh lý có thể khiến kinh nguyệt có mùi hôi chính là do bị viêm âm đạo. Lúc này, bạn có thể đã bị nhiễm vi khuẩn E.coli hoặc trùng roi Trichomonas khiến khí hư có mủ cùng màu sắc bất thường. Vùng kín của bạn sẽ thường xuyên trong trạng thái nóng rát, ngứa ngáy và máu kinh có màu sẫm đen, mùi hôi nồng so với bình thường.
Do viêm âm đạo sẽ khiến vùng kín tích tụ nhiều vi khuẩn có hại, cộng thêm lượng máu kinh chảy ra mỗi lần hành kinh sẽ khó tránh khỏi mùi hôi. Đây là một điểm bất thường mà chị em nên lưu ý và điều trị sớm, bởi nếu để lâu, viêm âm đạo có thể gây viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm vùng chậu và làm tăng nguy cơ bị vô sinh – hiếm muộn.
Kinh nguyệt có mùi hôi là bệnh gì? Bệnh buồng trứng đa nang
Vấn đề kinh nguyệt có mùi lạ bất thường có thể xuất phát từ những người đang mắc bệnh buồng trứng đa nang. Bệnh lý này xuất hiện khi cơ thể nữ giới có các dấu hiệu rối loạn nội tiết khiến các thể nang tại buồng trứng tăng sinh quá mức. Từ đó tác động tới chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, thậm chí là khả năng mang thai sau này.
Khi các thể nang ở buồng trứng xuất hiện nhiều hơn sẽ làm chu kỳ kinh nguyệt có những dấu hiệu bất thường. Đầu tiên, mọi người có thể thấy tình trạng chậm kinh nguyệt hoặc rong kinh, máu kinh mỗi lần “rụng dâu” đều có mùi hôi tanh vô cùng khó chịu. Tốt nhất, nếu không muốn bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, mọi người hãy chú ý tới các biểu hiện bất thường khi “tới tháng” để kịp xử lý.
Nguyên nhân khác
Song song với những nguyên nhân đã nêu trên, kinh nguyệt có mùi hôi tanh còn có thể xuất phát từ những nguyên do khác như:
- Chị em đã từng phá thai hoặc dùng thuốc phá thai không an toàn khiến cơ quan sinh dục bị tổn thương và gây mùi hôi khi tới kỳ kinh nguyệt.
- Tình trạng stress, mệt mỏi, buồn phiền kéo dài khiến quá trình lưu thông máu trì trệ, làm máu ra quá nhiều hoặc quá ít và làm gia tăng mùi hôi khó chịu.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, chị em có thói quen ăn đồ nhiều gia vị, cay nóng, sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn,… Lâu ngày khiến cơ thể tích tụ nhiều độc tố và gián tiếp làm máu kinh có mùi bất thường khi được đào thải ra ngoài.
- Trường hợp nữ giới để các dị vật trong âm đạo quá lâu như bao cao su bị rách khi quan hệ tình dục, tampon dùng khi đang có kinh nguyệt,… sẽ khiến âm đạo bị viêm nhiễm gây ra mùi hôi khó chịu. Nếu rơi vào trường hợp này, chị em cần nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám và tiến hành loại bỏ dị vật tránh để tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
Cách khắc phục kinh nguyệt có mùi hôi?
Muốn cải thiện tình trạng kinh nguyệt có mùi hôi khó chịu các bạn cần chăm sóc “vùng tam giác mật” đúng cách. Dưới đây là những bí quyết giúp chị em giữ gìn vệ sinh cho vùng kín hiệu quả, đặc biệt là khi tới tháng.
Vệ sinh vùng kín đúng cách
Kinh nguyệt màu đen có mùi hôi có thể là do thói quen vệ sinh cá nhân chưa đúng cách. Được biết, bạn cần vệ sinh cơ thể, vùng kín ít nhất 1 lần/ngày. Khi vệ sinh, lưu ý không thụt rửa quá sâu hoặc sử dụng xà phòng để rửa vì hành động này có thể làm vùng kín bị tổn thương. Các bạn chỉ nên vệ sinh bên ngoài vùng kín với nước trầu không, nước muối hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp.
Cắt tỉa lông vùng kín
Nếu lông mu quá rậm và dày, nguy cơ viêm nhiễm và gây mùi là khá cao, đặc biệt là trong ngày “đèn đỏ” hoặc những ngày hè oi ả. Do khi “rụng dâu” máu kinh nguyệt và mồ hôi sẽ dính vào lông ở vùng kín, gây ra mùi hôi tanh khó chịu. Chính vì thế, bạn nên chăm chỉ cắt tỉa bớt lông mu nhằm giúp vùng kín được thông thoáng và giảm mùi hôi hiệu quả hơn.
Thay băng vệ sinh thường xuyên
Máu kinh nguyệt có mùi hôi có thể là do lượng kinh nguyệt ứ đọng trong băng vệ sinh quá lâu. Trong trường hợp máu kinh không ra nhiều thì các bạn cũng nên thay băng vệ sinh thường xuyên. Thời gian thích hợp nhất là từ 3 – 4 tiếng mỗi lần để ngăn mùi khó chịu cũng như giảm tối đa nguy cơ viêm nhiễm.
Tránh lau vùng kín bằng khăn giấy ướt có cồn hay hương liệu
Sử dụng khăn ướt lau vùng kín là thói quen của nhiều chị em, tuy nhiên các bác sĩ phụ khoa lại không khuyến khích điều này. Việc dùng khăn giấy ướt có cồn, chứa hương liệu có thể làm ảnh hưởng tới độ pH trong âm đạo. Chưa kể, có những loại khăn ướt có khả năng làm sạch, kháng khuẩn có thể loại bỏ luôn vi khuẩn có lợi tại vùng kín. Từ đó dẫn tới sự mất cân bằng hệ vi khuẩn, làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm và gây mùi hôi tanh.
Không dùng băng vệ sinh chứa hương liệu
Rất nhiều người nghĩ rằng việc dùng băng vệ sinh có mùi thơm sẽ giúp ức chế mùi hôi khó chịu khi “tới tháng”. Tuy nhiên trên thực tế, băng vệ sinh có chứa hương liệu có thể làm mất cân bằng độ pH của âm đạo và tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm men phát triển, gây mùi nghiêm trọng hơn.
Cách tốt nhất, bạn chỉ nên dùng băng vệ sinh thông thường, có khả năng thấm hút tốt, không chứa hương liệu để tránh bị viêm nhiễm. Đồng thời hạn chế tốt tình trạng vùng kín có mùi hôi khó chịu khi tới “ngày đèn đỏ”.
Mang theo quần lót dự phòng khi ra ngoài
Khi tới ngày đèn đỏ, ngoài việc mang theo băng vệ sinh thì mọi người cũng cần đem theo quần lót dự phòng để thay thế nếu không may bị rớt máu kinh ra ngoài. Hãy ưu tiên dùng những loại quần lót có chất liệu dễ chịu như cotton, chọn size phù hợp nhằm đảm bảo sự thông thoáng, khô ráo cho “cô bé”. Điều này không chỉ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn mà còn hạn chế tối mùi hôi khi “tới tháng”.
Chú ý tới chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống hàng ngày cũng có ảnh hưởng ít nhiều tới tình trạng kinh nguyệt có mùi hay không. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn nhiều sữa chua và uống các loại nước ép từ dứa, táo để làm giảm mùi hôi khó chịu trong “ngày đèn đỏ”.
Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn sẽ giúp cân bằng môi trường pH trong âm đạo, ngăn ngừa mùi hôi khó chịu ở khu vực này. Trong khi đó, nước dứa và nước ép táo nguyên chất lại có khả năng bổ sung các dưỡng chất và giúp cơ thể có mùi thơm mát tự nhiên hơn. Đây cũng là một trong những bí quyết được nhiều chị em lựa chọn để có được làn da mịn màng và một sức khỏe dồi dào hơn. Vậy nên nếu đang gặp vấn đề khó nói do mùi hôi khó chịu ở vùng kín, chị em có thể tham khảo bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe sinh lý.
Thăm khám phụ khoa
Khi nhận thấy các dấu hiệu phụ khoa bất thường cùng tình trạng kinh nguyệt có mùi hôi tanh bất thường, chị em nên tới bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám và kiểm tra. Các chuyên gia khuyến cáo, mọi người nên đi khám phụ khoa đều đặn 6 tháng 1 lần.
Không nên vì cảm giác ngại ngùng mà tự ý điều trị, áp dụng các mẹo chữa dân gian tại nhà khi chưa biết rõ nguyên nhân cũng như có sự tư vấn, chỉ định từ bác sĩ có chuyên môn. Bởi việc dùng thuốc hoặc chữa trị sai cách có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhìn chung, kinh nguyệt có mùi hôi không phải vấn đề đáng lo ngại hay quá nguy hiểm. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, mọi người vẫn nên tới bệnh viện thăm khám phụ khoa để biết chính xác nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Đồng thời nên chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách, thay băng vệ sinh thường xuyên, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học nhằm ngăn ngừa mùi hôi hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!