Vì sao đau dạ dày thường tái phát mạnh mùa thu – đông? Cách khắc phục thế nào?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Đau dạ dày là triệu chứng phổ biến có thể gặp ở hầu hết các bệnh lý về dạ dày. Vào mùa Thu – Đông, tình trạng này có thường có xu hướng tái phát mạnh. Vậy nguyên nhân vì sao đau dạ dày lại tái phát vào thời điểm này và khắc phục như thế nào?

Vì sao đau dạ dày tái phát mạnh vào mùa Thu – Đông?

Bệnh dạ dày đang là bệnh phổ biến hiện nay tại Việt Nam, trong đó chứng đau dạ dày có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Không chỉ gây khó chịu cho người bệnh với những cơn đau vùng thượng vị, nóng rát kèm theo các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn,… đau dạ dày ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, cuộc sống, công việc của người bệnh.

Theo nhận định của các chuyên gia, đau dạ dày có thể khởi phát ở bất cứ mùa nào trong năm, nhưng lại có xu hướng tái phát mạnh vào mùa Thu – Đông. Đặc biệt là ở các tỉnh thành miền Bắc, nơi có sự thay đổi rõ rệt về nền nhiệt độ giữa các mùa trong năm.

Dưới đây là những lý do khiến cho đau dạ dày thường tái phát mạnh vào mùa Thu – Đông được Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện chỉ ra:

Đăng ký tư vấn

Suy giảm các yếu tố bảo vệ dạ dày

Bác sĩ Vân Anh cho biết, khi thời tiết lạnh hoặc có sự thay đổi về nhiệt độ đột ngột sẽ làm tăng lượng histamin trong máu. Chất hóa học này có thể kích thích khiến dạ dày bài tiết nhiều axit trong dịch vị làm giảm lớp nhầy bảo vệ ở sát niêm mạc dạ dày. 

Đau dạ dày thường tái phát mạnh vào mùa thu - đông
Đau dạ dày thường tái phát mạnh vào mùa thu – đông

Sự mất cân bằng này sẽ gây ra cơn đau dạ dày, đặc biệt là ở người bệnh có tiền sử trào ngược dạ dày. Các triệu chứng như ợ nóng, ợ hơi, đầy bụng cũng tăng lên gây khó chịu. 

Chưa hết, sự tăng tiết axit nhiều trong dịch vị dẫn đến dạ dày co bóp mạnh, những người viêm loét dạ dày dễ tái phát cơn đau, nhất là tình trạng đau âm ỉ.

Suy giảm khả năng miễn dịch

Các chuyên gia cho biết, khi trời trở lạnh hệ miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn. Không chỉ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm thông thường mà bạn có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa như đau dạ dày, tiêu chảy,…

Ăn nhiều hơn vào mùa Thu – Đông

Thời tiết dễ chịu vào mùa Thu – Đông khiến cho chúng ta có cảm giác ăn ngon hơn so với mùa hè trước đó. Trời lạnh cần giữ ấm, việc ăn uống cũng sẽ giúp bạn bổ sung nhiệt lượng cho cơ thể, chính vì thế mà có xu hướng ăn nhiều hơn.

Ăn nhiều, ăn no, nạp năng lượng để chống lại cái rét vô tình gây áp lực lên dạ dày của bạn, dẫn đến xuất hiện cơn đau tức.

Đặc biệt, mùa lạnh nhiều người hay có thói quen ăn đêm, ăn khuya để giữ ấm cơ thể với những món ăn nóng hổi như: Bát mì tôm, phở, bún,… Thời điểm này đáng ra dạ dày nên được nghỉ ngơi thì bạn lại bắt nó hoạt động, làm việc và chính điều đó dẫn đến đau dạ dày.

Mùa đông có xu hướng ăn nhiều và vô tình gây áp lực cho dạ dày
Mùa đông có xu hướng ăn nhiều và vô tình gây áp lực cho dạ dày

Ăn đồ cay nóng, thực phẩm nóng

Để giữ ấm cơ thể, các đồ ăn có vị cay, nóng chính là sự lựa chọn của nhiều người. Tuy nhiên, những đồ ăn, đồ uống này lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề dạ dày, trong đó có đau dạ dày, có thể làm tăng cơn đau và các triệu chứng khác.

Dùng đồ uống, món ăn lạnh (hàn)

Ăn đồ ăn lạnh, đồ uống lạnh trong thời tiết lạnh giá đang dần trở thành sở thích của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, việc hấp thụ những món ăn, đồ uống lạnh, có tính hàn trong mùa đông không hề tốt cho dạ dày.

Bác sĩ Vân Anh cho biết, đồ uống, món ăn lạnh được hấp thụ trong mùa thu – đông quá thường xuyên sẽ khiến cho dạ dày tăng tiết axit, nhất là khi dùng đồ lạnh vào buổi sáng. Lúc này sẽ dẫn đến co thắt và lưu thông máu kém trong hệ tiêu hóa, có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây đau dạ dày.

Hấp thụ những món ăn, đồ uống lạnh, có tính hàn trong mùa đông không hề tốt cho dạ dày
Hấp thụ những món ăn, đồ uống lạnh, có tính hàn trong mùa đông không hề tốt cho dạ dày

Lười vận động, uống ít nước

Tiết tiết mát mẻ khi vào Thu, lạnh giá khi Đông sang chính là lý do khiến nhiều người lười uống nước cũng như vận động vào mùa Thu – Đông.

Tuy trời lạnh cơ thể có xu hướng tiết ít mồ hôi như mùa hè, không bị mất nước nhiều nhưng lượng nước cơ thể cần vẫn không hề thay đổi. Chính vì vậy, việc uống ít nước vào mùa Thu – Đông ảnh hưởng đến sự co bóp của dạ dày, dạ dày co bóp kém, gây đau dạ dày.

Thời tiết lạnh cũng là lý do để cơ thể chúng ta lười vận động hơn, cơ thể trì trệ, không được hoạt động tích cực, dẫn đến quá trình lưu thông máu kém, hệ tiêu hóa hoạt động không tốt, dẫn đến cơn đau dạ dày.

Cách ngăn ngừa tái phát cơn đau dạ dày vào mùa đông

Khi biết được các nguyên nhân gây tái phát cơn đau dạ dày thì bạn hoàn toàn có thể khắc phục được triệu chứng dạ dày khó chịu này.

Bác sĩ Vân Anh cho biết, thuốc đóng vai trò quan trọng đối với việc điều trị nhưng chế độ ăn uống phù hợp, sinh hoạt khoa học lại là yếu tố giúp bạn duy trì hiệu quả điều trị. Chính vì vậy, dù đã khỏi bệnh người bệnh tuyệt đối không được chủ quan ở bất cứ thời điểm nào.

Chính vì vậy, để ngăn ngừa tái phát đau dạ dày trong mùa thu – đông bạn cần lưu ý những vấn đề cụ thể sau đây:

  • Chế độ ăn uống ổn định, bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng như các mùa khác trong năm
  • Ăn đúng bữa, đúng cữ, bạn có thể ăn với lượng nhỏ và chia thành nhiều bữa để giảm áp lực lên dạ dày
  • Ưu tiên ăn thực phẩm ấm, độ nóng vừa phải giúp kích thích lưu thông máu, ngăn ngừa cơn đau dạ dày do khí huyết không thông
  • Không nạp thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín, đồng thời hạn chế ăn thức ăn có tính kích thích cao như đồ ăn quá chua, quá nóng, quá cay
  • Duy trì hoạt động thể dục, vận động cơ thể để tăng cường sức đề kháng
  • Duy trì cho mình tinh thần, suy nghĩ tích cực để tránh các vấn đề dạ dày.
Nên có chế độ ăn uống hợp lý vào mùa thu - đông
Nên có chế độ ăn uống hợp lý vào mùa thu – đông

Một khi đã có tiền sử bị các bệnh lý dạ dày, nhất là đau dạ dày người bệnh cần phải chú ý những lưu ý này nếu không muốn bị cơn đau dạ dày làm phiền mỗi khi đông về.