Cắt túi mật nội soi là gì? Có nguy hiểm không và chăm sóc sau mổ
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênCắt túi mật nội soi hiện nay đang là phương pháp y học hiện đại nhất được ứng dụng để điều trị bệnh sỏi túi mật. Vậy việc cắt bỏ bộ phận này có nguy hiểm không và cách chăm sóc sau phẫu thuật như thế nào để nhanh hồi phục sức khỏe? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để có thêm thông tin.
Tổng quan phương pháp cắt túi mật nội soi
Trước đây để cắt bỏ túi mật sẽ dùng phương pháp mổ mở. Tuy nhiên hình thức này không mang lại hiệu quả cao, gây nguy hiểm đến người bệnh, họ phải nằm viện lâu hơn để điều trị. Cho nên người ta dần thay thế bằng cách mổ nội soi cắt túi mật.
Cắt túi mật nội soi là gì?
Túi mật chính là bộ phận trong cơ thể người hình quả lê nằm ở dưới gan và ¼ bên phải của ổ bụng. Túi mật chứa đầy dịch mật và cô đặc lại, có chức năng là tiết dịch từ gan để tiêu hóa.
Cắt túi mật nội soi chính là hình thức phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn bộ phận này ra khỏi cơ thể, khi chúng mất dần khả năng hoạt động như bình thường. Ca phẫu thuật đầu tiên thực hiện và thành công ở Việt Nam là vào năm 1992. Từ đó đến nay, hình thức được áp dụng nhiều hơn để điều trị các bệnh liên quan đến gan, mật và sỏi mật là chính yếu.
Khi thực hiện phương pháp này. một ống nội soi có gắn camera được đưa vào ổ bụng qua một đường mổ rất nhỏ. Mọi hình ảnh và thao tác thực hiện sẽ được nhìn thông qua màn hình máy tính. Và hình thức phẫu thuật chỉ được thực hiện bởi những chuyên gia y tế có kinh nghiệm và trình độ cao.
Đối tượng được chỉ định
Không phải bệnh nhân nào mắc bệnh về sỏi mật hay gan đều được chỉ định phương pháp điều trị bệnh này. Vậy kỹ thuật cắt túi mật nội soi được áp dụng cho những ai?
- Người bị sỏi mật biến chứng: Đó là những người bị bệnh sỏi mật, kích thước và số lượng sỏi đã chiếm đến 2/3 túi mật, cản trợ lượng lưu thông của dịch mật. Đồng thời xuất hiện nhiều biến chứng như tắc nghẽn dịch, ung thư túi mật, viêm túi mật cấp, mãn tính,….
- Hay những người bệnh bị sỏi mật nhưng những biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả như mong muốn. Những đối tượng này để tiếp tục duy trì sự sống sẽ được bác sĩ chỉ định cắt bỏ túi mật.
- Ngoài ra cắt túi mật nội soi còn áp dụng cho những người bị Polyp túi mật hay ung thư túi mật mà nguyên nhân là do sỏi mật.
Những lưu ý trước khi cắt túi mật nội soi
Trước khi tiến hành cắt túi mật nội soi bạn sẽ được bác sĩ chỉ định một số những yêu cầu tuân theo để ca phẫu thuật được thành công tốt nhất.
- Thực hiện một lần nữa các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm máu, chụp X-Quang, siêu âm ổ bụng để xác định chính xác vị trí của túi mật, Đồng thời những chỉ số xét nghiệm sẽ là cơ chế để nhận định tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân có đáp ứng được yêu cầu làm phẫu thuật hay không.
- Chỉ một vài chỉ số không bình thường có thể sẽ được bác sĩ yêu cầu lùi lịch phẫu thuật lại để đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh.
- Bệnh nhân được yêu cầu không ăn uống gì trong vòng 6 – 8 giờ trước khi làm phẫu thuật.
- Bệnh nhân sẽ được ngừng sử dụng tất cả các loại thuốc điều trị sỏi mật, vitamin,…. trước khi phẫu thuật một khoảng thời gian nhất định. Điều này sẽ căn cứ vào thể trạng của từng bệnh nhân.
- Tuân thủ đúng những hướng dẫn khác của bác sĩ chỉ định.
Quy trình cắt túi mật nội soi
Quy trình cắt bỏ túi mật bằng phương pháp nội soi không quá phức tạp nhưng được yêu cầu thực hiện đúng từ phía người bệnh và cả y bác sĩ là những người phải có chuyên môn nhất định. Cụ thể như sau:
Tư thế phẫu thuật
Người bệnh được yêu cầu nằm ngửa trên màn mổ, hai có thể dạng ra một góc 90 độ hoặc khép vào đều được. Tay phải kẹp sát nách nhưng tay trái thì dạng một góc 90 độ. Màn hình máy tính để bác sĩ quan sát được ống nội soi và thực hiện phẫu thuật thường sẽ được đặt ở tay phải của bệnh nhân để thuận cho việc thao tác.
Các vị trí khác đứng trong phòng mổ sẽ được đứng theo chiều thuận của người thực hiện, thường sẽ đều đứng bên trái bệnh nhân. Riêng màn hình camera được đặt trước mắt bác sĩ thực hiện chính để tiện cho việc quan sát và đưa ống soi, dao cắt vào đúng vị trí cắt bỏ.
Gây mê
Khi tiến hành cắt nội soi túi mật bệnh nhân sẽ được chỉ định gây mê ở nội khí quản. Đặt một ống thông từ dạ dày ra ngoài, không đặt ống thông ở bàng quang.
Các bước cắt nội soi túi mật
Kỹ thuật mổ nội soi sẽ được thực hiện như sau:
- Bác sĩ thực hiện sẽ tiến hành mở ổ bụng ở dưới rốn với chiều dài khoảng 10mm để đặt trocar. Phụ tá sẽ bơm hơi duy trì áp lực trong ổ bụng.
- Một ống nội soi có gắn camera ở đầu được vào ổ bụng bằng lỗ mở này, tiếp tục chọn vị trí để đặt các trocar ở những vị trí khác bao gồm dưới mũi ức (10mm), bờ ngoài cơ thẳng (5mm) và bờ sườn phải (5mm) tổng là 4 trocar.
- Nghiêng bàn mổ sang trái tối đa và nâng cao đầu của bệnh nhân.
- Panh được đưa vào qua trocar dưới sườn để đẩy túi mật lên trên, người thực hiện qua màn hình máy tính sẽ nhìn thấy cổ túi mật và cuống gan. Quan sát có hiện tượng mất thường hay không?
- Một dao móc điện chuyên dụng cặp lấy ống gan chung, sử dụng kéo để cắt vào động mạch chủ của túi mật và cổ túi, giải phóng giường túi. Đồng thời ngay khi cắt thì lập cầm máu ở bộ phận giường túi. Vậy là bác sĩ đã cắt bỏ thành công túi mật.
- Đưa túi mật đã được cắt bỏ ra ngoài, làm sạch vùng ổ bụng và cầm máu. Trong trường hợp bệnh nhân bị sỏi túi mật xuất hiện biến chứng viêm nhiễm nặng, thì còn được đặt ống dẫn lưu ở ngay dưới gan.
- Ngay sau đó, rút các trocar ra khỏi vùng ổ bụng và khâu lại bằng chỉ tự tiêu.
Mổ cắt túi mật nội soi có nguy hiểm không? Sống được bao lâu
Nhiều người thắc mắc và đặt câu hỏi rằng mổ nội soi cắt bỏ túi mật như vậy liệu có nguy hiểm không hay cắt túi mật có sao không? Trên thực tế, nhưng bệnh nhân bị bệnh về sỏi mật và liên quan đến mật ở giai đoạn nặng, xuất hiện biến chứng thì đây là phương pháp duy nhất để tiếp tục sự sống.
Tuy nhiên người bệnh cũng cần biết về những biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật để phòng tránh cũng như có hướng theo dõi và chăm sóc tốt hơn.
- Đau vết mổ: Đây là cảm giác thường gặp nhất sau phẫu thuật khi thuốc tê đã hết tác dụng. Những vị trí đặt trocar sẽ đau nhói, khiến người bệnh khó chịu và chỉ có thể nằm một chỗ không vận động được. Tuy nhiên những cảm giác này sẽ hết sau 1 – 2 tuần khi các vết mổ lành dần và sức khỏe ổn định hơn.
- Cảm giác buồn nôn và nôn sau phẫu thuật: Tình trạng có thể xảy ra nhưng ít hơn, vì hầu như nếu bệnh nhân đáp ứng đủ mọi điều kiện khi phẫu thuật, sức khỏe tốt sẽ được tiêm thuốc chống nôn trước khi mổ.
- Khoảng 6% số bệnh nhân sau phẫu thuật bị sót sỏi. Sở dĩ có điều này là do, bệnh tình trước đó đã chuyển nặng, các hòn sỏi di chuyển liên tục dẫn đến một số viên rơi vào ống mật chủ và đi vào gan, dẫn đến viêm gan, áp xe gan.
- Nhiễm trùng ổ bụng: Bệnh nhân cũng có thể sẽ gặp biến chứng là nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng ở vết mổ, áp xe ổ bụng,…. tuy nhiên trường hợp này tương đối ít, vì kỹ thuật hiện nay rất phát triển và hiện đại đã phần nào phòng tránh được tất cả những rủi ro và biến chứng có thể gặp phải.
- Tiêu chảy: Tiêu chảy cũng không được xem là một biến chứng nhưng là hệ quả thường gặp nhất khi cắt bỏ túi mật. Bởi toàn bộ dịch mật sẽ được đổ thẳng xuống ruột non dẫn đến tình trạng phân lỏng và đi cầu nhiều lần.
Không thể phủ nhận là mổ nội soi túi mật có thể xảy ra những biến chứng mà người bệnh cần biết để tuân thủ đúng theo những hướng dẫn của bác sĩ. Nhưng phương pháp này sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn khi mà nhiều trường hợp có thể khỏi bệnh hoàn toàn và không tái phát. Vết mổ cũng sẽ không quá lớn và thời gian hồi phục cũng sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Nhiều người cho rằng cắt bỏ túi mật thì sẽ không sống được lâu. Thực tế, cắt túi mật bạn vẫn có thể sống khỏe mạnh và bình thường. Bởi đây là phương pháp ít xảy ra tai biến nhất và cũng không ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh.
Nếu như trước đây khi gan tiết dịch mật để tiêu hóa thức ăn sẽ được đi qua các ống mật ở túi mật rồi mới đến hệ tiêu hóa. Thì bây giờ mật được sản xuất ra sẽ đổ thẳng về hành tá tràng.
Cho nên trong thời gian đầu sau phẫu thuật, cơ thể bệnh nhân có thể chưa thực sự quen với cơ chế hoạt động này nên sẽ dễ xảy ra tình trạng buồn nôn, tiêu chảy, kém ăn, người mệt mỏi, chậm tiêu. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện và biến mất sau khoảng 1 – 2 tháng
Lưu ý chăm sóc bệnh nhân cắt túi mật nội soi
Bệnh nhân sau khi đã cắt bỏ túi mật cần được chăm sóc quan tâm thật cẩn thận, để tránh những biến chứng có thể xảy ra cũng như phòng bệnh tái phát.
Cắt túi mật không nên ăn gì?
Chế độ ăn uống sau khi cắt túi mật đặc biệt quan trọng. Bởi có những thực phẩm bạn không nên sử dụng để tránh nhiễm trùng hoặc gặp biến chứng. Cụ thể như sau:
Hạn chế sử dụng những món ăn chiên rán: Những món ăn này đều chứa rất nhiều chất béo khó để chuyển hóa. Người bình thường cũng nên hạn chế chứ không riêng gì người mới cắt bỏ túi mật.
Lúc này gan vẫn sản xuất dịch mật, nhưng lại không có chỗ để chứa cho nên không đủ để đáp ứng quá trình chuyển hóa quá nhiều cùng một lúc. Cho nên lời khuyên cho bệnh nhân là nên hạn chế những món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ sau khi phẫu thuật và cả về sau này.
- Thực phẩm chứa nhiều Cholesterol không tốt: Chúng ở trong những món như: Hamburgers, thịt ba chỉ, thịt bò, pizza, nội tạng động vật,…. Bạn không nên dùng những món ăn này để đảm bảo sức khỏe tốt hơn.
- Những loại thực phẩm, đồ ăn đóng hộp cũng không nên dùng quá nhiều. Chúng chứa rất nhiều chất béo, ngũ cốc tinh chế cao, chất phụ gia, chất bảo quản,… gây áp lực rất lớn cho gan để chuyển hóa chất độc ra ngoài.
- Hạn chế ăn ngọt như các loại bánh, nước ngọt,… sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và đái tháo đường hơn ở người bệnh đã cắt túi mật so với người bình thường khác.
- Không sử dụng những loại sữa hoặc chế phẩm từ sữa. Mặc dù sữa rất tốt cho có thể nhưng người đã cắt bỏ túi mật có thể sẽ trở thành “kẻ thù” gây tái phát bệnh nhanh hơn.
- Không sử dụng những loại gia vị kích thích: Đó là những loại ớt, đồ ăn quá chua, tỏi được dùng trực tiếp,… những loại này đều không tốt cho người bệnh đang hồi phục sau phẫu thuật.
- Không ăn quá nhiều trong một bữa mà chia nhỏ thành nhiều bữa khác nhau trong ngày để gan hấp thụ được dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời bạn cũng không được sử dụng những loại rượu bia, chất kích thích, đồ uống có cồn hoặc gas. Những loại này sẽ khiến gan phải hoạt động nhiều hơn, suy giảm chức năng gan và gây nhiều hệ lụy khác nữa.
Người mổ mật nội soi nên ăn gì cho tốt?
Bên cạnh những thực phẩm không nên sử dụng, thì cũng có những loại nên dùng và cần được cung cấp nhiều sau phẫu thuật để sức khỏe nhanh hồi phục hơn. Cụ thể như sau:
- Bổ sung cho cơ thể những loại chất béo không no. Thành phần này sẽ có nhiều ở những loại dầu oliu, quả bơ hoặc các loại cá biển. Chúng rất tốt cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng để nâng cao sức khỏe sau phẫu thuật và bình phục nhanh hơn.
- Tăng hàm lượng chất xơ. Đây là một thành phần rất tốt cho cơ thể sẽ giúp giảm trướng bụng, hỗ trợ tiêu hóa nhanh hơn, đồng thời giảm và ngăn chặn tình trạng tiêu chảy sau phẫu thuật cắt túi mật. Chất xơ có rất nhiều trong các loại rau xanh, rau cải, rau bina, các loại trái cây học cam, quýt, đậu bắp, trái cây, táo, nho, ổi,… Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ bổ sung một lượng vừa đủ nhất định.
- Tăng cường các loại trái cây chứa nhiều vitamin A, C, E, K để giảm nhanh những cơn đau sau mổ một cách tự nhiên nhất. các loại hoa quả màu đỏ, rau xanh có màu thẫm là sự lựa chọn tốt nhất cho người bệnh.
- Tăng cường bổ sung chất đạm ở các loại cá, đậu hũ, đậu nành, thịt nạc heo,… Chúng đều chứa rất nhiều chất đạm tốt và cần thiết cho cơ thể, lại giảm áp lực chuyển hoá cho gan nên người bệnh nên sử dụng mỗi ngày với một hàm lượng vừa đủ.
Theo dõi sau phẫu thuật cắt túi mật nội soi
Sau phẫu thuật, người bệnh cần đặc biệt quan tâm đến theo dõi sau mổ bao gồm vết mổ, mọi sự thay đổi của cơ thể và cả vận động cơ thể. Cụ thể như sau:
- Hai giờ đầu sau mổ, bạn sẽ được sự theo dõi nghiêm ngặt của các bác sĩ và y tá để phòng tránh biến chứng có thể xảy ra.
- 6 – 8 giờ tiếp theo, người bệnh đã tỉnh, và có thể ăn uống nhẹ trở lại, vận động nhẹ nhàng nếu vết mổ không quá đau, hít thở nhẹ nhàng tập trung thở bằng bụng.
- 1 – 2 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe của mình. Cần được báo ngay cho bác sĩ trong trường hợp xuất hiện cảm giác buồn nôn, chóng mặt, người mệt mỏi,… hay những dấu hiệu khác.
- Bệnh nhân không để nước đi vào vết mổ vì có thể gây nhiễm trùng ổ bụng. Không được tự ý bôi bất kỳ một thuốc mỡ, thuốc chống sẹo nào ở khu vực này từ 1 – 2 tuần đầu tiên khi chỉ chưa tự tiêu.
- Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi sức khỏe từ 2 – 3 tuần tiếp theo để chắc chắn không xảy ra biến chứng hay còn sót sỏi trong cơ thể.
Mổ túi mật nội soi ở đâu tại Hà Nội, TPHCM? Giá bao nhiêu
Vậy cắt túi mật nội soi hết bao nhiêu, có đắt không? Câu trả lời là không có một mức giá cụ thể để đưa ra. Chi phí cắt bỏ hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng và độ khó của ca phẫu thuật.
Hơn nữa nó còn phụ thuộc vào việc địa chỉ bạn chọn để phẫu thuật. Thông thường ở những bệnh viện tư, họ sẽ có chế độ chăm sóc sau phẫu thuật đầy đủ, môi trường bệnh viện cũng khác hơn những bệnh viện tư nên thường có mức giá cao hơn.
Ngoài ra chi phí chi trả còn phụ thuộc vào bệnh nhân có bảo hiểm y tế hay bảo hiểm xã hội hay không. Nhưng nhìn chung, mức giá để thực hiện phẫu thuật sẽ giao động trong khoảng 10 – 20 triệu VNĐ.
Hiện nay bệnh nhân có thể thực hiện mổ sỏi mật ở nhiều địa điểm khác nhau. Một số bệnh viện bạn có thể tin tưởng và sử dụng dịch vụ như:
- Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Số 1, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Bệnh viện 103: Số 261 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội.
- Bệnh viện Xanh-Pôn: Số 12 Chu Văn An, Đống Đa, Hà Nội
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Gia Định: Số 01 Nơ Trang Long, Quận Bình Thạnh, TP. HCM.
- Bệnh viện Việt Đức: Số 40 Phủ Doãn, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Bệnh viện Bình Dân: Số 371 Điện Biên Phủ, Cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3, TPHCM.
- Bệnh viện Chợ rẫy: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP.HCM.
- Bệnh viện Đại học Y dược: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM; Số 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM; Số 221B Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về cắt túi mật nội soi được nhiều người quan tâm hiện nay. Hy vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn về phương pháp điều trị này cũng như biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân hay người nhà sau khi thực hiện.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!