Y học hiện đại (YHHĐ) đang ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế của mình. Trong khi đó nền Y học cổ truyền (YHCT) với hàng nghìn năm lịch sử lại dần bị mai một và trôi vào quên lãng. Không bằng lòng với điều đó, Nhất Nam Y Viện - Nơi phục dựng Thái Y Viện triều Nguyễn - đã ra đời như một lần nữa khẳng định vai trò không thể thiếu của nền YHCT dân tộc đối với sự phát triển của nền y học nước nhà, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Nền y học Việt Nam muốn phát triển cần phải đi bằng 2 chân - 1 chân là Y học hiện đại, 1 chân là Y học cổ truyền.
YHCT có tuổi đời kéo dài lên đến bốn nghìn năm văn hiến dọc theo chiều dài của lịch sử Việt Nam. Trong khi đó nền YHHĐ mới du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, YHHĐ với tính ứng dụng cao và hiệu quả nhanh chóng, cộng với chính sách kìm hãm sự phát triển YHCT dưới thời Pháp thuộc đã khiến nền y học dân tộc của nước ta dần bị trôi vào quên lãng.
Chính vì vậy, ngay sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối phát triển y học Việt Nam, đó chính là việc cần kết hợp phát triển cả YHCT và YHHĐ.
Kể từ đó đến nay, lời dạy năm nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã trở thành kim chỉ nam cho toàn ngành y học Việt Nam. Thực tế khám chữa bệnh bao năm qua cũng cho thấy, ngành y tế muốn bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân thì việc xây dựng một nền y dược phù hợp với cơ địa, đặc điểm sinh lý của người Việt là yếu tố tiên quyết hàng đầu.Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích và xây dựng những chính sách ưu tiên phát triển cho YHCT. Lần lượt những Bệnh viện Y học cổ truyền, Hội Đông y, Hội Nam y, Viện Y học cổ truyền... ra đời. Vấn đề bảo tồn, phát triển cây thuốc quý (Nam dược) cũng từ đó được xây dựng và chú trọng.
NHƯNG,... đáng tiếc là những nỗ lực, cố gắng đó của Đảng, Nhà nước và một đội ngũ không hề nhỏ các lương y, bác sĩ YHCT vẫn chưa được đền đáp xứng đáng. Bởi trong khi hàng ngàn con người đang nỗ lực DỰNG XÂY lại nền YHCT, thì vẫn còn đó biết bao “con sâu làm giầu nồi canh”. Đó chính là những kẻ lợi dụng chính sách của Đảng và Nhà nước, ưu điểm an toàn, lành tính của thuốc Đông y để kiếm lợi bất chính. Vì một chút lợi nhỏ, chúng đã không ngần ngại bán giả dược kém chất lượng, thuốc Đông y có trộn lẫn tân dược, buôn bán dược liệu bẩn... để kiếm lời.
Bởi thế mà, công sức của biết bao người con đất Việt đầy tâm huyết bị đổ sông đổ bể. Hình ảnh của YHCT trong mắt nhiều người Việt cũng vì thế trở nên méo mó, xấu xí. Thậm chí, cả một nền y học dân tộc hàng ngàn năm văn hiến bị chính người Việt quay lưng, bài xích.
Thực trạng này khiến cho những người lương y, thầy thuốc chân chính không khỏi nặng lòng, đau xót. Trong số đó có Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện YHCT Trung Ương - người đã có gần 40 năm gắn bó với YHCT.
Hơn nửa đời người gắn bó với nền Nam dược, Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh từng nắm giữ nhiều vị trí chủ chốt tại các đơn vị hàng đầu Việt Nam về YHCT và thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng cao. Hơn ai hết, TS. BS. Nguyễn Thị Vân Anh hiểu được những giá trị to lớn, thế mạnh và lợi ích của YHCT mang lại.
“Càng nghiên cứu về YHCT, tôi càng thấy rõ sự nhiệm màu của nền y học của dân tộc ta. Bởi YHCT điều trị bệnh chú trọng vào con người, vào căn nguyên gốc rễ gây ra bệnh. Chính vì vậy, phép trị bệnh lấy cái gốc là sự cân bằng âm dương, điều hòa ngũ tạng trong cơ thể, kết hợp với bồi bổ, nâng cao thể trạng, sức đề kháng cho người bệnh.Bởi thế, YHCT rất an toàn, lành tính và đặc biệt là mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững, phù hợp với những bệnh lý mãn tính”.
Cho dù rất yêu nghề và luôn mong muốn được cống hiến, đóng góp sức mình để lan tỏa giá trị của YHCT, đồng thời giúp cho nhân dân thoát khỏi nỗi đau bệnh tật. Nhưng những bác sĩ YHCT như Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh vẫn phải đối diện với hiện thực về hưu, trao lại sứ mệnh của mình cho thế hệ sau dù vẫn còn nhiệt huyết, đam mê và tay nghề đương vào độ chín. Đâu ai biết rằng rất nhiều trong số đó là những tiến sĩ, bác sĩ, trưởng khoa, phó khoa của những bệnh viện lớn nhất nhì hiện nay.
Không riêng gì bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh mà rất nhiều bác sĩ khác đã không khỏi hụt hẫng, bồi hồi, ngậm ngùi và tiếc nuối vì giấc mơ “phục hưng” nền YHCT còn dang dở. Nỗi buồn như nhân thêm khi hàng ngày, TS, BS Vân Anh nhìn thấy thực trạng YHCT bị nhiều cá nhân xấu lợi dụng để trục lợi, kiếm lời cho bản thân mình. Những lúc đó, khát khao được cống hiến sức mình cho YHCT trong lòng bác sĩ càng trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết.
“Mặc dù đã chuẩn bị trước tâm lý để nghỉ hưu, nhưng khi bước vào những ngày tháng an nhàn ở nhà tôi vẫn cảm thấy buồn và trống rỗng. Mỗi ngày qua đi tôi chỉ ở nhà nội trợ, trông cháu… tôi thấy dường như mình không còn giá trị gì cho xã hội, cho y học nước nhà. Rồi những đêm trằn trọc mất ngủ, ngẫm nghĩ lại những gì đã qua, tôi càng thêm nhớ những ngày được làm việc, được cống hiến, nhớ đến những nụ cười của bệnh nhân khi được điều trị thành công… Tất cả những điều đó khiến tôi nhớ nghề khôn xiết”. - Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh bộc bạch.
Chính tình yêu nghề, niềm say mê với nền YHCT quá lớn đã thôi thúc TS.BS. Nguyễn Thị Vân Anh quay trở lại với nghề để tiếp tục sứ mệnh chữa bệnh cứu người. Và cao cả hơn là, BS Vân Anh cùng những người đồng nghiệp của mình còn quyết tâm đóng góp sức mình vào công cuộc phục hưng nền y học dân tộc, đưa YHCT phát triển lên một tầm cao mới.
Trong suốt quãng thời gian công tác của mình, không ít lần BS Nguyễn Thị Vân Anh được nghe kể những giai thoại từ Thái Y Viện Triều Nguyễn, rằng nơi đây cất giữ nhiều bí mật về những bài thuốc cổ phương, những dược liệu quý hiếm tiến dâng lên vua chúa, hoàng thân quốc thích. Đó là những giai thoại như: Minh Mạng Thang, Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử, Quy tỳ hoàn, Bát vị hoàn, Lục vị địa hoàng hoàn...
Mặc dù đã được nghe kể từ lâu nhưng chỉ đến khi nghỉ hưu Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh mới có thời gian quay về Huế để tìm hiểu thực hư của những bài thuốc đã thất truyền này.
Nhiều lần quay lại Huế trong hai năm 2016 và 2017, TS. BS. Nguyễn Thị Vân Anh đã đi đến nhiều nơi, gặp gỡ nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan để sưu tầm tài liệu về những bài thuốc quý của Thái Y Viện triều Nguyễn. Từ các đơn vị như: Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Đông y tỉnh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, Thư viện Quốc gia Việt Nam… đến các nhà nghiên cứu văn hoá, lịch sử Cung đình Huế. Đặc biệt là cuộc gặp gỡ của bác sĩ với cụ Lê Thị Dinh (người cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn còn sống) và lương y Thích Tuệ Tâm – Trụ trì Tuệ Tĩnh Liên Hoa Đường, Phó chủ tịch Hội Đông y Thừa Thiên Huế.
TS.BS. Nguyễn Thị Vân Anh đã được tiếp xúc với rất nhiều tư liệu quý bao gồm cả những tài liệu cổ phương và những tài liệu đã được dịch hoàn chỉnh, đặc biệt là cuốn “Châu bản triều Nguyễn - Ngự dược nhật ký”. Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh đã không khỏi xúc động khi cầm trên tay “báu vật” này, bởi lẽ cuốn Châu Bản là nơi chứa đựng gần 150 năm lịch sử y học cung đình Huế, là nơi lưu giữ các bài thuốc và cây thuốc quý của Thái y viện dâng lên vua chúa triều Nguyễn mà không phải cá nhân hay tổ chức nào cũng có được.
"Quả thật đến bây giờ tôi vẫn không thể tin mình có thể cầm trên tay cuốn Châu bản triều Nguyễn. Bởi vì với những người làm nghề y, đặc biệt là YHCT thì đây là một báu vật mà dù có tiền cũng không bao giờ “mua” được. Cuốn Châu Bản là nhật ký khám, phòng và điều trị bệnh cho các Vua chúa mà tất cả Thái y đều phải ghi lại mỗi lần khám cho Vua chúa Triều Nguyễn. Tiếp cận với những vị thuốc quý, với những phương thuốc cổ phương mà các Thái y dâng lên vua đã giúp tôi mở mang tầm mắt và có thêm niềm tin vào con đường phục hưng YHCT mà tôi đã chọn” - Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh chia sẻ.
Sau khi sưu tầm được nhiều tài liệu quý hiếm, TS.BS. Nguyễn Thị Vân Anh nhận thấy cần có một đơn vị nghiên cứu chuyên sâu và bài bản các bài thuốc này. Với những người làm YHCT ai cũng hiểu câu nói “Thuốc xưa, người nay” tức là có những bài thuốc cổ phương ngày xưa điều trị hiệu quả cho con người thời xưa nhưng chưa chắc đã hiệu quả cho con người thời nay. Bởi điều kiện sống, sinh hoạt, thói quen ăn uống, sử dụng thuốc Tân dược bao năm qua khiến cho thể trạng con người thời hiện đại trở nên khác biệt rất nhiều so với trước. Đồng thời, khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng thay đổi cũng khiến cho dược tính của nhiều cây thuốc cũng trở nên khác biệt.
Bởi thế, cùng một bài thuốc, muốn đem lại hiệu quả cao cần phải nghiên cứu, gia giảm dược liệu, cách bào chế sao cho phù hợp với cơ địa, thể trạng của con người thời hiện đại.
Với khát vọng tìm ra được tinh hoa YHCT 150 năm triều Nguyễn, đồng thời phát triển, kế thừa tinh hoa đó để ứng dụng khám, chữa bệnh cho người dân Việt. TS, BS Nguyễn Thị Vân Anh đã kết nối với những vị lương y, bác sĩ YHCT khác để thành lập Viện nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc. Không chỉ là những người con ưu tú của đất Việt, họ còn là những người nắm giữ tinh hoa của YHCT, am hiểu sâu sắc về y lý, y trị YHCT, đồng thời, có sự hiểu hiết về YHHĐ để làm sao dung hòa, phát triển được hai nền y học này với nhau, đúng như kim chỉ nam mà năm xưa chủ tịch Hồ Chí Minh từng khởi xướng.
Quá trình thành lập Viện nghiên cứu không hề dễ dàng, TS. BS. Nguyễn Thị Vân Anh đã phải chạy đôn chạy đáo suốt 8 tháng từ khi tìm đội ngũ Bác sĩ, xây dựng đề án thành lập Viện nghiên cứu, cùng đội ngũ bảo vệ đề án trước Hội đồng của Bộ Khoa học & Công nghệ Việt Nam… Và ngày 31/08/2018 là ngày vui mừng của Bác sĩ Vân Anh và đội ngũ khi chính thức nhận được giấy phép thành lập và hoạt động của Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc.
Ngay sau khi nhận được giấy phép thành lập, TS. BS. Nguyễn Thị Vân Anh và đội ngũ của mình đã bắt tay ngay vào nghiên cứu các bài thuốc quý có trong cuốn Châu bản triều Nguyễn - Ngự dược nhật ký. Các đề tài nghiên cứu được thành lập gồm:
Thành công nối tiếp thành công, các đề tài nghiên cứu được Viện được thực hiện rất nghiêm túc và thử nghiệm lâm sàng cho kết quả rất tốt, hiệu quả điều trị cao, an toàn và rút ngắn thời gian dùng thuốc so với các bài thuốc mà các bác sĩ đã từng được biết đến trước đây. TS. BS. Nguyễn Thị Vân Anh chia sẻ: “Tôi thật sự rất vui và bất ngờ về thành công 3 đề tài nghiên cứu đầu tiên của Viện. Kết quả cho ra đời các bài thuốc điều trị bệnh lý xương khớp, sinh lý nam, sỏi mật, sỏi thận rất hiệu quả mà cả tôi và các cộng sự chưa từng thấy trong suốt quá trình khám chữa bệnh trước đây của mình.”
Sự thành công của các đề tài nghiên cứu làm tăng thêm niềm hy vọng cho đội ngũ chuyên gia, bác sĩ về khát vọng “phục hưng” nền YHCT và đưa tinh hoa Y học triều Nguyễn đến gần với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, lúc này, một câu hỏi đau đáu trong lòng Bác sĩ Vân Anh cùng đồng nghiệp của mình là “Làm thế nào để đưa các bài thuốc, tinh hoa YHCT triều Nguyễn đến được với cộng đồng?”. Bởi vì Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc không có chức năng khám chữa bệnh cũng như sản xuất thuốc.
Càng nghiên cứu tìm hiểu sâu về Thái y Viện cũng như về lịch sử, văn hoá và con người thời Nguyễn, BS. Vân Anh càng thêm yêu các giá trị tinh hoa về y học, văn hoá và con người xứ Huế. Chính vì vậy, BS Vân Anh và cộng sự của mình mong muốn Phục dựng lại mô hình Thái y Viện triều Nguyễn, nơi sẽ thực hiện khám chữa bệnh, ứng dụng thành quả của các đề tài nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc trong khám, điều trị bệnh cho cộng đồng. Để hiện thực được ước muốn này đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính lớn và đội ngũ có cùng chung khát vọng phục dựng những giá trị lịch sử của Việt Nam xưa.
Nhất Nam Y Viện tái hiện lại Thái Y Viện triều Nguyễn một cách đầy sinh động và thực tế, từ hệ thống kiến trúc, không gian đặc trưng Cung đình Huế đến các bài thuốc sử dụng trong điều trị bệnh. Chính vì thế, Nhất Nam Y Viện đã tạo được dấu ấn riêng trong lòng người dân Việt, đồng thời mang lại nhiều giá trị văn hóa, tinh thần cho cộng đồng.
Nhất Nam Y Viện tọa lạc ở vị trí đắc địa tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, kế bên Bảo tàng Dân tộc học (một địa chỉ văn hoá, lịch sử nổi tiếng của nước ta, nơi quy tụ văn hoá, lịch sử của 54 dân tộc Việt Nam). Đúng sau 05 tháng khẩn trương triển khai, thi công và phục dựng, ngày 30/03/2019 Nhất Nam Y Viện chính thức được khai trương được các cơ quan chức năng, báo chí, truyền hình và đông đảo người dân đến đưa tin và tham quan.
Đặc biệt nhất là, những bài thuốc - thành quả của các đề tài nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc - được chuyển giao cho Nhất Nam Y Viện ứng dụng trong khám và điều trị bệnh cho nhân dân. Mỗi bài thuốc đều được TS. BS Nguyễn Thị Vân Anh cùng đội ngũ cộng sự của mình đặt tên riêng như:
Nhất Nam Y Viện ra đời đã trở thành “cầu nối” đưa những bài thuốc quý của Cung đình triều Nguyễn đến gần hơn với người dân Việt, để thuốc Ta chữa bệnh cho người Ta. Đặc biệt, Nhất Nam Y Viện đã góp phần truyền tải những hình ảnh đẹp của YHCT đến đông đảo người dân, giúp mọi người hiểu đúng - hiểu đủ về nền Nam y. Từ đó, mọi người càng thêm quý, thêm yêu và đón nhận, gìn giữ YHCT như “quốc bảo” của dân tộc ta.
Trong 10 năm tới, Nhất Nam Y Viện hướng đến trở thành một trung tâm khám chữa bệnh bằng YHCT uy tín, chất lượng hàng đầu tại Việt Nam, mang đến những bài thuốc tốt, hiệu quả và an toàn nhất cho cộng đồng. Đồng thời, đây cũng là nơi hội tụ của những lương y, thầy thuốc, bác sĩ về hưu tâm huyết với y học dân tộc được tiếp tục cống hiến, khám chữa bệnh cứu người.
Với khát khao được đóng góp sức mình để đưa nền YHCT Việt Nam vươn ra biển lớn, con đường phía trước của Nhất Nam Y Viện sẽ còn đó nhiều khó khăn, gian nan và vất vả. Nhưng không vì thế mà đội ngũ sáng lập Nhất Nam Y Viện nản lòng. Trái lại, điều này sẽ trở thành nguồn động lực lớn lao để BS Nguyễn Thị Vân Anh, Vietmec Group cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ Nhất Nam Y Viện nỗ lực nghiên cứu, hoàn thiện ngày càng nhiều hơn những bài thuốc quý, giải pháp trị bệnh hoàn thiện nhất, qua đó “đánh thức” tiềm năng của y học cổ truyền, để Nam y Việt có thể sánh vai cùng YHHĐ trong công cuộc chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bài Viết: Dương Hun Thiết kế: Thành Trung