Bị đau khớp cổ tay sau sinh là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênĐau khớp cổ tay sau sinh là biểu hiện mà nhiều chị em gặp phải trong cuộc sống do nhiều nguyên nhân gây ra như bệnh lý về xương khớp, hoặc vận động nặng, sai tư thế,… Tình trạng kéo dài gây nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt và gây nhiều biến chứng khác. Do đó, hiểu chính xác về bệnh là cách tốt nhất để phòng tránh cũng như điều trị tốt nhất.
Bị đau khớp cổ tay sau sinh là thế nào? Có nguy hiểm không?
Các chị em phụ nữ thường gặp phải vấn đề đau khớp cổ tay sau sinh. Đây là tình trạng xảy ra khá phổ biến, có thể xuất hiện từ khi mang thai kéo dài đến hậu thai kỳ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, đời sống cũng như khả năng chăm sóc con của người mẹ.
Theo giải phẫu học, khớp cổ tay được biết đến là vị trí nối giữa xương cổ tay và cương quay cẳng tay. Trong đó có 8 xương nhỏ được xếp thành hại hàng cũng với các sụn ở giữa. Khớp cổ tay đảm nhận vai trò thực hiện các động tác như: Gập, duỗi, xoay bàn tay, đưa lên, đưa xuống, hỗ trợ cho việc xách, nâng đồ vật,…
Phụ nữ sau thai kỳ xương khớp có thể bị ảnh hưởng ít nhiều, gây ra tình trạng sụn ở giữa các xương bị hư hại hoặc bào mòn do các tác động từ bên ngoài đến bên trong cơ thể. Điều này khiến cho các đầu xương bị ma sát với nhau, tạo thành những tổn thương làm cho mẹ bỉm cảm thấy đau nhức. Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời có thể hình thành nên các ổ viêm, lúc này mẹ sẽ bị đau nhiều hơn, thậm chí là cứng vùng cổ tay.
Mẹ sau sinh bị đau khớp cổ tay có thể xảy ra 2 trường hợp:
Đau nhức thông thường: Có thể tự khỏi mà không cần can thiệp bởi liệu pháp nào.
Đau nhức là dấu hiệu của một số bệnh lý: Các chuyên gia đưa ra cảnh báo rằng, bị đau khớp cổ tay sau sinh có thể là biểu hiện của các bệnh lý ở khớp cổ tay như: Viêm khớp cổ tay, thoái hóa khớp ở cổ tay, hội chứng ống cổ tay,…
Vậy đau khớp cổ tay sau sinh có nguy hiểm hay không? Trên thực tế, đau khớp cổ tay sau sinh không hề đe dọa tới tính mạng, tuy nhiên nó lại gây ra nhiều điều bất lợi cho người bệnh. Trong giai đoạn đầu, bệnh sẽ hình thành nên các cơn đau nhức, suy kiệt, gây ra các khó khăn và cản trở hoạt động, sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong thời gian phải chăm con. Mặt khác, nó có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm nhất định như: Teo cơ, biến dạng ở bàn tay, mất khả năng vận động và thậm chí là gây tàn phế.
Nguyên nhân, triệu chứng bệnh sau sinh bị đau khớp cổ tay
Sau sinh, phụ nữ bị thay đổi nội tiết tố bên trong dẫn đến rối loạn rối loạn chức năng xương khớp. Trong đó, đau khớp cổ tay sau khi sinh là hiện tượng phổ biến nhất.
Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Khớp cổ tay bị đau có thể do nhiều nguyên nhân. Vậy nên khi bị đau bạn nên nghĩ tới các lý do dưới đây:
Thiếu các dưỡng chất sau khi sinh
Sau khi sinh nở, các mẹ cần bổ sung lượng lớn dưỡng chất để vừa cung cấp cho cơ thể vừa tiết sữa nuôi bé. Do đó tình trạng thiếu dưỡng chất thường xảy ra. Các chất dinh dưỡng hay bị thiếu hụt như canxi, khoáng chất, sắt, vitamin D và B12,…gây tác động lên thần kinh ngoại vị, ảnh hưởng đến mật độ xương khớp cũng như gây đau khớp cổ tay.
Thay đổi nội tiết tố dẫn đến rối loạn
Cơ thể phụ nữ xuất hiện nhiều sự thay đổi sau khi sinh, đặc biệt là nội tiết tố. Nội tiết tố nữ như progesterone và estrogen giảm sút khiến cho cấu trúc hệ xương khớp kém phát triển cũng như bị suy yếu. Cùng với việc phải hoạt động thường xuyên trong điều kiện môi trường khác nhau dẫn đến khớp cổ tay sau khi sinh bị đau, gây hạn chế vận động.
Các tư thế sinh hoạt hàng ngày không đúng cách
Khi sinh bé, cơ thể chị em chưa được phục hồi hoàn toàn, hệ xương khớp còn yếu do ảnh hưởng quá trình mang bầu hay chế độ ăn uống. Tuy nhiên, lúc này các mẹ phải chăm ẵm con, ru con ngủ, cho con ăn, vệ sinh cho con. Nhiều chị em còn phải giặt giũ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa,… Các hoạt động diễn ra liên tục, nhiều lúc sai tư thế nên khó tránh khỏi các cơn đau cổ tay xuất hiện ngày một nhiều.
Đau khớp cổ tay sau khi sinh do chấn thương
Trong hoạt động vận động hay vui chơi, việc va chạm chấn thương là điều rất bình thường, các bà mẹ sau sinh cũng có thể rơi vào những trường hợp này. Đặc biệt vị trí cổ tay làm việc không ngừng nghỉ nên dễ gặp những va đập. Tùy vào mức độ tác động thì áp lực lên cổ tay và các xương sụn sẽ khác nhau, dẫn đến tình trạng trật khớp, đau khớp cổ tay.
Viêm khớp cổ tay, thoái hóa khớp cổ tay
Phụ nữ sinh con khi tuổi tác cao, thường xuyên làm việc nặng thì thoái hóa xương khớp là điều khó tránh khỏi. Tình trạng khớp khô cứng, thiếu dịch nhầy bôi trơn hay viêm xuất hiện. Nó gây đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ ở vùng da xung quanh khớp. Các cơn đau khớp gây cản trở đến các hoạt động của người bệnh.
Triệu chứng viêm khớp cổ tay sau sinh
Tùy vào các yếu tố gây bệnh cũng như mức độ bệnh lý mà biểu hiện chứng viêm khớp cổ tay sau sinh là khác nhau. Các triệu chứng này các chị em có thể rất dễ nhận biết. Đó là:
Viêm khớp nhẹ: Thời gian đầu bị sẽ khó có thể mô tả chính xác cảm giác xuất hiện. Đơn giản là bạn cảm thấy khó khăn trong việc cầm nắm vật dụng nặng hay xoay cánh cửa, vặn chai nước,… Ngoài ra, bệnh nhân thường bị cứng cổ tay vào sáng sớm.
Thời gian dài, những cơn đau xuất hiện với tần suất tăng dần, mức độ cũng theo đó tăng lên, đặc biệt là vào ban đêm.
Viêm khớp vừa: Cảm giác châm chích ở các đầu ngón tay hay cả ngón, lan dần vào bàn tay, lan lên cổ tay. Cơn đau nhói, đau âm ỉ hay tê buốt ở khớp cổ tay xảy ra thường xuyên. Tình trạng đau nhức khiến các mẹ sau sinh khó khăn trong việc ẵm bồng con, cầm nắm vật thể, các công việc nội trợ,…
Viêm khớp nặng: Nếu đến giai đoạn nặng, cổ tay chị em sau sinh bị sưng phồng, nóng đỏ. Lúc này sẽ gần như không thể dùng tay để hoạt động cần lực được. Những cơn đau xuất hiện trong thời gian dài, rất khó để thuyên giảm.
Chẩn đoán và cách điều trị viêm khớp cổ tay sau sinh
Ngay khi có những dấu hiệu cụ thể và tần suất xuất hiện nhiều hơn, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Trong trường hợp xuất hiện bệnh lý cần sớm có phác đồ điều trị để tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh, bạn cần căn cứ vào các triệu chứng xuất hiện cũng như tiến hành thăm khám ở các cơ ở y tế.
- Thông thường, bác sĩ kiểm tra xem vị trí bộ phận đau, có dấu hiệu sưng phồng, nóng đỏ không. Sau đó bạn sẽ được yêu cầu thực hiện các động tác cơ bản để kiểm tra hoạt động của khớp và xác định được tình trạng mức độ bệnh.
- Nếu bạn có các dấu hiệu nghi ngờ đến viêm khớp cổ tay, các chỉ định chụp X-quang và xét nghiệm máu sẽ được đưa ra để chẩn đoán đúng loại viêm.
- Việc chẩn đoán hình ảnh giúp nhìn thấy được sự tồn tại của tổn thương ổ khớp và mức độ nghiêm trọng của nó. Còn kết quả xét nghiệm máu là để phát hiện các loại protein kháng thể và những mắc cơ để loại trừ trường hợp viêm khớp dạng thấp.
- Các trường hợp bị viêm khớp cổ tay sau sinh cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu không sẽ khiến tinh thần các mẹ sa sút, luôn ở trạng thái căng thẳng và dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh. Người thân và gia đình nên tìm cách điều trị cho bệnh nhân để ngăn ngừa biến chứng.
Mẹo dân gian điều trị đau khớp cổ tay sau khi sinh
Trong dân gia lưu truyền mẹo trị đau khớp cổ tay sau sinh được nhiều người tin tưởng và đã sử dụng khỏi. Bạn có thể áp dụng dễ dàng tại nhà để làm giảm các cơn đau ở khớp cổ tay.
Giảm đau nhờ muối và ngải cứu
Tinh dầu trong ngải cứu có tác dụng như chất gây tê nhẹ. Nó làm suy giảm các cơn đau nhức khớp và các biểu hiện sưng nóng đỏ đau.
Sự kết hợp giữa muối và ngải cứu là bài thuốc tuyệt vời để cổ tay nhanh chóng hoạt động linh hoạt hơn.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Một nắm ngải cứu.
- Một thìa muối trắng hạt to.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá ngải cứu, để ráo nước, cho lên chảo rang.
- Ngải cứu rang hơi khô cho thêm muối trắng hạt vào.
- Cho hỗn hợp vào 1 khăn mỏng, cuốn vào rồi chườm lên cổ tay ngay khi còn nóng.
- Thực hiện thường xuyên sẽ thấy được tác dụng rõ ràng.
Tổ hợp muối và gừng trị đau tuyệt vời
Gừng là vị thuốc có tính cay ấm, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu ở khớp, giảm sưng đau rất tốt.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 2 củ gừng to.
- ½ thìa muối trắng hạt to.
Cách thực hiện:
- Gừng tươi để nguyên vỏ đem rửa sạch với nước, thát lát mỏng dài.
- Cho gừng đã thái lát mỏng vào chảo rang.
- Khi gừng se khô cho thêm muối vào, đảo thêm 5 phút rồi tắt bếp.
- Chuyển hỗn hợp sang khăn mỏng ngay khi nóng rồi chườm lên vị trí cổ tay đau.
- Mỗi tuần thực hiện 3 lần sẽ thấy bệnh tiến triển rõ rệt.
Lưu ý: Khi cả 2 hỗn hợp hết nóng, đổ ra chảo sao nóng lại và chườm thêm lần nữa.
Chữa đau cổ tay với rượu tỏi
Theo dân gian, tỏi là một vị thuốc Nam có vị cay, tính ấm, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị nhiều loại bệnh lý, trong đó có bài thuốc trị đau nhức xương khớp. Không những thế, khi được kết hợp với rượu sẽ mang đến hiệu quả tuyệt vời cho việc trị đau khớp cổ tay.
Nguyên liệu chuẩn bị: Tỏi khô và rượu gạo.
Cách thực hiện:
- Lấy một lượng tỏi khô vừa đủ đem bóc sạch vỏ rồi thái thành các lát nhỏ.
- Cho tỏi vào trong bình thuỷ tinh rồi đổ thêm vào khoảng 450ml rượu gạo.
- Ngâm tỏi và rượu trong khoảng 15 ngày sẽ thấy hỗn hợp chuyển từ màu trắng sang vàng.
- Lấy hỗn hợp thu được mỗi ngày uống 2 thìa nhỏ vào trước bữa ăn sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Kiên trì thực hiện cách này trong khoảng 10 ngày, bạn sẽ thấy các triệu chứng đau nhức khớp cổ tay giảm dần hoặc hết hẳn.
Cải thiện đau xương khớp cổ tay bằng lá mồng tơi
Mồng tơi là loại rau vô cùng quen thuộc trong mọi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, chữa đau khớp cổ tay bằng loại rau này là mẹo dân gian ít ai biết đến.
Trong mồng tơi chứa hàm lượng các chất nhầy rất lớn. Nấu canh mồng tơi để ăn giúp khớp hạn chế bị khô và hoạt động trơn tru hơn.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Rau mồng tơi nuôi trồng sạch.
- Chân giò heo.
- 1 thìa rượu gạo trắng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch chân giò heo, đem ninh mềm trên bếp nhỏ lửa.
- Rau rửa sạch, thái nhỏ rồi bỏ vào nồi đã ninh trên.
- Thêm 1 thìa rượu trắng trước khi tắt bếp và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Ăn khi còn ấm để tăng khả năng hấp thụ.
Tây y điều trị hiệu quả nhanh
Để giải quyết nhanh chóng các cơn đau cấp tính do đau khớp cổ tay sau sinh gây ra, bạn có thể lựa chọn điều trị bằng Tây y hiện đại.
Thuốc Tây
Thuốc Tây y giúp điều trị nhanh các dấu hiệu của viêm khớp cổ tay nhờ phác đồ điều trị khoa học. Một số loại thuốc phổ biến giúp kiểm soát bệnh được các chuyên gia chỉ định như:
- Thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs): Ibuprofen, Meloxicam, Naproxen,…
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Panadol, Panadol Extra,…
- Thuốc giúp giãn cơ: Myonal, Eperisone,…
- Thuốc nhóm Glucocorticoid: MethylPrednisolone, Prednisolone, Triamcinolone,…
Thuốc Tây y có tác dụng điều trị khá nhanh nhưng lại ẩn chứa nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho mẹ và bé. Do vậy, chị em cần tìm hiểu kỹ, thăm khám và tuân thủ hướng dẫn của y bác sĩ điều trị.
Vật lý trị liệu
Người bệnh đau khớp cổ tay sau sinh có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng cách thực hiện các bài tập vật lý trị liệu như:
- Nắm bàn tay: Đây là động tác khá đơn giản, có thể thực hiện bất kỳ lúc nào bạn đau cứng tay. Cách thực hiện: Duỗi thẳng bàn tay, từ từ uống gập các ngón vào phía trong lòng bàn tay, ngón cái để bên ngoài. Nhẹ nhàng dùng lực siết chặt rồi lại duỗi thẳng bàn tay ra. Lặp lại động tác 10 lần với mỗi bên tay trái và phải.
- Uốn cong ngón cái: Một động tác đặc thù dành riêng cho ngón cái hoạt động. Cách thực hiện: Duỗi thẳng bàn tay, ngón cái uốn cong hướng trong lòng bàn tay, vượt qua bàn tay đến khi ngón cái chạm vào ngón út. Giữ nguyên tư thế vài giây rồi duỗi tay trở về tư thế ban đầu. Làm tương tự như vậy 10 lần mỗi bên tay.
- Căng cổ tay: Động tác này tác động trực diện nhất đến vị trí đau, giúp cổ tay hết căng cứng, giảm đau nhức. Cách thực hiện: Để một bên cánh tay và lòng bàn tay úp xuống. Bàn tay bên còn lại ấn nhẹ nhàng xuống bên kia cho tới khi cổ tay cảm thấy căng giãn, giữ lại tư thế trong vài giây. Cứ làm như vậy 10 lần rồi đổi bên ngược lại.
- Uốn ngón tay: Bàn tay trái đưa lên thẳng, uốn ngón cái hướng về phía lòng bàn tay rồi giữ nguyên trong vòng một vài giây. Sau đó duỗi ngón tay cái trở lại bình thường, tiếp tục uốn cong ngón cái trỏ xuống lòng bàn tay, giữ trong vài giây. Duỗi thẳng ngón cái trở lại vị trí cũ. Lặp lại tương tự với các ngón còn lại và bàn tay phải.
- Làm tay chữ “O”: Đưa bàn tay trái chỉ thẳng lên sau đó nắm cả 5 ngón lại, các ngón tay tạo thành nắm hình chữ “O”. Giữ nguyên trong vài giây rồi lại duỗi thẳng các ngón tay về vị trí ban đầu. Lặp đi lặp lại bài tập này một vài lần trong ngày, hoặc có thể tập bất cứ khi nào thấy đau và tê cứng.
- Uốn cong ngón tay với bàn: Nắm bài tay lại bằng 4 ngón sau, ngón cái chỉ lên. Đặt ngón cái lên bàn và giữ cho ngón cái cố định tại một vị trí rồi uống cong bốn ngón tay vào trong cho đến khi bàn tay tạo thành hình chữ “L”. Giữ nguyên trong vòng vài giây sau đó duỗi thẳng lại các ngón tay về vị trí ban đầu. Thực hiện động tác 10 lần sau đó làm tương tự với bàn tay phải.
Phẫu thuật viêm khớp cổ tay sau sinh
Chỉ định phẫu thuật được đưa ra khi mà tình trạng bệnh nhân rất nghiêm trọng, các biện pháp trên không có hiệu quả. Các phẫu thuật thường được dùng là:
- Cố định cổ tay: Tay sẽ được cố định từ phần xương cẳng tay kéo dài xuống xương cổ tay và nửa bàn tay. Bệnh nhân hạn chế cử động cũng như va đậm vào vị trí nẹp cố định.
- Phẫu thuật cắt bỏ: Đó là thủ thuật thực hiện để loại bỏ xương khớp nhỏ tại khớp cổ tay. Bằng cách này, các cơn đau sẽ thuyên giảm đáng kể.
- Thay thế cổ tay: Nếu phẫu thuật cắt bỏ không khả thi khi biểu hiện bệnh rất nguy hiểm, bệnh nhân được chỉ định thay thế cổ tay. Các miếng kim loại và plastic sẽ được cấy ghép thay thế.
Trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh, trạng thái cơ thể phụ nữ khá nhạy cảm. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo người mẹ nên đi thăm khám ở cơ sở y tế uy tín khi xuất hiện các dấu hiệu đau khớp cổ tay để tránh những trường hợp rủi ro có thể xảy ra.
Biện pháp phòng tránh viêm khớp cổ tay sau sinh
Để tránh được đau khớp cổ tay sau sinh, chị em phụ nữ cần phải có các biện pháp phòng tránh hợp lý. Những biện pháp cụ thể được các chuyên gia xương khớp đưa ra dưới đây:
- Thiết lập chế độ ăn uống, chế độ nghỉ ngơi khoa học. Bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cụ thể hơn là xương khớp thông qua các thực phẩm lành mạnh. Điều này cũng giúp bé được cung cấp đủ chất, phát triển toàn diện.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao tăng cường dẻo dai và sự linh hoạt cho xương khớp. Massage vùng cổ tay, xoa bóp lưu thông kinh mạch mỗi khi rảnh rỗi.
- Không hoạt động cổ tay liên tục dẫn đến gắng sức.
- Hạn chế mang vác nặng.
- Không để sai tư thế tay khi chăm con cũng như sinh hoạt đời sống hàng ngày, đặc biệt là tư thế ngủ tránh tì đè lên cổ tay. Thay vì bế bé nhiều giờ gây cảm giác tê mỏi, mẹ hãy cho bé nằm xuống giường hoặc nhờ người thân trông nom hộ.
- Từ bỏ thói quen không tốt như bẻ ngón tay, bẻ bàn tay, vẩy tay mạnh…làm tăng nguy cơ trẹo các khớp tay cũng như tình trạng thoái hóa khớp nhanh.
Hy vọng với những thông tin cung cấp trong bài viết này, các chị em phụ nữ nắm được những thông tin hữu ích nhất về đau khớp cổ tay sau sinh. Chúc các chị em luôn có sức khỏe tốt để có thể chăm sóc bản thân và gia đình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!