Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm – Tốt hay không?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênBấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm được áp dụng trong điều trị phối hợp thuốc Đông y hoặc Tây y, mang lại những đáp ứng tốt cho đối tượng bệnh nhân. Phương pháp này tương đối an toàn và hiệu quả cao, giảm nhanh cơn đau mà còn thông kinh hoạt lạc, thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về hình thức điều trị này qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Cơ sở khoa học nào cho việc bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm xuất hiện ở bệnh nhân với nhiều cấp độ, phụ thuộc vào tình trạng bao xơ và nhân nhầy mà có biện pháp điều trị khác nhau. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ người bệnh trong trường hợp có chèn ép dây thần kinh, lệch cột sống và các bệnh lý khác nếu có.
Để giảm các triệu chứng đau và khó chịu kéo dài của bệnh nhân, thầy thuốc cần lựa chọn các dòng thuốc giãn cơ hoặc phương pháp điều trị ngoại khoa. Tuy nhiên, việc áp dụng Tây y luôn được chỉ định cuối cùng, khi mà người bệnh không thể đáp ứng với Đông y hoặc ở thể trạng nặng và tiên lượng xấu.
Quy trình thực hiện biện pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm được bộ y tế thông qua và khuyên dùng khi bệnh nhân ở thể trạng nhẹ. Đối tượng người cao tuổi và người có sức khỏe suy giảm cũng nên xem xét biện pháp này để thực hiện lâu dài.
Nguyên tắc của bấm huyệt dựa trên hoạt động của các khí. Khi chúng được cân bằng và chia đều về các huyệt thì cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Trong trường hợp mất cân bằng, người bệnh sẽ bắt đầu có biểu hiện mệt mỏi và tăng dần mức độ theo ngày nếu không được điều trị sớm.
Thầy thuốc Đông y trước khi điều trị sẽ xác định chính xác thể bệnh qua nét mặt và nhịp mạch, đồng thời đánh giá vận động để xác định vị trí tổn thương.
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm – tốt hay không? Ưu và nhược điểm
Qua việc tác động vào chức năng cơ thể thông qua huyệt vị, thầy thuốc Đông y sẽ giúp bệnh nhân điều chỉnh được những rối loạn trong chức năng cũng như cân bằng lại âm dương trong cơ thể.
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm sẽ giúp bệnh nhân những vấn đề:
- Cải thiện triệu chứng dị cảm nhanh chóng, đặc biệt là tình trạng đau nhức và mệt mỏi. Bên cạnh đó còn giãn gân cơ, thông kinh mạch, đẩy tà khí, tăng cường chức năng của phủ tạng và giảm những áp lực thực thể lên hệ thống thần kinh.
- Hỗ trợ bệnh nhân giải quyết vấn đề tâm lý, giải tỏa stress và lo lắng, đồng thời giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn.
- Tăng khả năng phục hồi xương khớp và gân cơ, tránh tình trạng nặng thêm của bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Tăng khả năng hấp thu khoáng chất, từ đó hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Do vậy phòng chống lại các bệnh lý xương khớp ác tính.
- Một số tác dụng khác của bấm huyệt như: Làm đẹp da, kiểm soát cân nặng, tăng tuần hoàn máu não…
Ưu điểm
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Đây là biện pháp không có xâm lấn ngoại khoa hoặc sử dụng thuốc nội khoa, tuy nhiên vẫn mang lại được đáp ứng giảm đau nhanh chóng.
- Mang lại đáp ứng ổn định cho bệnh nhân vì tác động sâu vào căn nguyên.
- Không dẫn tới các biến chứng và hồi phục hay khi thực hiện, không cần nghỉ ngơi nhiều như trong điều trị Tây y.
- Bệnh nhân có thể lựa chọn sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các biện pháp khác nhằm tăng tỷ lệ đáp ứng cho bệnh nhân.
- Biện pháp điều trị an toàn và lành tính.
Nhược điểm
Biện pháp điều trị nào cũng có hai mặt và bấm huyệt cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy đã được nghiên cứu và cải thiện quy trình nhiều lần nhưng vẫn “tồn đọng” một số nhược điểm như:
- Đây là liệu pháp Đông y, do vậy cần thời gian đáp ứng dài mới thấy hiệu quả. Do vậy nếu không kiên trì, bệnh nhân khó có thể đạt được kết quả như kỳ vọng.
- Bấm huyệt cần được thực hiện bởi thầy thuốc có kinh nghiệm và chuyên môn tốt để tránh nguy cơ di chứng hoặc nhầm huyệt gây tác động xấu đến cơ quan khác.
Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm đúng chuẩn nhất
Bấm huyệt là biện pháp khá quen thuộc và được áp dụng trực tiếp trên người bệnh. Để đạt được hiệu quả cao, thầy thuốc và bệnh nhân nên chú ý đến quy trình chuẩn và thực hiện đúng theo.
Thao tác khởi động
Một số thủ pháp bạn cần biết khi thực hiện bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm:
- Xát: Lòng bàn tay được mở rộng, tiến hành di chuyển xung quanh vùng da tổn thương bởi thoát vị đĩa đệm theo hai hướng ngang và dọc.
- Xoa: Sử dụng lòng bàn tay hai bên, xao theo chiều kim đồng hồ trên phần da tổn thương. Đặc biệt là khu vực cột sống.
Thao tác chuyên sâu
Đây là hai động tác khởi động với mục đích làm nóng khu vực đốt sống thoát vị, sau đó thầy thuốc sẽ thực hiện:
- Miết: Dùng phần trên cổ tay đẩy mạnh trên da, thực hiện theo chiều từ bên trong ra phía ngoài, chạy dọc theo kinh bàng quang. Động tác này được thực hiện với mục đích tăng lưu thông tuần hoàn, dẫn máu đến cơ quan và cơ – xương tổn thương.
- Day: Dùng phần trên cổ tay day mạnh xung quanh lưng cổ, sau đó sử dụng đốt đầu của ngón tay day mạnh từ trên xuống dọc theo kinh bàng quang.
- Bóp: Dùng phần trên cổ tay và đốt đầu ngón tay bóp nắn vào các khu vực mô mềm và chi liên quan đốt thoát vị của người bệnh.
- Bấm huyệt: Ấn vào các huyệt trên lưng và cổ bằng vân ngón cái và tiến hành ấn sâu.
- Lăn: Sử dụng các đốt ngón tay và ngón chân.
Khi thực hiện đồng thời thao tác: Day, bấm huyệt, bóp, lăn sẽ hỗ trợ bệnh nhân lưu thông huyệt đạo, khí huyết. Từ đó giảm triệu chứng đau, chống viêm và giãn cơ hiệu quả.
Quy trình chi tiết
Sau khi toàn bộ khi huyết được lưu thông và gân cơ thư giãn thì bắt đầu tiến hành các động tác nắn chỉnh chi tiết theo quy trình.
Quy trình 1:
- Bệnh nhân được đưa về tư thế nằm nghiêng trên bề mặt phẳng.
- Điều chỉnh chó chân trái của bệnh nhân duỗi thẳng, áp sát mặt sàn, chân phải co tạo góc 90 độ.
- Khuỷu tay phía bên trái của người bệnh được đưa về vị trí dưới đầu, khuỷu tay phải chống vào phần hông.
- Thầy thuốc dùng một bên khuỷu tay của mình để tỳ trực tiếp vào khu vực vai của bệnh nhân, tay phía còn lại tỳ vào thắt lưng và ấn đấy ngược chiều nhau để tạo tiếng kêu.
- Tiến hành tương tự với bên người còn lại.
Quy trình 2:
- Để bệnh nhân nằm ngửa mặt trên sàn. Tiến hành gấp gối và dùng hai tay gập chân bệnh nhân lại để đầu gối chạm vào ngực. Sau đó di chuyển sang hai bên.
- Thực hiện mỗi bên 3 lần.
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt
Khi sử dụng bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần lưu ý một số điều mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn.
- Biện pháp này chỉ nên áp dụng với trường hợp bệnh nhân bị bệnh nhẹ và bao xơ chưa có biểu hiện rách và chèn ép thần kinh. Trong trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn nặng, nên thực hiện phẫu thuật để đảm bảo an toàn.
- Tham khảo ý kiến của nhân viên y tế trước khi điều trị. Nên lựa chọn thầy thuốc có kinh nghiệm và chuyên môn cao thực hiện bấm huyệt.
- Lưu ý tránh bấm quá mạnh gây chấn thương, điều chỉnh lực để phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân.
- Không sử dụng phương pháp này có người trong thai kỳ, bệnh nhân tiền sử phổi, gãy rạn xương khớp…vì làm gia tăng nguy cơ tổn thương thực thể.
- Có thể kết hợp với các liệu pháp Đông y khác để tăng hiệu quả điều trị.
- Thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống chuẩn, hạn chế vận động mạnh và tập luyện sức khỏe để tránh nguy cơ tái phát.
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm được đánh giá là an toàn và mang lại hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên cũng cần thận trọng trước khi quyết định thực hiện khi đang có bệnh lý nguy hiểm liên quan. Ngoài ra, chúng ta nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe và có biện pháp phòng ngừa đi kèm để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!