Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không? (Giải đáp từ chuyên gia)
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênThoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không là thắc mắc được rất nhiều bệnh nhân đưa ra. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như khả năng vận động của người bệnh. Hiện nay, bệnh lý này ngày càng gia tăng tỷ lệ người mắc, đặc biệt là người trẻ. Vậy bệnh nhân cần phải làm gì để điều trị bệnh? Mời các bạn theo dõi bài viết chi tiết của chúng tôi dưới đây.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?
Trong số các bệnh lý về xương khớp, chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý phổ biến hiện nay. Dựa theo số liệu thống kê đo được của Hiệp hội Thấp khớp học Việt Nam, trong tổng dân số có tới gần 30% người bị mắc chứng bệnh này.
Thoái hóa cột sống cổ vốn là chứng bệnh có diễn tiến rất âm thầm, bệnh chuyển biến chấm với các biểu hiện không rõ rệt. Bệnh cũng có mối liên quan tới tư thế vận động hàng ngày của bệnh nhân, cũng như vấn đề về tuổi tác.
Với câu hỏi “bệnh thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không?”, các chuyên gia, bác sĩ về xương khớp cho biết bệnh HOÀN TOÀN CÓ THỂ ĐẨY LÙI thông qua các biện pháp chữa trị nội khoa. Người bệnh chữa trị đúng cách, kịp thời có thể phục hồi tới 90% nhờ việc nghiêm túc duy trì liệu trình điều trị.
Với những bệnh nhân ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chưa có nhiều biểu hiện suy giảm khả năng vận động. Các biện pháp điều trị bằng nội khoa sẽ đáp ứng hiệu quả trong khoảng 1,5 tới 2 tháng, bệnh nhân lúc này có thể ngừng việc sử dụng các đơn thuốc.
Tuy vậy, khi bệnh nhân có các biểu hiện bệnh không tốt, bệnh nhân có thể phải thực hiện phẫu thuật để định hình lại cấu trúc vốn có của cột sống cổ. Ở các trường hợp này, chuyên gia cho biết người bệnh có thể phục hồi cơ thể tới khoảng 70%.
Thoái hóa cột sống cổ có nguy hiểm gì không?
Mặc dù chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể phục hồi tới 90%, nhưng đây vẫn là bệnh lý khá nguy hiểm. Bệnh nhân không thể chủ quan khi mắc chứng bệnh này. Khi cơ thể người bệnh xảy ra các lão hóa, xương khớp sẽ dần bị suy yếu, người bệnh giảm khả năng lao động và vận động.
Bệnh có thể gây ra một số bệnh lý nguy hiểm kèm theo sau:
- Người bệnh bị mắc chứng gai cột sống do các gai xương hình thành từ đốt sống bị thoái hóa.
- Bệnh nhân bị phồng đĩa đệm, các đĩa đệm chùng giãn và yếu nhanh chóng. Nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị đẩy ra phía ngoài bao đệm làm bệnh nhân đau nhức, khó vận động.
- Người bệnh bị thoái hóa cột sống cổ không chữa trị kịp thời còn có thể bị hẹp ống sống. Đây là triệu chứng phần không gian trống ở bên trong cột sống bị thu hẹp.
- Ngoài ra, chúng ta còn có nguy cơ mắc chứng thoát vị đĩa đệm do bao xơ ở đĩa đệm, bị rách. Chứng bệnh này cũng có những hậu quả nặng nề ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân.
Khi mắc phải các bệnh lý trên, người bệnh bị suy giảm sức khỏe một cách nhanh chóng. Cơ thể giảm dần khả năng vận động, đặc biệt với người lao động nặng nhọc.
Người bệnh có thể bị rối loạn tim, đau tim, các cơn đau lan ra khắp vùng ngực vì dây thần kinh bị chèn ép. Thậm chí, bệnh nhân còn có cảm giác đau nhức ở răng hàm, dẫn tới chán ăn, cơ thể ngày càng suy nhược.
Khi các khối đĩa đệm bị tổn thương, gai xương phát triển mạnh, bệnh nhân còn bị chèn ép áp lực lên phần tủy sống dẫn tới tê liệt. Các bạn sẽ khó tránh khỏi các cơn đau nhức, tê mỏi ở vai gáy, cổ kém linh hoạt, cánh tay mất cảm giác, cơ có thể bị teo và bại liệt.
Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể gặp phải biến chứng thiếu máu não. Chứng bệnh thoái hóa cột sống làm mạch máu truyền lên não bị thu hẹp. Lượng oxy và dưỡng chất cung cấp cho não bộ không đủ làm người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng.
Các cơn đau đầu có thể ở mức nhẹ hoặc đau dữ dội, bệnh nhân bị ngất xỉu, xuất huyết não và nguy hiểm hơn là đột quỵ.
Như vậy có thể thấy rằng, bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nên bệnh nhân cần sớm đến các bệnh viện để thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Cách khắc phục bệnh thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
Việc lựa chọn các hướng điều trị bệnh thoái hóa đốt sống phù hợp là rất cần thiết. Bệnh nhân có thể sử dụng các đơn thuốc điều trị từ Tây y, Đông y, hoặc các mẹo chữa dân gian.
Dân gian chữa chứng thoái hóa cột sống cổ
Mặc dù các mẹo chữa dân gian không đem đến hiệu quả cao như các phương thuốc đặc trị từ Tây y, Đông y. Nhưng những mẹo chữa này đều sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên, đảm bảo an toàn lành tính cho người sử dụng.
Bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ có thể sử dụng những mẹo chữa này để hỗ trợ cho quá trình điều trị.
Ngải cứu và mật ong:
- Bệnh nhân sử dụng khoảng 250g lá ngải cứu tươi đem rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng.
- Các bạn xay nhuyễn hoặc giã nát lá ngải cứu và ép lấy phần nước cốt.
- Chúng ta thêm vào nước cốt 1 – 2 thìa mật ong, khuấy đều và uống trực tiếp.
- Cách làm này nên áp dụng 2 lần mỗi ngày vào các buổi sáng và tối.
- Sau khoảng 2 tuần sử dụng, chứng đau nhức ở cột sống được cải thiện rõ rệt.
Cây nhàu:
- Các bạn kết hợp 20g cây nhàu cùng một chút rau ngót rửa sạch.
- Ngâm cùng nước muối từ 15 – 20 phút và vớt ra để ráo.
- Chúng ta chế 600 – 700ml nước để nấu 2 nguyên liệu trên cho đến khi nước sôi cạn còn ½.
- Người bệnh chắt lấy phần nước để uống đều đặn 2 lần mỗi ngày.
Cây cỏ xước:
- Người bị thoái hóa cột sống cổ có thể sử dụng cỏ xước để hỗ trợ cải thiện bệnh.
- Mỗi ngày bệnh nhân dùng 200g cỏ xước khô nấu với 600ml nước.
- Phần nước thu về khoảng 200ml, bạn uống 2 lần trong ngày để cải thiện bệnh hiệu quả.
- Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể sử dụng cỏ xước tươi để chữa bệnh.
- Chúng ta xay nhuyễn cỏ xước và lấy hỗn hợp đắp lên phần cột sống bị đau.
Phương pháp chữa trị bằng Đông y
Đông y trị bệnh theo quan điểm đi sâu vào loại trừ gốc rễ của bệnh. Người bệnh sử dụng thuốc Đông vừa làm bệnh thuyên giảm hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bài thuốc Đông y sử dụng toàn bộ nguồn thảo dược tự nhiên, các vị thuốc đều đã được y học ghi nhận hiệu quả trong việc chữa trị bệnh xương khớp.
Đồng thời, bệnh nhân còn được cải thiện chức năng của lục phủ ngũ tạng, âm dương cơ thể được cân bằng, kinh mạch đả năng. Khí huyết tăng cường lưu thông và bệnh nhân cũng thấy cơ thể khỏe mạnh hơn rất nhiều.
Những vị thuốc thường được sử dụng nhất trong các bài thuốc này phải kể đến như: Đinh hương, khoan cân đằng, khương hoạt, xuyên khung, độc hoạt, cam thảo, tần quy, thanh táo, củ mài, sơn cúc,…
Đây đều là những vị thuốc khi đi vào cơ thể sẽ phát huy tối đa công dụng, giúp bệnh nhân tăng cường lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch. Từ đó bệnh nhân cải thiện hiệu quả triệu chứng thoái hoá cột sống cổ.
Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không nếu dùng Tây y
Hiện nay, Tây y là phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Theo đó, người bệnh sẽ được sử dụng các đơn thuốc thích hợp với tình trạng bệnh thực tế.
Một số thuốc điều trị phổ biến bao gồm:
- Nhóm thuốc giúp chống viêm và giảm đau: Gồm các loại thuốc Ibuprofen, Paracetamol, Diclofenac hay Opioids với liều lượng thấp…
- Nhóm thuốc hỗ trợ giãn cơ: Gồm có Diazepam, Eperisone Hydrochloride hoặc Acetaminophen,…
- Nhóm thuốc phát huy tác dụng nhanh: Là thuốc Glucocorticoid dạng tiêm vào cạnh cột sống khi bệnh nhân có biểu hiện dây thần kinh bị chèn ép.
Ở những trường hợp bệnh nhân đã chuyển biến quá nặng, các bác sĩ có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật cột sống. Người bệnh đã bị thoát vị đĩa đệm và các rễ thần kinh bị tổn thương nhưng không thể phục hồi.
Biện pháp phẫu thuật sẽ giúp bệnh nhân cố định lại vị trí của đốt sống, giải phóng áp lực chèn ép lên các rễ thần kinh và cũng ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh.
Lưu ý cho người bệnh khi điều trị thoái hóa cột sống cổ
Ngoài việc quan tâm chứng thoái hóa cột sống có chữa khỏi được không, người bệnh cũng cần quan tâm một số lưu ý quan trọng trong việc điều trị bệnh như sau:
- Bệnh nhân thực hiện nghiêm túc phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định, không tự ý thêm bớt thuốc hay bỏ dở thuốc giữa chừng làm gián đoạn quá trình điều trị.
- Người bệnh tăng cường bổ sung các thực phẩm giúp glucid, lipid, canxi và omega-3 để tăng cường sự chắc khỏe cho xương. Giảm các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ và cay nóng, hoặc các chất kích thích.
- Người bệnh hạn chế vận động cổ mạnh, vận động liên tục. Các động tác bẻ cổ, xoay cổ đột ngột cần hạn chế tối đa để giảm tổn thương tới đốt sống cổ.
- Trong khi làm việc, chúng ta cần ngồi đúng tư thế, thi thoảng hãy đi lại vận động cơ thể nhẹ nhàng để làm giãn gân cốt.
- Người bệnh không ngồi ngủ gục trên bàn, ngủ trên võng. Cách ngủ này làm ảnh hưởng xấu tới cấu trúc định hình của đốt sống cổ.
Bài viết thoái hoá đốt sống cổ có chữa khỏi được không đã đưa ra câu trả lời chi tiết dành cho người bệnh. Mong rằng qua đây, các các bạn sẽ hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Từ đó các bạn lựa chọn được các biện pháp chữa trị, phục hồi cơ thể. Bệnh nhân cần chú ý, trong mọi tình huống luôn tuân thủ theo đúng tư vấn, chỉ định từ bác sĩ điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!