Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay không? Góc giải đáp
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênThoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm. Sở dĩ có câu hỏi này là bởi khi mắc bệnh, người bệnh thường cảm thấy đau đớn, nhức mỏi vô cùng, việc di chuyển đã là khó khăn chứ không nói đến vận động. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào, cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay không? Giải đáp chi tiết
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không là một trong những vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm và thắc mắc. Ngoài việc điều trị bằng các phương pháp Đông, Tây y thông thường thì việc luyện tập thể dục thể thao là một hướng hỗ trợ điều trị tốt.
Người bệnh nên thường xuyên áp dụng những bài tập như yoga nhẹ nhàng, dưỡng sinh, bơi lội hay đi bộ để giúp cơ thể giảm đau và cải thiện những triệu chứng khó chịu, cải thiện tình trạng bị thoát vị đĩa đệm.
Theo các chuyên gia, đi bộ là môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với mọi đối tượng. Bởi đi bộ giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn( tiêu hóa, xương khớp,…).
Chính vì thế người bị thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể luyện tập môn thể thao này. Đi bộ mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh thoát vị đĩa đệm:
- Đi bộ đúng cách giúp tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt của cơ, khớp và toàn thân. Phương pháp này giúp cột sống ổn định hơn, không chịu áp lực quá lớn do các hoạt động nặng gây ra như xoay người đột ngột, đứng lên ngồi xuống.
- Cải thiện các cấu trúc cột sống là hiệu quả mà đi bộ mang lại, nó có thể giúp các chất dinh dưỡng đến các mô ở cột sống một cách dễ dàng, suôn sẻ, thúc đẩy quá trình lành bệnh.
- Đi bộ giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn và các chất dinh dưỡng cần thiết đến cột sống nhanh hơn từ đó thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể.
- Giảm cân: Đi bộ có thể giúp người bệnh giữ trong lượng trong một giới hạn lý tưởng. Nếu trọng lượng dư thừa sẽ gây áp lực lên cột sống, đĩa đệm và làm xấu đi tình trạng thoát vị đĩa đệm.
- Tăng độ đàn hồi: Đi bộ ngày càng giúp cơ thể bệnh nhân tăng giới hạn chuyển động.
Như vậy, câu trả lời cho bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ là có, nó giúp chống loãng xương, tăng mật độ xương và kích thích chất chống thoái hóa khớp cho người bệnh. Đồng thời đi bộ cũng sẽ giúp người bệnh giảm đau, tăng sự rắn chắc, dẻo dai của hệ thống xương khớp và cơ bắp.
Tuy nhiên nếu đi bộ sai cách, sai tư thế thì không những không đem lại hiệu quả tốt mà còn khiến bệnh trở nặng hơn. Do đó, người bệnh cần phải tìm hiểu cách đi bộ an toàn. Tùy thuốc vào các trường hợp bệnh ở giai đoạn khác nhau người bệnh sẽ được tư vấn cường độ đi bộ khác nhau.
Cách đi bộ khi bị thoát vị đĩa đệm an toàn
Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ? Đi bộ là phương pháp hiệu quả để tăng cường sức mạnh của các cơ thắt lưng, giảm các cơn đau cho người bệnh. Vậy đi bộ thế nào là đúng cách, đem lại hiệu quả nhất cho người bệnh.
- Đi bộ đúng cách là đi tự nhiên, không gò bó theo bất cứ một hình thức kỹ thuật nào.
- Khi đi người bệnh nhìn thẳng về phía trước, thẻ lỏng toàn thân, đặc biệt là vai và hai tay, khớp háng và hai chân, cố gắng giữ thẳng người. Không nên cúi người về phía trước hay ngả về phía sau.
- Hai tay vung thoải mái, nhẹ nhàng với biên độ vừa phải. Bước chân ngắn hay dài phụ thuộc vào từng đối tượng khác nhau, nhưng nên bước khoan thai, thoải mái.
- Khi chân tiếp đất, gót chân phải tiếp đất đầu tiên sau đó mới đến bàn chân. Bước từ chân này đến chân khác, các bước đều nhau.
- Khi đi bộ không nên mang xách hay cầm nắm theo những vật khác kể cả nước uống hay thức ăn, thậm chí trí là dắt theo thú cưng. Vì như vậy, tâm lý sẽ bị mất tập trung, cơ thể sẽ không thả lỏng được và thư giãn hoàn toàn. Từ đó dẫn đến việc dễ sai lệch động tác và sai lệch kỹ thuật.
- Hít thở đều một cách tự nhiên, vì vậy không nên đi đường dài hay đi nhanh bởi như vậy sẽ khiến cơ thể thở gấp để bù trừ vào phần gắng luyện tập.
Như vậy, đi bộ rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm, hầu như người bệnh nào cũng nên thực hiện. Có thể thời điểm ban đầu người bệnh sẽ bị đau nhưng chỉ cần kiên trì thực hiện đều đặn trong vài ngày thì tình trạng sẽ thuyên giảm, sẽ giúp giảm bệnh hiệu quả.
Người thoát vị đĩa đệm nên chú ý gì khi đi bộ
Đi bộ là môn thể thao nhẹ nhàng, cực kì dễ thực hiện và hoạt động an toàn nhưng để đạt được hiệu quả trong việc cải thiện bệnh thì người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Người bệnh nên nhớ khởi động trước khi bắt đầu đi bộ và thực hiện động tác điều hòa, hạ nhiệt sau khi hoàn thành. Bởi vì đây là những bước quan trọng để thiết lập cơ thể của bệnh nhân ở chế độ đúng.
- Thực hiện đi bộ một cách từ từ, chậm rãi, không tăng cường độ quá nhanh.
- Nên chọn địa điểm để đi bộ có bề mặt bằng phẳng và không được gồ ghề, xoắn ốc có độ nghiêng cao.
- Không nên đi bộ lúc mới ăn no hoặc đang đói, dẫn đến tình trạng bị đau dạ dày.
- Không nên tập quá sức, nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi thì nên dừng lại nghỉ ngơi và sau đó mới thực hiện tiếp.
- Bệnh nhân trước khi đi bộ nên chọn giày vừa với chân của mình để tránh gây đau. Nên chọn đôi giày được thiết kế riêng dành cho người đi bộ, nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi để cơ thể cảm thấy thư thái nhất có thể.
- Khi thở, bệnh nhân nên thở kết hợp phương pháp thở sâu, đều đặn hút bằng mũi và hít bằng miệng trong quá trình đi bộ để đạt được sự nhịp nhàng trong hơi thở hạn chế mất sức.
- Ngoài việc đi bộ thì người bị thoát vị đĩa đệm nên chú ý đến chế độ ăn uống và không nên làm việc nặng nhọc, vượt quá sức chịu đựng của cột sống.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Như vậy đi bộ rất tốt cho bệnh thoát vị điac đệm nếu bệnh nhân luyện tập đúng cách và kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học. Tuy nhiên, người bệnh nên đến thăm khám để được bác sĩ tư vấn hình thức điều trị bệnh phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!