Hở Van 2 Lá: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênHở van hai lá là một bệnh lý về tim mạch khá phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ những thông tin cơ bản về loại bệnh này. Vậy hở van 2 lá là bệnh gì? Có chữa được không? Độc giả có thể tham khảo những thông tin bổ ích ngay sau đây!
Hở van 2 lá là bệnh gì?
Hở van 2 lá là tình trạng van 2 trong tim bị hở. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tuần hoàn máu trong tim. Bởi van hai lá thường nằm ở phần tim bên trái, ở vị trí ngăn cách giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái. Chiếc van này như một cánh cửa nhằm mục đích giúp máu chảy theo một chiều duy nhất từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
Ở người bệnh bị hở van hai lá, “cánh cửa” này do tác nhân nào đó mà không được đóng chặt khiến máu phụt ngược trở lại tâm nhĩ lên tâm thất. Điều này dẫn tới tình trạng thiếu máu đi nuôi cơ thể. Lúc này, trái tim của người bệnh phải tăng cường co bóp để có thể sản sinh đủ lượng máu cần thiết. Về lâu dài bệnh hở van hai lá có thể dẫn tới suy tim sung huyết.
Bệnh hở van tim có nguy hiểm hay không?
Với câu hỏi: Hở van tim 2 lá có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ. Thông thường, bệnh lý này sẽ bao gồm 4 cấp độ sau:
- Mức độ nhẹ: Khi này van 2 lá mới bị hở khoảng 1/4. Nếu người bệnh không xuất hiện triệu chứng bất thường nào thì có thể gọi tình trạng này là hở van sinh lý và chưa cần điều trị. Ngược lại nếu có biểu hiện tức ngực khó thở, mệt mỏi thì đó chính là hở van bệnh lý. Lúc này người bệnh cần tới thuốc để điều trị.
- Mức độ trung bình: Khi này, người bệnh bị hơi van 2 lá 2/4. Mức độ này có thể chưa phải thay van thuy nhiên khả năng cao có thể chuyển biến sang mức độ nghiêm trọng hơn.
- Mức độ nặng: Ở mức độ này, van hai lá đã bị hở tới ¾. Các triệu chứng đau thắt vùng ngực, khó thở, ho khan, mệt mỏi sẽ xuất hiện cùng lúc và thường xuyên. Điều này sẽ khiến người bệnh phải nhập viện. Trong nhiều trường hợp, người bị hở van 2 lá ¾ sẽ được chỉ định thay van tim.
- Mức độ rất nặng: Lúc này van tim 2 lá đã hở hoàn toàn và người bệnh có nguy cơ tử vong rất lớn do suy tim, rối loạn nhịp tim kèm triệu chứng phù phổi cấp và hen cấp tính. Đến giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định thay van tim.
Như vậy, sự nguy hiểm của hở van tim 2 lá sẽ tương ứng với từng cấp độ. Đáng chú ý, một số biến chứng nguy hiểm khác cũng có thể gặp phải khi mắc bệnh này gồm:
Vô sinh, hiếm muộn
Với phụ nữ, nếu gặp bệnh lý này có thể sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng sinh nở nếu mắc bệnh ở cấp độ nặng. Hoặc nếu đã mang thai thì sẽ gặp biến chứng nặng khi sinh đe dọa tới tính mạng của cả mẹ và bé.
Chính vì vậy, nếu bệnh nhân nữ đang gặp các biến chứng do hở van tim 2 lá thì hãy thăm khám các bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được tư vấn điều trị trước khi quá muộn.
Việc thay van tim có thể sẽ được chỉ định trước khi bạn muốn có thai. Đáng chú ý, trong các trường hợp cấp cứu nếu như bệnh nhân đang có bầu thì phẫu thuật van 2 lá cũng không được khuyến cáo.
Suy tim: Đây cũng là một biến chứng nguy hiểm khi hở van 2 lá đã ở mức độ nặng do người bệnh không được theo dõi và điều trị đúng cách. Lâu dần, tim sẽ bị kiệt sức và chết dần khi phải hoạt động quá sức lâu ngày.
Rung nhĩ: Là tình trạng nhịp nhĩ nhanh, mạnh và không đều trong bệnh hở van hai lá. Hiện tượng này sẽ càng khiến lượng máu được tim bơm ra giảm đi hoặc tăng lên đáng kể có thể dẫn tới nguy cơ tắc mạch hoặc đột quỵ.
Biến chứng này có thể khắc phục được bằng việc sử dụng thuốc đông máu hoặc shock điện để điều hòa lại nhịp tim. Tuy nhiên bệnh nhân bị rung nhĩ cần được phẫu thuật van hai lá sớm trước khi tâm nhĩ trái bị giãn quá mức, ảnh hưởng đến khả năng chuyển nhịp trong quá trình mổ.
Nguyên nhân, triệu chứng hở van tim 2 lá
Xác định chính xác nguyên nhân và triệu chứng hở van tim 2 lá có thể giúp quá trình điều trị được thuận lợi hơn.
Nguyên nhân
Van 2 lá được cấu tạo từ lá van, vòng van, cột cơ và cả dây chằng. Chính vì vậy nếu một hoặc tất cả bộ phận này bị tổn thương đều có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh hở van 2 lá.
Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến của bệnh hở van 2 lá:
- Sa van hai lá: Đây là tình trạng một hoặc cả 2 lá van bị căng phồng lên và sa vào nhĩ trái trong khi tâm thất trái co bóp để chuyển máu đi.
- Bệnh thấp khớp cấp hay còn gọi là thấp tim: Đây là tình trạng nhiễm khuẩn sau khi cơ thể bị nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A. Biến chứng của bệnh là viêm cơ tim, viêm màng trong tim thậm chí khiến bệnh nhân tử vong.
- Viêm nội tâm mạc do nhiễm khuẩn: Xuất hiện do người bệnh bị nhiễm trùng ở nội mạc tim do vi khuẩn hoặc nấm.
- Do xơ vữa động mạch: Là hiện tượng các mảng bám nội mạc (lipid, tế bào viêm, các mô liên kết cà tế bào cơ trơn) xâm lấn vào lòng các động mạch có kích cỡ trung bình và lớn.
- Dây chằng van tim bị tổn thương: Đây là một bộ phận quan trọng của van tim. Chính vì vậy khi bộ phận này bị tổn thương đồng nghĩa với việc van tim cũng bị ảnh hưởng.
- Do dị tật tim bẩm sinh: Gồm thông liên nhĩ lỗ thứ nhất, van hai lá bị dị dạng, hình dù hay có tới 2 lỗ van.
- Người bệnh bị nhồi máu cơ tim hay có bất thường về cơ tim: Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở những người bị huyết áp cao lâu ngày.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố hiếm gặp khác có thể tăng nguy cơ mắc bệnh hở van 2 lá như do yếu tố di truyền, tuổi tác cao hay tác dụng phụ của một số loại thuốc uống kháng sinh sử dụng tromng thời gian dài.
Triệu chứng
Với những trường hợp hở van hai ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, người bệnh có thể không có triệu chứng gì nổi bật. Thậm chí nếu, ở giai đoạn đầu của bệnh hở van hai lá nặng, bạn cũng không có triệu chứng nào nổi bật cho đến khi bệnh chuyển biến nặng dẫn tới rối loạn nhịp tim, suy tim trái hay tăng áp lực động mạch phổi.
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh hở van 2 lá gồm:
- Xuất hiện một vài tiếng thổi ở tim.
- Khó thở khi gắng sức, ngưng thở khi nằm ngủ nhất là về đêm.
- Người bệnh có triệu chứng suy tim trái do bị tăng áp động mạch phổi.
- Người bệnh bị rung nhĩ nếu hở van hai lá khiến giãn nhĩ trái.
- Bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, lo lắng dù không có lý do gì.
- Khi được chẩn đoán, bác sĩ thấy hiện tượng tim đập mạnh và ngắn trong khi chức năng của tâm thất trái còn tốt. Đồng thời mỏm tim cũng bị lệch sang trái nếu tâm thất trái đã bị dãn.
- Nghe thấy tiếng thổi khi tâm thu với âm sắc cao, nghe rõ nhất ở vị trí mỏm tim sau đó lan dần sang nách. Trong trường hợp áp lực tại nhĩ trái tăng quá cao sẽ không còn nghe rõ âm thanh này.
- Trong trường hợp người bệnh đã bị suy tim trái và phải thì một số triệu chứng sẽ xuất hiện như: Cổ sưng to, phù chi dưới, tĩnh mạch cổ nổi và gan bị chướng lên,…
Phương pháp chẩn đoán hở van tim 2 lá
Để chẩn đoán chính xác bệnh hở van hai lá, bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp chẩn đoán như sau:
- Điện tâm đồ: Phương pháp chẩn đoán này sẽ phát triệu ra các triệu chứng rung nhĩ, dày nhĩ trái hay dày nhĩ phải.
- Chụp X – quang vùng ngực: Nhằm thấy rõ hình ảnh dãn thất trái, nhĩ trái nếu hở van tim hai lá mạn tính. Hình ảnh phù nề nang và phù khoảng kẽ nếu hở van hai lá cấp tính và cả trong trường hợp suy thất trái ở mức độ nặng.
- Siêu âm Doppler tim: Để thấy rõ hình ảnh dòng máu có đang bị phụt ngược về nhĩ trái hay không. Nếu có thì có thể khẳng định chính xác là bệnh hở van tim 2 lá. Bên cạnh đó cách chẩn đoán này cũng giúp bác sĩ xác định được cường độ, vận tốc tối đa, diện tích và độ rộng dòng máu đang bị phụt ngược.
- Siêu âm Doppler xung: Giúp đánh giá mức độ hở van 2 lá nặng hay nhẹ.
- Siêu âm tim qua thành ngực: Xác định nguyên nhân gây bệnh, đánh giá sự tác động của bệnh hở van hai lá tới các buồng tim,..
- Thông tim và chụp mạch: Chỉ được sử dụng khi bác sĩ đã thực hiện các biện pháp trên mà không thể xác định chính xác bệnh hay để xác định rõ nguyên nhân gây hở van tim 2 lá.
Cách điều trị hở van tim chính hiện nay
Đa số các bệnh nhân bị hở van tim 2 lá khó có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị hiện đại đã được áp dụng và cho ra những kết quả tích cực. Bao gồm dùng thuốc, phẫu thuật và kèm chế độ ăn uống sinh hoạt nghiêm ngặt dành riêng cho người bệnh. Việc áp dụng phương pháp này sẽ do bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Mục tiêu chính trong điều trị bệnh hở van tim hai lá là cải thiện và phục hồi chức năng của tim. Đồng thời giảm thiểu các triệu chứng của bệnh, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. với những tiêu chí này, tùy theo mức độ hở van tim 2 lá mà người bệnh có thể được chỉ định 1 hoặc nhiều phương pháp chữa trị.
Dùng thuốc
Người bệnh cần biết, các loại thuốc Tây y chữa trị hở van tim 2 lá không thể giúp đóng lại phần van bị hở. Tuy nhiên nó lại có tác dụng đáng kể trong việc thuyên giảm triệu chứng.
Một số loại thuốc thường dùng để điều trị hở van tim 2 lá gồm:
- Thuốc giãn mạch: Thường được chỉ định cho các bệnh nhân bị huyết áp cao. Các thuốc được sử dụng chủ yếu là thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển gồm: Lotensin, Capoten, Monopril hay Vasotec,…
- Thuốc chống đông máu: Gồm war-fa-rin hay as-pi-rin… Chúng có tác dụng ngăn ngừa hình thành các cục máu đông do hở van, tránh tình trạng ứ máu tại tim.
- Thuốc lợi tiểu: Gồm Furosemid, bumetanide hay Ethacrynic acid. Việc uống nhóm thuốc này nhằm giảm sự tích tụ dịch tại vị trí phổi và khu vực chi dưới gây nên tình trạng phù nề hay khó thở.
Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng cần sử dụng hết những loại thuốc vừa kể trên. Tốt nhất hãy nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ để dùng thuốc chữa hở van 2 lá đúng cách nhất.
Phẫu thuật chữa hở van 2 lá
Thông thường khi hở van 2 lá đã tiến triển tới mức độ nặng và việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả thì mới được chỉ định phẫu thuật. Đa số trường hợp hở van 2 lá ¾ và toàn phần đều cần sử dụng phương pháp điều trị này.
Tùy bệnh viện, cách phẫu thuật cũng như loại van sử dụng mà chi phí mổ hở van tim sẽ có các mức giá khác nhau. Tuy nhiên thông thường, một ca mổ như vậy sẽ giao động từ 50 đến 140 triệu. Nếu có bảo hiểm thì thì người bệnh sẽ được chi trả ở mức thấp.
Phẫu thuật hở van tim 2 lá gồm 2 phương pháp gồm:
Sửa chữa van tim bị hở
Phẫu thuật này sẽ giúp người bệnh giữ lại được van tim tự nhiên, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc việc dùng thuốc chống đông máu sau mổ. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể can thiệp sửa chữa được mà phải thay thế.
Thay thế van 2 lá
Nếu van tim người bệnh đã hư hại tới mức không thể sửa chữa thì các bác sĩ sẽ phải tiến hành thay van. Có 2 loại là van tim được sử dụng đó là van sinh học có nguồn gốc từ lợn, bò hay người hiến tặng và van cơ học được sản xuất từ kim loại.
Thông thường loại van cơ học sẽ được dùng cho đối tượng dưới 65 tuổi. Còn van sinh học phù hợp hơn với người trên 65 tuổi hay người bệnh trẻ tuổi dị ứng không được dùng thuốc chống đông. Bởi người được thay van sinh học không phải sử dụng thuốc chống đông trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên van sinh học lại dễ bị thoái hóa và có tuổi thọ ít hơn.
Biện pháp phòng tránh hở van tim 2 lá
Tốt nhất, để không ảnh hưởng đến chức năng của tim cũng như không bị các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng tránh hở van tim 2 lá hiệu quả sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, khoa học và tốt cho tim mạch.
- Chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, và các khoáng chất tốt cho cơ thể như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt hay trái cây tươi, nước ép trái cam, bưởi, ổi,… Chúng đều có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch đồng thời cũng giúp giảm đáng kể lượng cholesterol có trong máu.
- Tránh xa các đồ ăn chứa nhiều chất béo xấu như đồ ăn vặt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, mỡ động vật, thuốc lá, rượu bia, đồ uống có gas,…
- Hạn chế ăn mặn, ăn đồ chứa nhiều I-ốt.
- Vận động, tập thể dụng mỗi ngày ít nhất 30 phút tùy theo thể trạng cơ thể, tránh vận động quá sức ảnh hưởng đến tim mạch.
- Bổ sung các thực phẩm chức năng an toàn giúp hỗ trợ chức năng của tim mạch.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần và gặp bác sĩ ngay nếu thấy có thể xuất hiện những biểu hiện lạ hay có nghi ngờ mắc bệnh hở van tim 2 lá.
Bài viết vừa rồi đã cung cấp những thông tin về vấn đề: Hở van 2 lá: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Hy vọng chúng sẽ hữu ích cho các bạn độc giả. Để biết chi tiết hơn về bệnh lý này, tốt nhất bạn nên tìm tới sự giúp đỡ của các y bác sĩ đầu ngành về tim mạch.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!