Bị đau răng khôn có nên nhổ không? Một số mẹo giúp giảm đau
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênBị đau răng khôn có nên nhổ không? Đây là vấn đề được khá nhiều người quan tâm, nhất là những người đang gặp phải tình trạng này. Theo các nha sĩ thì không phải bất cứ trường hợp nào cũng nên nhổ. Bởi răng khôn cũng có thể mang lại những lợi ích đáng kinh ngạc cho sức khỏe con người.
Bị đau răng khôn có nên nhổ không?
Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) thường mọc khi con người đã bước vào độ tuổi trưởng thành và có thể tự nhận thức mọi thứ. Đây cũng là nguyên nhân xuất phát của tên gọi này.
Răng khôn cần trải quá trình mọc chân răng và phải đợi thời gian đủ lớn thì mới có thể bắt đầu nhú lên khỏi lợi. Có rất nhiều người bị mọc răng này không thuận lợi gây đau đớn và không ít phiền toái. Do đó, với nhiều người, răng khôn chỉ có hại và không mang bất cứ một tác dụng gì về thẩm mỹ hay chức năng nhai.
Thực tế, hầu hết răng khôn đều phải cần phải nhổ.Theo kết quả khảo sát của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, thì dự tính hiện nay, có tới 85% răng khôn bị loại bỏ thay vì được tồn tại cùng con người đến hết quãng đời.
Theo các chuyên gia về răng hàm mặt, việc nhổ răng khôn thực sự cần thiết khi:
- Răng khôn mọc không đúng vị trí khiến cho chiếc răng bên cạnh bị đau thậm chí suy giảm chức năng nhai.
- Răng khôn khi mọc xuất hiện các u nang xung quanh khiến cho hàm bị tổn thương.
- Răng khôn mọc lệch làm tăng nguy cơ bị xô lệch cả hàm .
- Người mọc răng khôn thường xuyên bị nhiễm trùng ở các mô mềm tại vị trí sau chân răng trong cùng.
Bên cạnh đó, việc chần chừ khi nhổ răng khôn là cần thiết có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm mà chúng ta không thể lường trước. Trong đó, một số rủi ro mà nhiều người thường phải đối mặt đó là:
- Viêm lợi trùm: Do thức ăn bám vào kẽ giữa lợi và răng khiến lợi bị nhiễm trùng với triệu chứng sưng tấy, đau buốt.
- Viêm nha chu: Tình trạng này xảy ra khi răng không có sự bất thường về hình dạng, khiến thức ăn tồn đọng lâu ngày trên kẽ răng.
- Răng mọc chen chúc: Tình trạng răng khôn mọc lệch nếu để lâu có thể xô lấn răng số 7 khiến nó bị viêm thậm chí là bị phá hủy.
- Sâu răng: Khe hở ở vị trí giữa răng khôn mọc lệch và răng số 7 tạo điều kiện rất dễ khiến thức ăn bám vào. Đây chính cũng chính cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây nên tình trạng sâu răng.
- Viêm mô tế bào: Mọc răng khôn cũng có thể khiến chúng ta bị viêm mô tế bào với biểu hiện căng phồng má và thấy đau khi chạm vào. Thậm chí, việc nhai nuốt, nói chuyện cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
- Viêm khớp răng: Một vài trường hợp đău răng khôn có thể phát triển thành viêm khớp răng.
Khi nào đau răng khôn mà không cần nhổ
Không phải bất cứ trường hợp đau răng khôn nào cũng cần thiết phải nhổ.Chúng ta nên giữ lại những chiếc răng này trong trường hợp:
- Răng khôn mọc thẳng, không bị kẹt ở vị trí giữa mô xương và nướu. Trường hợp này, răng cũng có thể được giữ lại, tuy nhiên bạn cần dùng chỉ nha khoa và cả bàn chải chuyên dụng để làm sạch răng triệt để.
- Răng không mọc bị đau nhưng không biến chứng.
- Người mọc răng khôn đang mắc các bệnh lý như tim mạch, chứng rối loạn đông cầm máu hay đái tháo đường…
- Răng khôn khi nhỏ có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xoang hàm hay dây thần kinh…
Ngoài ra, nếu thực sự không cần thiết mà bạn vẫn quyết định nhổ răng thì một số biến chứng sau nhổ có thể xảy ra như:
- Bị đau buốt kéo dài không khỏi: Thông thường cảm giác này chỉ tồn tại khoảng 2 đến 3 ngày khi nhổ răng. Khi cơn đau kéo dài trong thời gian lâu hơn thì rất có thể bạn đã gặp biến chứng.
- Xuất huyết trong thời gian dài: Nếu kỹ thuật nhổ răng khôn của bác sỹ không chuẩn xác và có sai sót thì bạn sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng chảy máu chân răng trong thời gian dài. Nếu để lâu, tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
- Bị nhiễm trùng: Tình trạng này xuất hiện do nhiều nguyên nhân như dụng cụ, thiết bị nhổ răng không sạch sẽ hay quá trình chăm sóc răng miệng sau nhổ răng khôn chưa đúng cách. Khi bị nhiễm trùng, bạn sẽ có cảm giác đau nhức, khó khăn trong ăn uống và thậm chí là sốt cao.
- Dây thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Răng khôn mọc ở vị trí có rất nhiều dây thần kinh xung quanh, chính vì vậy nếu quá trình nhổ có sai sót thì tình trạng này có thể xảy ra. Biểu hiện của việc dây thần kinh bị tổn thương đó là ngứa hoặc đau ở nướu, lưỡi, môi và cả cằm.
Chính vì những nguyên do trên, khi bị đau răng không mà bạn phân vân có nên nhổ hay không thì tốt nhất hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý lựa chọn những cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt uy tín, đảm bảo chất lượng.
Mọc răng khôn đau phải làm sao để giảm tình trạng đau?
Những chiếc răng khôn trong quá trình mọc không khỏi khiến bạn có cảm giác đau đớn. Vậy cách làm giảm đau răng khôn nhanh chóng như thế nào, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau hiệu quả như sau:
Mẹo giảm đau răng hiệu quả khi mọc
Có rất nhiều cách chữa đau răng khôn hiệu quả mà bạn có thể áp dụng tại nhà, nhất là các mẹo dân gian. Phương pháp này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa các tác dụng phụ nếu dùng các loại thuốc kháng sinh giảm đau. Cụ thể:
- Chườm đá lạnh: Đây là phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để hạn chế sự viêm nhiễm hay cảm giác đau khi mọc răng khôn thông qua việc gây tê bằng nhiệt độ lạnh.
- Nhai hành tây giảm đau răng khôn: Trong hành tây có chứa lượng lớn chất kháng viêm cũng như kháng khuẩn. Chính vì vậy, việc sử dụng loại thực phẩm này thường xuyên khi mọc răng khôn sẽ giúp bạn hạn chế cảm giác đau và tình trạng viêm nhiễm.
- Đặt túi trà vào chỗ răng khôn đau: Theo nghiên cứu khoa học thì chất tanin chứa trong trà có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Điều này có nghĩa việc sử dụng túi trà cũng mang lại hiệu quả tốt trong việc giảm sưng đau, nhiễm khuẩn do mọc răng khôn.Chú ý để túi trà vào tủ lạnh trước khi sử dụng để gia tăng hiệu quả giảm đau.
Ứng dụng Tây y để trị đau răng
Bên cạnh mẹo dân gian, việc ứng dụng thuốc Tây y để giảm đau răng khôn cũng là cách được nhiều người lựa chọn.
- Dùng gel gây tê giảm đau răng
Loại gel này có chứa thành phần benzocaine. Đây là thành phẩm hoạt tính khả năng hạn chế cơn đau nhức ở nướu thông qua việc gây tê tại chỗ. Bạn có thể mua loại gel này ở các tiệm thuốc mà không cần kê đơn..
- Dùng thuốc giảm đau, chống viêm
Sử dụng thuốc chống viêm Ibuprofen: Đây là loại thuốc giảm đau mà người bị đau răng khôn có thể uống mà không cần sự kê đơn của bác sĩ. Ibuprofen không chỉ giúp hạn chế cảm giác đau nhức khó chịu mà còn có thể giảm tình trạng viêm nhiễm nướu do sự phát triển của răng số 8.
Sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin: Các loại thuốc này đều có tác dụng giảm đau răng khôn vô cùng tốt mà không cần kê đơn.
Dùng thuốc kháng sinh họ beta lactam cùng với metronidazol: Cách kết hợp này có thể đem lại hiệu quả giảm đau cao. Bởi nó có thể tiêu diệt cả vi khuẩn ái khí lẫn kỵ khí. Chú ý, kiêng rượu bia, thuốc lá trong thời gian dùng thuốc.
- Bổ sung vitamin A, D3, C, B2
Các loại vitamin A, D3, C hay B2 không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà còn rất cần cho người bị đau răng, giúp tăng sức đề kháng từ đó giảm thiểu cơn đau hiệu quả.
- Lưu ý khi áp dụng biện pháp Tây y để giảm đau răng khôn
Mặc dù các biện pháp Tây y mang lại hiệu quả giảm đau nhanh, tức thì tuy nhiên nó lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như viêm loét dạ dày, tổn thương gan, thận hay loãng xương,…Chính vì vậy, nếu chưa thực sự cần thiết, bạn không nên lựa chọn cách giảm đau này.
Việc uống thuốc giảm đau răng đa phần không cần sự kê đơn của bác sĩ nhưng bạn nên chú ý uống đúng liều lượng, thời gian và tránh lạm dụng thuốc. Bởi nếu hiện tượng nhờn thuốc xảy ra, bạn sẽ rất khó khăn trong việc điều trị một số bệnh lý sau này và điều này là vô cùng nguy hiểm.
Trong quá trình sử dụng thuốc Tây để giảm đau răng khôn, bạn cũng nên có chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học, hạn chế đồ ăn lạnh, nóng cay hay chua. Đồng thời hãy tránh ra rượu bia, thuốc lá và những chất kích thích khác.
Lưu ý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt để giảm đau
Bên cạnh các mẹo dân gian hay việc sử dụng thuốc Tây y thì một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học cũng là cách giảm đau răng khôn hiệu quả. Cụ thể:
Về chế độ ăn uống:
- Kiêng đồ ngọt: Thức ăn chứa nhiều đường khi bị mắc kẹt trong nướu hoặc răng trong quá trình răng khôn đang mọc sẽ tạo điều kiện nhiều loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
- Kiêng đồ ăn cứng, dai, có vị chua, cay hay quá mặn: Bởi những thực phẩm này sẽ làm kích ứng lợi, khiến tình trạng đau răng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
- Kiêng uống đồ uống chứa cồn và gas: Các loại nước này đều tăng nguy cơ viêm nhiễm cho răng miệng vốn đang bị tổn thương.
- Nên ăn thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt: Điều này giúp người bị đau răng khôn ăn ngon miệng hơn mà không làm lợi bị tổn thương.
- Uống nhiều nước mỗi ngày: Việc này sẽ giúp rửa trôi các mảng bám thức ăn hay các loại vi khuẩn có hại ra khỏi răng, nướu và khoang miệng.
- Ăn nhiều rau xanh, uống sinh tố hoa quả: Những thực phẩm này có tác dụng làm mát cơ thể và tăng cường sức đề kháng, giúp bạn chống chọi lại nhiều loại bệnh tật.
Về sinh hoạt hằng ngày:
- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tác dụng khử trùng, sát khuẩn vô cùng tốt. Bên cạnh đó nó cũng giúp thuyên giảm cơn đau mọc răng khôn do sự tích tụ các loại vi khuẩn gây hại tại nướu
- Giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận khi mọc răng khôn: Gồm việc đánh răng 2 lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa hay nước muối sinh lý, nước súc miệc để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
- Giữ không gian sống sạch sẽ: Điều này giúp hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập vào răng miệng khiến tình trạng đau răng khôn trở nên nghiêm trọng hơn.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giải đáp giúp bạn thắc mắc: Bị đau răng khôn có nên nhổ không? Tuy nhiên, để có sự tư vấn tốt nhất và chi tiết hơn về vấn đề này, tốt nhất bạn nên đi khám nha sỹ tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, qua đó có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!