Vì Sao Châu Bản Triều Nguyễn – Ngự Dược Nhật Kí Được UNESCO Công Nhận Là Di Sản Tư Liệu Thế Giới
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên
Châu bản triều Nguyễn – Ngự dược nhật ký của Việt Nam đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới năm 2017. Cũng vì đặc biệt quý hiếm nên ít người được biết về nguồn tư liệu quý của nước nhà…
Vì sao Châu Bản Triều Nguyễn – Ngự dược nhật kí được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới
Châu bản triều Nguyễn là các tài liệu hành chính hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước của triều Nguyễn (1802-1945) do Hoàng đế ban hành. Châu bản là tài liệu gốc, duy nhất có bút phê duyệt của các Hoàng đế triều Nguyễn với nhiều hình thức phê phong phú và độc đáo như: Châu điểm, châu phê, Châu khuyên, Châu mạt… được quy định chặt chẽ về chức năng và thẩm quyền ban hành.
Châu bản triều Nguyễn- Ngự dược Nhật Ký chủ yếu được viết trên giấy dó, phản ánh về các vấn đề đời sống xã hội, các chính sách đối nội, đối ngoại, các biến động lịch sử của Việt Nam thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20. Đặc biệt, đặc biệt là nền Y học dưới vương triều Nguyễn.

Châu bản triều Nguyễn – Ngự dược Nhật Ký có nhiều giá trị nổi bật như:
Tính xác thực cao:
Những sự kiện được ghi chép trong cuốn Châu bản triều Nguyễn – Ngự dược Nhật Ký là những thông tin phục vụ cho công tác quản lý xã hội, được tiếp nhận, xử lý bởi chính các vua triều Nguyễn. Hình thức văn bản cũng được quy trình chặt chẽ, các hình thức thể hiện trên văn bản như con dấu, chữ viết của vua… rất khó ngụy tạo. Vì vậy, Châu bản triều Nguyễn – Ngự dược Nhật Ký mang tính xác thực cao.
Ngoài ra, dưới triều Nguyễn, Châu bản là nguồn sử liệu quan trọng để biên soạn các bộ sử, các sách điển lệ chính thống như: “Đại Nam thực lục chính biên,” “Đại Nam nhất thống chí,” “Quốc triều chính biên toát yếu”… Đây là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu về triều Nguyễn và giai đoạn cuối cùng của chế độ phong kiến trên toàn thế giới.
Ý nghĩa quốc tế
Châu bản triều Nguyễn – Ngự dược Nhật Ký lưu bút tích phê duyệt trực tiếp bằng mực son của các vua triều Nguyễn và sử dụng 4 loại chữ viết là chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. Hệ thống chữ viết trên Châu bản triều Nguyễn – Ngự dược Nhật Ký phản ánh các biến chuyển trong việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến giữa thế kỷ 20. Ngoài ra, Châu bản Triều Nguyễn – Ngự dược Nhật Ký còn phản ánh những biến động trong hệ tư tưởng xã hội và sự tác động của làn sóng văn hóa từ các quốc gia xâm chiếm tới các quốc gia thuộc địa.
Tính quý hiếm
Trải qua những biến cố thăng trầm của thời gian, bút tích phê duyệt của nhà vua, những hình dấu in trên văn bản, hình thức văn bản, ngôn ngữ… trong Châu bản triều Nguyễn – Ngự dược Nhật Ký đều trở thành những tư liệu lịch sử vô giá, cung cấp những thông tin hữu ích về lĩnh vực xã hội của các triều Nguyễn, đặc biệt là nền Y học của Thái Y Viện triều Nguyễn.
Với những giá trị độc đáo và nổi bật này, năm 2014, Châu bản triều Nguyễn được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu Châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2017, UNESCO lại tiếp tục công nhận Châu bản triều Nguyễn của Việt Nam là di sản tư liệu thế giới.
Nhất Nam Y Viện – Đơn vị may mắn có được Châu Bản Triều Nguyễn – Ngự dược nhật kí
Xuất phát từ ý niệm phục dựng những giá trị của Thái Y Viện triều Nguyễn nói riêng và những giá trị về lịch sử văn hóa nói chung, Nhất Nam Y Viện đã hợp tác với Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc dành nhiều năm nghiên cứu và phục dựng lại Thái Y Viện triều Nguyễn.
Với sự am hiểu và niềm đam mê với nền YHCT dân tộc, TS.BS CKII Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc phụ trách chuyên môn Nhất Nam Y Viện, Nguyên trưởng khoa Nội, Bệnh viện YHCT Trung ương đã đến cố đô Huế để gặp gỡ nhiều nhân vật và tổ chức để sưu tầm những bài thuốc quý của Thái Y Viện triều Nguyễn.

Sau khi gặp gỡ các đơn vị, tổ chức, TS.BS CKII Nguyễn Thị Vân Anh đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều tư liệu quý hiếm, trong đó có cuốn Châu bản triều Nguyễn – Ngự dược Nhật Ký. Đây là báu vật chứa đựng gần 150 năm lịch sử y học cung đình Huế.
BS CKII Nguyễn Thị Vân Anh cho biết: “Châu bản triều Nguyễn – Ngự dược nhật ký chứa đựng rất nhiều giá trị về Y học của Thái Y Viện triều Nguyễn. Tôi đã được mở mang tầm hiểu về nền YHCT của dân tộc khi được tiếp cận với những công thức, bài thuốc và vị thuốc quý trong cuốn Châu bản triều Nguyễn – Ngự y dược Nhật ký”.
Với những giá trị lịch sử và giá trị về y học to lớn, cuốn Châu bản triều Nguyễn đã giúp TS.BS CKII Nguyễn Thị Vân Anh cùng các cộng sự của Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc phục dựng và nghiên cứu thành công nhiều bài thuốc quý hiếm sau này, giúp hàng nghìn người thoát khỏi nỗi ám ảnh của bệnh tật.
Hà Nội: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh
Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức
Hotline tư vấn và đặt lịch lịch khám: Tại Hà Nội (024) 8585 1102 hoặc Tại HCM: (028) 6279 1102
BÀI ĐỌC THÊM: