Bệnh Ho Gà Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Hướng Điều Trị

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Bệnh ho gà là một bệnh lý hô hấp có tính truyền nhiễm, có thể lây lan nhanh chóng. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lý này là gì, cách điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao?

Bệnh ho gà là gì?

Bệnh ho gà là một bệnh lý đường hô hấp có tính truyền nhiễm. Bệnh do vi khuẩn Bordetella pertussis tấn công và gây bệnh cho cơ thể. Trong giai đoạn đầu tiên, bệnh có những dấu hiệu khá giống với tình trạng cảm lạnh thông thường nên khó chẩn đoán.Ho gà có thể khởi phát bệnh ở mọi đối tượng nhưng đối tượng thường mắc bệnh và gặp phải nhiều nguy hiểm nhất là trẻ em dưới 1 tuổi.

benh ho ga
Bệnh ho gà là một bệnh lý đường hô hấp có tính truyền nhiễm thường xảy ra ở trẻ nhỏ

Triệu chứng bệnh ho gà

Các dấu hiệu bệnh ho gà thường biểu hiện qua từng giai đoạn khác nhau. Người bệnh có thể nhận biết bệnh lý này thông qua các triệu chứng như sau:

Trong giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn này có thể kéo dài từ 7 đến 20 ngày. Lúc này, người bệnh đã mang vi khuẩn gây ho gà nhưng chưa có triệu chứng khởi phát bên ngoài cơ thể.

Giai đoạn viêm long

Giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Người bệnh có các triệu chứng xuất hiện như hắt hơi, ho khan, chảy nước mũi và có biểu hiện sốt nhẹ.Ở trẻ sơ sinh, trong giai đoạn này có thể xuất hiện tình trạng “ngừng thở” rất nguy hiểm. Trong những ngày cuối thuộc giai đoạn này, các cơn ho của người bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Giai đoạn phát bệnh

Đây là giai đoạn kéo dài từ 1 đến 6 tuần. Có trường hợp người bệnh có thể kéo dài đến 10 tuần. Ở giai đoạn này, các triệu chứng bệnh có thể biểu hiện như sau:

  • Người bệnh ho rũ rượi liên tục, cơn ho tăng nặng hơn về đêm. Các cơn ho nhanh có thể khiến người bệnh tím tái, chảy nước mũi, nước mắt.
  • Khi người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ ho do gắng sức sẽ hít vào nhanh làm thanh môn co thắt dẫn đến xuất hiện các tiếng rít lớn như tiếng gà rít.
  • Người bệnh khạc ra các đờm trắng và dính như lòng trắng trứng.
  • Trẻ xuất hiện tình trạng nôn trớ do ho kéo dài. Ngoài ra còn có triệu chứng mệt mỏi, người đổ mồ hôi và có dấu hiệu thở gấp.
  • Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể phát hiện tình trạng bệnh cho con qua những cơn ngừng thở ngắn, cơ thể trẻ bị tím tái.
benh ho ga
Khi phát bệnh trẻ có thể bị ho rất dữ dội

Giai đoạn phục hồi

Giai đoạn phục hồi thường kéo dài trong khoảng 2 hoặc 3 tuần. Các cơn ho của người bệnh ít đi, bắt đầu hạ sốt. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát gây ra tình trạng viêm phổi nếu không có biện pháp chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh ho gà là do sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn ho gà Bordetella pertussis. Đây là vi khuẩn thuộc dạng có kích thước nhỏ nhất với hai đầu nhỏ.Khi xâm nhập vào đường hô hấp trên, vi khuẩn này sẽ bám chặt lấy các nhung mao của đường hô hấp trên. Khi đã bám chắc vào nhung mao, vi khuẩn sẽ giải phóng độc tố gây tổn thương cho cơ quan này và tấn công hệ hô hấp.

Do khả năng tồn tại của chủng vi khuẩn này ngoài môi trường rất yếu, nhất là môi trường có nhiệt độ cao, ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Do đó, bệnh ho gà thường lây lan trong khu vực môi trường khép kín, ít có ánh sáng trực tiếp và ẩm thấp.

Bệnh ho gà có nguy hiểm không? Có lây không?

Bệnh ho gà có lây không, lây qua đường nào và có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Đây là bệnh hô hấp có khả năng lây nhiễm cao và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây qua đường hô hấp thông thường hoặc qua tiếp xúc với dịch đờm hoặc nước bọt của người bệnh.Vi khuẩn ho gà ở người bệnh có khả năng lây nhiễm mạnh nhất trong vòng 2 tuần đầu khi người bệnh phát sinh các triệu chứng. Thông thường, nếu được điều trị ho đúng, sau này 5 kể từ khi khởi phát triệu chứng, nguồn vi khuẩn trong cơ thể bị vô hiệu hóa, khó có khả năng lây nhiễm.

benh ho ga
Ho gà có khả năng lây nhiễm cao, có thể bùng phát thành dịch

Ho gà là bệnh lý hô hấp khá nguy hiểm. Đặc biệt, bệnh thường khởi phát ở trẻ sơ sinh và trở nhỏ – đối tượng rất dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn yếu. Do đó, các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý đến bệnh lý này. Các biến chứng bệnh nguy hiểm có thể gặp phải khi trẻ bị ho gà là:

  • Trẻ có thể bị viêm phế quản, viêm phổi.
  • Biến chứng ngừng thở ngắn, trẻ có thể bị ho mãn tính. Ở trẻ dưới 1 tuổi, biến chứng ngưng thở có thể gây tử vong.
  • Người bệnh có thể gặp phải tình trạng thoái vị, lồng ruột hoặc sa trực tràng.
  • Một tỷ lệ thấp người bệnh có thể gặp phải biến chứng viêm não, để lại nhiều di chứng và gây tử vong.

Đối với người trưởng thành, ho gà là bệnh lý hô hấp khá đơn giản, chỉ khởi phát với các triệu chứng nhẹ và hoàn toàn có thể tự thuyên giảm.

Chẩn đoán và điều trị

Ho gà là bệnh lý hô hấp có thể điều trị khỏi nếu có phương pháp điều trị đúng cách, kịp thời. Ở người có các triệu chứng bệnh nhẹ hoàn toàn có thể tự cách ly, theo dõi y tế tại nhà dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Trong trường hợp người bệnh nặng, cần đưa ngay đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được điều trị.

Điều trị bằng thuốc

Điều trị ho gà bằng thuốc Tây y là phương pháp điều trị tích cực nhất, thích hợp để điều trị các triệu chứng cấp tính. Người bệnh có thể được điều trị bệnh ho gà bằng các nhóm thuốc sau:

Nhóm kháng sinh đặc hiệu: 

  • Erythromycin: Dùng theo liều 50mg/kg/ngày trong vòng 14 ngày để giảm lây nhiễm, diệt vi khuẩn.
  • Ampicillin: Dùng theo liều 70 – 100mg/kg/ngày trong 8 đến 10 ngày để chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu hoặc tiêu hóa.

Nhóm thuốc kháng sinh:

  • Sử dụng dung dịch Dimedrol 0,15% liều uống từ 5 đến 10ml/lần, 2 – 3 lần/ngày.
  • Sử dụng Histamin tổng hợp.
  • Dùng siro Phenergan liều từ 10 đến 20ml/ngày, Seduxen với liều 1 – 2mg/kg/ngày hoặc Gardenal liều 2 – 3mg/kg/ngày.

Nhóm thuốc chống bội nhiễm:

Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng Amoxicillin hoặc Cephalosporin.Ngoài ra, khi chăm sóc trẻ bị ho gà, cha mẹ cần cho trẻ ăn nhiều bữa, bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin A, B1, B6 và C, D. Trông trẻ ở những nơi thoáng mát và ít gió lùa.

XEM THÊM:

benh ho ga
Cha mẹ có thể sử dụng kháng sinh để chữa bệnh cho trẻ

Cách trị ho gà tại nhà

Để giảm tác dụng phụ của thuốc và hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian điều trị tại nhà sau đây:

  • Chữa ho gà bằng tỏi: Tỏi là thuốc kháng sinh tự nhiên rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng giảm viêm nhiễm, diệt khuẩn tốt. Người bệnh có thể uống nước ép tỏi để cải thiện bệnh.
  • Chữa ho gà bằng gừng: Gừng giúp làm ấm họng, diệt vi khuẩn và giảm đau rát cổ họng. Người bệnh sử dụng một nhánh gừng tươi, rửa sạch và giã lấy nước cốt. Pha nước cốt gừng với nước cây cỏ cà ri và mật ong để uống hàng ngày.
  • Dùng lá tía tô: Lá tía tô có tác dụng kháng khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt mầm bệnh, giảm viêm đường thở. Ngoài ra, tinh dầu lá tía tô giúp giảm ho và ức chế cơn co thắt. Có thể sử dụng khoảng 10gr lá tía tô, đun với nước và uống hàng ngày.
benh ho ga
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa ho gà tốt nhất cho trẻ

Cách phòng bệnh ho gà ở trẻ em

Bệnh ho gà thường xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, cha mẹ cần lưu ý các biện pháp phòng ngừa bệnh sau đây:

  • Tiêm vắc xin ho gà cho trẻ để bảo vệ trẻ theo lịch tiêm chủng của Bộ Y tế, tiêm đủ mũi vắc xin để có thể bảo vệ trẻ một cách tốt nhất.
  • Không nên cho trẻ tiếp xúc với những người bị bệnh hoặc những người có bệnh lý hô hấp khác.
  • Cần rửa sạch cho trẻ sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc với các vật dụng nơi công cộng.
  • Nếu gia đình có người bị ho gà, cần cách ly y tế và điều trị dứt điểm, tránh lây lan.
  • Sử dụng riêng dụng cụ cá nhân.

Bệnh ho gà là bệnh lý rất nguy hiểm nếu xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì thế, cha mẹ cần chủ động quan sát, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh bất thường của con để cho con đi khám và điều trị triệt để. Bên cạnh đó, cha mẹ cần tiêm vắc xin đầy đủ để bảo vệ trẻ một cách tốt nhất.

TÌM HIỂU THÊM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *