Ho Khó Thở

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Ho nhiều khó thở khiến cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm. Vậy bị ho khó thở là bệnh gì, có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp những vướng mắc trên. 

Ho là phản xạ tự nhiên của hệ hô hấp nhằm tống các dị vật trong đường thở ra ngoài. Trong nhiều trường hợp, ho cũng là dấu hiệu của các bệnh lý. Khi các cơn ho kéo dài sẽ tác động tiêu cực lên sức khỏe người bệnh. Người bệnh sẽ thấy tức ngực, khó thở, đau rát họng…

Ho khó thở là dấu hiệu của bệnh gì?

Khi có những vấn đề xảy ra ở nhu mô phổi, phế quản sẽ tạo ra các kích thích phản ứng viêm tại đây. Niêm mạc đường thở bị tăng sinh, phì đại làm suy giãn nở phế nang gây ra hiện tượng khó thở. Bên cạnh đó các dịch nhầy, đờm ứ đọng trong cổ họng, cản trở quá trình hô hấp. Ho khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như:

Các bệnh lý về tim mạch

Tim mạch vốn đóng vai trò bơm máu đến các cơ quan trên cơ thể và mang oxy đến phổi. Khi tim mạch có vấn đề, phổi không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết dẫn đến các triệu chứng ho, khó thở và tức ngực.Ho khó thở có thể cảnh báo các bệnh tim mạch nguy hiểm như suy tim, tắc nghẽn mạch máu. Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn…

ho kho tho
Ho khó thở có thể là triệu chứng của các bệnh tim mạch

Bệnh lý về đường hô hấp

Đa số các bệnh về đường hô hấp đều gây ra triệu chứng ho. Người bệnh thường ho nhiều kéo theo tình trạng tức ngực và khó thở. Bệnh thường bùng phát ở những đối tượng có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người già… Một số bệnh hô hấp thường gây ho khó thở gồm:

  • Cảm lạnh: Cơ thể dễ bị vi khuẩn, virus tấn công khi thời tiết giao mùa gây ra bệnh cảm lạnh. Người bệnh thường bị ho nhiều, ho có đờm. Dịch nhầy và đờm làm bít tắc đường thở dẫn đến tức ngực, khó thở.
  • Viêm phế quản: Bệnh gây tích tụ dịch nhầy trong đường dẫn khí khiến người bệnh bị ho khó thở vào ban đêm. Ngoài ra bệnh nhân còn bị đau họng, đặc biệt là khi nuốt thức ăn.
  • Hen suyễn: Hen suyễn gây cho người bệnh tình trạng ho và khó thở, thở rít, thở gấp đi kèm đờm đặc. Ho hen khó thở bệnh dễ bùng phát mạnh khi gặp các tác nhân kích ứng.

Các bệnh liên quan đến phổi

Ho và khó thở có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý về phổi. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây viêm tại phổi. Người bệnh có thể đang đối mặt với các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, tràn khí màng phổi, lao, hay thậm chí là ung thư phổi….Bên cạnh triệu chứng ho nhiều, khó thở, người mắc bệnh về phổi còn thấy đau tức ngực, ho ra máu, cơ thể suy nhược, sụt cân nhanh chóng. Khi thấy cơ thể có các biểu hiện trên, bạn nên đi khám để có biện pháp điều trị kịp thời.

Bệnh lý tiêu hóa

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, các acid ở dạ dày sẽ trào lên, ứ đọng ở vùng niêm mạc họng. Cổ họng khi này dễ bị viêm, gây ra ho. Đây được coi là triệu chứng thứ phát của bệnh trào ngược.Ngoài ra khi cơ thể bị kích ứng bởi các loại thực phẩm hay sự thay đổi thời tiết cũng khiến cho cơn ho bùng phát. Tình trạng này chuyển nặng dẫn theo cảm giác tức ngực và khó thở.

ho kho tho
Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh cũng cảm thấy khó thở, ho nhiều

Ho khó thở có gây nguy hiểm không?

Tình trạng khó thở, ho nhiều có thể được cải thiện nếu người bệnh sớm được chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp chủ quan khi điều trị dẫn đến bệnh chuyển thành mãn tính.Khi này, việc điều trị bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn và bệnh dễ tái phát. Không những vậy, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng tim, viêm phổi, thuyên tắc phổi hay ung thư vòm họng, ung thư phổi… đe dọa đến tính mạnh.

Người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đặc biệt khi thấy tình trạng ho tức ngực khó thở có đờm kéo dài dai dẳng. Sớm có biện pháp điều trị ho sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

ho kho tho
Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm

Những cách điều trị bệnh ho khó thở hiệu quả

Khi bị ho khó thở phải làm sao là lo lắng của nhiều người bệnh. Dựa trên nguyên nhân và mức độ bệnh mà các biện pháp chữa bệnh được áp dụng sẽ khác nhau. Người bệnh có thể tự cải thiện triệu chứng ở nhà bằng mẹo dân gian hoặc điều trị bằng các loại thuốc Đông, Tây y.

Cách chữa ho khó thở tại nhà

Trường hợp bệnh nhẹ, bạn có thể áp dụng nhiều mẹo dân gian để tự cải thiện triệu chứng tại nhà. Phương pháp này được ưa chuộng nhờ tính an toàn, tiện lợi. Cách này có thể sử dụng cho nhiều đối tượng có cơ địa nhạy cảm. Các cách chữa bệnh ho và khó thở gồm có:

  • Bạc hà

Bạc hà cũng được biết đến là loại thảo dược có tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Nhiều bài thuốc cổ truyền sử dụng bạc hà để giảm đau họng và các vấn đề về hô hấp như ho, khó thở một cách dễ dàng. Ngoài ra, thảo dược này còn có công dụng loại bỏ đờm có trong đường thở. Dùng bạc hà để ngửi hoặc hít bạc hà mỗi ngày cũng giúp người bệnh dễ thở hơn.Cách thực hiện: Bạn chuẩn bị 1 nắm bạc hà, rửa sạch và để ráo nước. Bạc hà được giã nhuyễn, vắt lấy phần nước cốt. Người bệnh dùng nước cốt bạc hà để uống thành 2 lần trong ngày. Duy trì thực hiện đều đặn khoảng 1 tuần, người bệnh sẽ thấy bệnh thuyên giảm đáng kể

ho kho tho
Bạc hà – thảo dược thiên nhiên chữa ho khó thở
  • Quả sung 

Trong quả sung chứa nhiều vitamin, khoáng chất gồm vitamin A,  B, kẽm và sắt… Các chất dinh dưỡng này mang đến công dụng giúp chữa lành tổn thương, giảm đau. Sung giúp điều tiết chất nhầy dưa thừa từ đó giảm tình trạng viêm họng. Sung cũng hỗ trợ giảm sưng đau dây thanh quản.Cách thực hiện: Bạn dùng 10 quả sung tươi gọt bỏ và thái lát. Sung được đem sắc lấy nước, bỏ thêm đường phèn khi sôi. Người bệnh dùng nước sung để uống hàng ngày.

  • Tỏi 

Trong thành phần của tỏi có allicin có công dụng kháng khuẩn. Tỏi giúp ngăn ngừa tình trạng ho, thở khò khè, loại bỏ các vi khuẩn cản trở đường thở. Thực phẩm này cũng giàu các chất dinh dưỡng bao gồm mangan, vitamin C, B6, selen và chất xơ.Cách thực hiện: Bạn dùng 2-4 tép tỏi nguyên vỏ đem nướng cho đến khi cháy xém bên ngoài. Người bệnh dùng phần ruột tỏi để ăn trực tiếp mỗi ngày.

Cách chữa bằng thuốc Tây y

Thuốc Tây y được sử dụng trong trường hợp bệnh ho khó thở lâu ngày. Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm để kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc tây thường đường dùng trong điều trị ho khó thở gồm:

  • Thuốc giãn động mạch: Amlodipin; Verapamil; Captopril;… chỉ định cho người bệnh bị thuyên tắc phổi. Thuốc có tác đánh tan cục máu đông, giúp người bệnh dễ thở hơn, giảm ho, đau tức ngực.
  • Kháng sinh: Penicillin; Amoxicillin; Erythromycin;… dùng trong các trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn, virus.
  • Thuốc giảm ho: Dextromethorphan; Terpin Codein;… được kê cho trường hợp bệnh nhân ho nhiều, có biểu hiện đau tức ngực.

XEM THÊM:

ho kho tho
Người bệnh nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp

Bên cạnh việc dùng thuốc, bác sĩ còn có thể sử dụng một số can thiệp y học để tăng hiệu quả điều trị, trong đó có:

  • Máy khí dung: Có tác dụng giúp thuốc thẩm thấu và phát huy tác dụng nhanh chóng hơn.
  • Tiêm hóa chất: Dùng trong trường hợp người bệnh bị tràn khí màng phổi. Các hóa chất phổ biến gồm có Bleomycin; Talc vô khuẩn; Tetracyclin;…

Thuốc Tây y giúp làm thuyên giảm nhanh triệu chứng. Tuy vậy, nếu dùng trong thời gian dài hoặc dùng sai liều lượng, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ. Bởi vậy khi điều trị bằng thuốc Tây bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và không tự ý mua, dùng thuốc hay dùng sai hướng dẫn.

Những lưu ý cho người bệnh ho khó thở

Để việc điều trị ho khó thở đau đầu đạt hiệu quả cao, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:

  • Người bệnh nên tắm bằng nước nóng và uống nước ấm để cải thiện tình trạng sức khỏe
  • Súc miệng nước muối thường xuyên giúp loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh
  • Bạn nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục điều độ để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể
  • Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, hô hấp và tim mạch
  • Khi thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường, khó thở trầm trọng, người bệnh nên nhanh chóng đi khám và kiểm tra để có biện pháp điều trị kịp thời
  • Người bệnh không được sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá nếu không muốn bệnh nặng hơn

Khi bị ho khó thở, có thể cơ thể bạn đang gặp những vấn đề nghiêm trọng. Bạn không nên chủ quan mà nên sớm có biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh phù hợp. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình những thông tin cần thiết về bệnh.

TÌM HIỂU THÔNG TIN:

  • Ho về đêm là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì, điều trị như thế nào?
  • Ho sổ mũi sốt là bệnh gì, uống thuốc gì nhanh khỏi?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *