Tác Dụng Và Cách Ngâm RƯỢU GỪNG Đúng Chuẩn Mà Bạn Nên Biết
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênGừng tươi là một loại nguyên liệu thường được sử dụng để giảm chứng đau bụng, làm đẹp da cũng như giữ dáng. Bên cạnh đó, việc ngâm rượu gừng còn mang tới cho người dùng rất nhiều công dụng khác về sức khỏe. Để biết chi tiết về tác dụng cũng như cách ngâm loại rượu này, các bạn không nên bỏ qua nội dung bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện.
Tác dụng nổi bật của rượu gừng đối với sức khỏe con người
Rượu gừng được biết tới với nhiều công dụng tuyệt vời nên phần lớn trong bất cứ gia đình nào cũng đều chuẩn bị sẵn một hũ rượu ngâm gừng. Cụ thể, gừng mang tới tác dụng hiệu quả trong việc điều trị cảm, giảm cảm giác đau nhức xương khớp và rất tốt cho các sản phụ sau sinh. Rượu ngâm với gừng còn hỗ trợ cải thiện các vấn đề về tim mạch, hạn chế ung thư và làm chậm quá trình lão hóa.
Ngoài việc sử dụng rượu gừng trị đau xương khớp, dưới đây là một số tác dụng của loại rượu này đối với sức khỏe con người mà bạn có thể tham khảo thêm:
- Giảm cảm giác buồn nôn hay khó tiêu: Đồ uống từ gừng hay rượu ngâm gừng đều được biết tới với khả năng giải quyết các vấn đề liên quan tới chứng khó tiêu. Bên cạnh đó, gừng còn có khả năng làm giảm độ axit, giảm viêm, loại bỏ chứng buồn nôn.
- Trị đau bụng, kém ăn, ho mất tiếng: Để có thể làm giảm các triệu chứng này các bạn cần dùng khoảng 10 – 20ml rượu ngâm gừng, ngày dùng 2 – 3 lần cho tới khi các triệu chứng trên thuyên giảm hẳn thì dừng lại.
- Giải cảm lạnh: Trong trường hợp bạn bị cảm cúm, cảm lạnh thì có thể dùng rượu gừng để làm ấm cơ thể. Tuy nhiên, hãy thận trọng khi dùng chung với các loại thuốc Tây để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
- Giảm viêm: Các bài thuốc Đông y thường sử dụng gừng để tạo thành các phương thuốc giảm viêm. Y học hiện đại cũng đang bắt đầu chứng thực những phát hiện này vào việc làm giảm chứng đau viêm khớp và các bệnh viêm nhiễm khác.
- Hỗ trợ chống ung thư: Một số thành phần có trong gừng còn được biết tới với đặc tính chống ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng. Do đó, bạn có thể uống rượu gừng hàng ngày để phòng tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
- Giúp giữ dáng: Do gừng có tính ấm nên chúng có thể giúp tan lượng mỡ thừa ở bụng cũng như các vùng có nhiều mờ như bắp đùi và bắp tay. Bạn có thể dùng loại rượu ngâm này massage để các dưỡng chất thấm sâu vào da, đánh bay mỡ.
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu sử dụng rượu ngâm gừng thường xuyên sẽ mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Cụ thể, loại rượu này có khả năng làm giảm cholesterol xấu và giúp huyết áp ổn định, hạn chế tình trạng huyết áp cao.
- Tốt cho mẹ sau sinh: Rượu ngâm với nghệ và gừng được các chị em sau sinh khá ưa chuộng. Bởi chúng có khả năng trị mỡ thừa, trị rạn da cũng như giúp se khít lỗ chân lông khá hiệu quả nhằm giúp các nàng sớm lấy lại được vóc dáng như trước. Hơn nữa, rượu ngâm gừng khi được bổ sung thêm nghệ sẽ tăng thêm tính an toàn và công dụng hữu quả trong việc cải tạo làn da, làm lành vết thương.
- Làm chậm quá trình lão hóa: Lão hóa là quá trình khó tránh khỏi khi con người già đi. Tuy nhiên, nếu nếp nhăn, tàn nhang xuất hiện quá sớm sẽ khiến nhan sắc của chị em bị ảnh hưởng và xuống cấp nghiêm trọng. Vì thế, việc sử dụng gừng làm rượu ngâm có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa và các dấu hiệu đi kèm. Theo đó, rượu gừng sẽ làm giảm căng thẳng, khiến người dùng cảm thấy thoải mái, từ đó hạn chế được nguy cơ bị lão hóa sớm.
- Giảm bệnh mãn tính: Rau xanh, trái cây, các hoạt hạt,… hay gừng đều có chứa một lượng phytonutrients lớn nên có khả năng chống oxy hóa, hạn chế tình trạng viêm nhiễm mãn tính. Việc sử dụng rượu ngâm gừng thường xuyên còn có vai trò lớn trong việc ngăn ngừa bệnh viêm khớp hay ung thư.
Hướng dẫn cách ngâm rượu gừng đúng chuẩn và đơn giản nhất
Cách ngâm rượu gừng khá đơn giản, nguyên liệu chuẩn bị cũng không đắt đỏ như một số loại rượu thuốc khác. Dưới đây là cách làm chi tiết và những nguyên liệu mà bạn cần chuẩn bị để có một hũ rượu ngâm gừng chất lượng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Để ngâm rượu gừng mang lại hiệu quả tốt, các bạn nên lựa chọn những củ gừng già, vỏ bóng, màu nâu sậm. Những củ gừng đủ tiêu chuẩn sẽ có nhiều xơ, ruột màu vàng tươi đặc trưng và đường vân tròn rõ nét. Thêm vào đó, gừng già sẽ có mùi thơm cùng hương vị cay nồng.
Các bạn nên tìm mua gừng ta thay vì gừng Trung Quốc. Được biết, gừng ta sẽ có kích thước nhỏ, sần sùi, chia thành nhiều nhánh nhỏ và khó cạo hơn nhiều so với gừng Trung Quốc. Tuy nhiên, bù lại gừng ta thơm, giàu tinh dầu hơn nên khi ngâm rượu sẽ gia tăng hàm lượng dưỡng chất.
Về rượu, các bạn nên chọn loại rượu có nồng độ cồn từ 40 – 50 độ để dược liệu có thể tiết ra hết chất. Lưu ý, cần dùng loại rượu có nguồn gốc rõ ràng, tránh mua rượu không rõ nguồn gốc để ngâm gừng.
Cách thực hiện
Theo các chia sẻ trên mạng xã hội, bạn có thể đập nát củ gừng, thái gừng thành từng lát hoặc thậm chí là ngâm nguyên củ gừng. Việc ngâm như thế nào cho đúng sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng của từng người.
Thông thường, muốn rượu ngâm cùng gừng phát huy được hết tác dụng thì các bạn nên thái gừng thành từng lát mỏng để các dưỡng chất dễ thẩm thấu vào trong rượu. Cụ thể các bước làm như sau:
- Sơ chế gừng bằng cách rửa gừng thật sạch, nhưng không nên cạo sạch vỏ.
- Ngâm gừng với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình ngâm rượu.
- Sau khi ngâm nước muối thì vớt gừng ra và để ráo.
- Bạn có thể cắt gừng thành từng kiếng mỏng, đập dập hoặc để nguyên củ tùy theo mục đích sử dụng.
- Bỏ gừng vào bình thủy tinh ngâm với tỷ lệ 1kg gừng đi kèm 2 lít rượu trắng 40 – 50 độ.
- Ngâm trong khoảng 1 tháng thì bạn có thể lấy ra và sử dụng.
Lưu ý, trong quá trình ngâm rượu với gừng cần để nơi thoáng mát, tránh để rượu lên bọt hay chuyển màu. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp rượu, gừng với nghệ hoặc hạt gấc để chữa bệnh theo nhu cầu.
Một số lưu ý khi sử dụng rượu gừng
Rượu gừng là loại rượu thuốc thường thấy trong các gia đình Việt, tuy nhiên để sử dụng hợp lý và an toàn thì các bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Sau khi mua nguyên liệu về, các bạn cần rửa sạch vỏ, mang đi phơi qua 1 nắng để làm giảm bớt lượng nước có trong gừng mới đem ngâm rượu.
- Không nên lạm dụng việc sử dụng rượu gừng vì gừng có tính nóng sẽ làm ảnh hưởng tới gan và dễ khiến da bị tổn thương.
- Không dùng rượu ngâm gừng cho trẻ nhỏ.
- Phụ nữ đang cho con bú không nên xoa hỗn hợp ngâm lên bầu ngực.
- Không xoa rượu lên vùng mặt hay vùng da dễ nhạy cảm, khu vực có vết thương hở.
- Chỉ xoa với lượng vừa phải lên da hoặc các bộ phận đang bị đau nhức xương khớp.
- Bạn có thể dùng loại rượu này trong thời gian dài để thấy hiệu quả rõ ràng nhưng nếu bị mẫn cảm thì bạn cần hạn chế và nên dùng hợp lý.
- Sử dụng rượu ngâm gừng trong trường hợp đang bị tiểu đường hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu, thuốc huyết áp hay đang điều trị sỏi thận,…
- Với những chị em muốn dùng rượu ngâm gừng để giữ dáng thì cần massage khi sử dụng rượu ngâm trong lúc sử dụng. Đồng thời kết hợp với chế độ ăn kiêng và tập thể dục thường xuyên để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Nếu sử dụng rượu ngâm cùng gừng vào buổi tối sẽ gia tăng tác dụng hơn nhiều, bởi hũ ngâm nguyên liệu này sẽ đẩy mạnh quá trình hoạt động và đi vào cơ thể để điều trị từ bên trong khi ngủ.
- Chị em sau sinh chỉ nên sử dụng rượu ngâm gừng để giảm mỡ bụng khi đã hết thời gian ở cữ. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên massage nhẹ nhàng, đặc biệt là khi sinh mổ vì chúng dễ làm ảnh hưởng tới vết thương.
- Để rượu ngâm không bị hỏng, các bạn nên để rượu trong tủ thuốc hoặc trên kệ để đồ. Rượu cần bảo quản tại nơi thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời chiếu vào hay không gian quá ẩm ướt. Trong trường hợp rượu gừng bị hỏng, người dùng có thể bị ngộ độc nặng nên cần hết sức thận trọng.
Trên đây là một số tác dụng cũng như cách ngâm rượu gừng và lưu ý khi sử dụng. Việc sử dụng loại rượu ngâm này tuy mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng sẽ gây ra không ít tác dụng phụ, thậm chí là phản tác dụng. Hy vọng với những chia sẻ từ bài viết có thể giúp bạn đọc hiểu hơn khi về loại rượu thuốc này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!