Siêu âm sỏi thận là gì? Quy trình và lưu ý khi thực hiện
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênSiêu âm sỏi thận là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh thận phổ biến nhất hiện nay bên cạnh kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh (chụp X-quang, chụp CT). Thông qua những hình ảnh chẩn đoán thu được, các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả nhất với từng trường hợp cụ thể. Liệu bạn đọc đã nắm được bao nhiêu thông tin về phương pháp này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Siêu âm sỏi thận là gì?
Thận là một trong những cơ quan nắm giữ nhiều chức năng quan trọng với cơ thể, ví dụ như lọc máu, hỗ trợ sản sinh hồng cầu, điều hòa huyết áp và đào thải độc tố. Nếu thận bị tổn thương sẽ khiến hoạt động của chúng bị gián đoạn, các chất thải có thể tích tụ bên trong và hình thành nên sỏi thận.
Người bệnh nhận biết tình trạng này thông qua một số dấu hiệu như đau lưng hoặc đau hai bên hông, đi tiểu nhiều, nước tiểu có màu đục, buồn nôn,…Tùy vào kích cỡ của sỏi mà triệu chứng xuất hiện ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Để chẩn đoán chính xác hiện trạng sức khỏe, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu, ví dụ như siêu âm sỏi thận.
Siêu âm thận là một trong những xét nghiệm chẩn đoán không xâm lấn, kết quả cuối cùng trả về gồm những hình ảnh dạng đen trắng được các bác sĩ sử dụng để đánh giá kích thước, vị trí cũng như hình dạng của viên sỏi. Trong một số trường hợp cụ thể, các chuyên gia cũng sử dụng hình ảnh siêu âm để phân tích lưu lượng máu đến từng quả thận.
Bên cạnh việc dùng để phát hiện sỏi thận, phương pháp này cũng được sử dụng với một số mục đích khác như:
- Đánh giá kích thước, hình dạng của cầu thận và các bộ phận xung quanh như bàng quang hay đường tiết niệu. Từ đó giúp các bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường của u nang, áp xe, nhiễm trùng, tích nước hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu.
- Hỗ trợ đặt đầu kim để lấy mẫu sinh thiết từ thận hoặc dẫn lưu chất lỏng trong trường hợp người bệnh bị thận úng thủy.
- Hỗ trợ đánh giá chức năng hoạt động của quả thận sau quy trình cấy ghép nhân tạo.
Siêu âm là phương pháp có thể áp dụng được với cả phụ nữ mang thai bởi vì không sử dụng tia bức xạ nên không gặp các trường hợp dị ứng với thuốc phản quang trong kỹ thuật X-quang. Tuy nhiên, hình ảnh siêu âm sỏi thận đôi khi có thể bị ảnh hưởng bởi một số các yếu tố như béo phì, dư thừa lượng bari đường ruột, tích khí trong đường ruột,…
Quy trình siêu âm sỏi thận
Trước khi thực hiện siêu âm thận, các bác sĩ sẽ đánh giá thể chất, tình trạng sức khỏe cũng như các dấu hiệu có sỏi trong thận mà người bệnh gặp phải. Sau đó, bệnh nhân mới được đưa đến phòng thí nghiệm chuyên dụng để tiến hành siêu âm sỏi thận. Quy trình này gồm các bước như sau:
- Bệnh nhân được yêu cầu cởi bỏ tất cả các loại trang sức, đồng hồ đeo tay hoặc điện thoại – đồ vật có thể làm ảnh hưởng đến sóng siêu âm. Sau đó, người bệnh nằm sấp trên giường, kéo áo và quần để lộ ra phần thắt lưng và hông dưới.
- Một loại gel chuyên dụng được các bác sĩ bôi lên lưng bệnh nhân trước khi thực hiện siêu âm. Loại gel này có tác dụng giúp thiết bị đầu dò di chuyển tốt hơn cũng như loại bỏ không khí giữa da và đầu dò. Lý do là bởi vì tốc độ của sóng siêu âm trong môi trường không khí thường chậm hơn so với môi trường mô cơ và mô xương.
- Đầu dò phát ra sóng âm ở tần số cao đặt trên vùng thắt lưng đã được bôi gel. Nhờ vào đó, các sóng siêu âm thâm nhập vào trong cơ thể và nội tạng, sau đó dội lại đầu dò giống như nguyên lý tiếng vang. Thiết bị máy tính phân tích các sóng phản xạ thu được, chuyển đổi thành hình ảnh đen trắng cụ thể.
- Kết thúc xét nghiệm này, người bệnh sẽ trở lại phòng chờ và đợi kết quả cũng như kết luận từ bác sĩ. Nếu hình ảnh sỏi thận trên phim siêu âm cho thấy sỏi có nguy cơ di chuyển ra ngoài bể thận, người bệnh có thể phải thực hiện thêm siêu âm sỏi niệu quản hoặc siêu âm sỏi bàng quang.
- Để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác nhất, các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số các xét nghiệm chuyên sâu khác, ví dụ như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính CT, chọc dò ngược dòng, chọc dò tĩnh mạch, siêu âm Doppler và chụp mạch thận.
Siêu âm sỏi thận cần lưu ý gì?
Để quá trình xét nghiệm siêu âm sỏi thận cũng như điều trị sau đó được diễn ra thuận lợi, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:
Trước khi thực hiện siêu âm
Người bệnh thường được khuyến nghị tiêu thụ ít nhất 700ml nước lọc trước khi thực hiện xét nghiệm siêu âm ít nhất một giờ. Các bác sĩ cũng khuyến bệnh nhân không làm trống bàng quang trước khi siêu âm vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến kết quả thu được. Đồng thời, người bệnh cũng không cần nhịn ăn trước khi thực hiện siêu âm.
Sau khi nhận kết quả siêu âm
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này không gây đau đớn, kích ứng hay bất kỳ tác dụng phụ nào khác trên cơ thể. Vì vậy, sau khi siêu âm, người bệnh nhận kết quả cũng như tư vấn của chuyên gia và có thể trở về nhà ngay trong ngày.
Hình ảnh sỏi thận trên siêu âm của người bệnh sẽ quyết định phác đồ điều trị cụ thể. Dưới đây là một số phương án thường được áp dụng với bệnh nhân bị sỏi thận
Các loại thuốc Tây y
Nếu tình trạng sỏi trong thận ở mức độ nhẹ, nghĩa là nó không gây ra hiện tượng tắc nghẽn tại đài thận hoặc di chuyển vào các cơ quan khác, người bệnh có thể được kê đơn một số loại thuốc uống trị sỏi thận như: allopurinol cho dạng sỏi axit uric, thuốc lợi tiểu thiazid và các thuốc chống viêm giảm đau ibuprofen, acetaminophen, naproxen natri,…
Can thiệp ngoại khoa
Nếu siêu âm sỏi thận cho thấy kích cỡ của viên sỏi vượt quá mức độ các loại thuốc có thể phân hủy hoặc số lượng sỏi nhiều thì các bác sĩ thường yêu cầu người bệnh thực hiện các biện pháp can thiệp ngoại khoa, ví dụ như: Tán sỏi bằng sóng xung kích, tán sỏi qua da và nội soi niệu quản.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Lối sống sinh hoạt, bao gồm cả việc tiêu thụ thực phẩm nắm giữ vai trò rất quan trọng với vấn đề điều trị cũng như phòng ngừa sỏi thận. Theo các chuyên gia, người có sỏi trong thận nên bổ sung vào thực đơn những thực phẩm như:
- Các loại trái cây họ cam quýt.
- Các loại thực phẩm giàu canxi (sữa, rau xanh đậm, các loại hạt, mật mía).
- Thực phẩm giàu vitamin D (cá hồi, lòng đỏ trứng, phô mai,..),…
Hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm và đồ uống sau:
- Đồ ăn nhiều muối.
- Protein từ thịt bò, lợn, gà,
- Các thực phẩm giàu oxalat (chocolate, khoai lang, củ cải, trà xanh, rau bina,…),
- Một số đồ uống như nước ngọt có gas, cà phê, đồ uống chữa cồn như rượu bia,…
Bổ sung đủ nước hàng ngày
Bổ sung đầy đủ chất lỏng hàng ngày, đặc biệt là nước tinh khiết, có khả năng hỗ trợ điều trị cũng như phòng chống nguy cơ sỏi thận rất hiệu quả. Lý do là bởi vì nước giúp quá trình đào thải độc tố và lọc máu của thận diễn ra thuận lợi, tránh cô đặc nước tiểu và thúc đẩy tiến trình phân hủy sỏi nếu bệnh nhân đang dùng thuốc. Các bác sĩ khuyến khích người bệnh nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, tương đương 12 cốc nước cỡ vừa.
Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin và kiến thức cần thiết liên quan đến chủ đề siêu âm sỏi thận. Bệnh thận có khả năng gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như cuộc sống của bạn. Vì thế, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, bạn cần dành thời gian đi thăm khám sớm tại bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!