Tràn Dịch Màng Tinh Hoàn Ở Trẻ Sơ Sinh Là Do Đâu? Cách Điều Trị
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTràn dịch màng tinh hoàn là bệnh lý phổ biến ở phần bìu tinh hoàn, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ở nam giới trưởng thành mà ngay cả trẻ sơ sinh mới lọt lòng cũng có thể mắc phải. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản mà còn liên quan đến nhiều bộ phận khác, do đó mà các cha mẹ không nên chủ quan. Bài viết dưới đây, chuyên trang sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý,…
Thế nào là tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh?
Ngay từ khi mới sinh ra, cấu tạo màng tinh hoàn của trẻ sơ sinh cũng tương tự như người trưởng trành. Bao gồm 2 lá tạng, được dính sát vào tinh hoàn và lá thành sẽ được bao quanh bên ngoài lá tạng. Ngay giữa vị trí của 2 lá màng tinh hoàn này sẽ có một lớp dịch để tinh hoàn có thể dễ dàng trượt lên, trượt xuống.
Vì vậy, hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn chính là tình trạng màng tinh bị tổn thương nghiêm trọng, gây chảy mủ, chạy dịch, xuất hiện máu ứ đọng ở giữa của 2 lá tinh hoàn. Lúc này tinh hoàn của trẻ bị bệnh sẽ sưng to.
Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu khi khởi phát bệnh, tinh hoàn lại không bị sưng và cũng không có cảm giác đau đớn. Đó cũng là lý do tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh sẽ rất khó để phát triển từ sớm, khi dịch mới tràn ra.
Theo các chuyên gia nghiên cứu cho biết, tràn dịch màng tinh hoàn xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Nhưng nguy hiểm nhất chính là bệnh đã âm thầm phát triển khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Vì thế nhiều trẻ sơ sinh mới ra đời đã mắc phải những có trường hợp xuất hiện tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ 1 tuổi, 2 tuổi hoặc 3 tuổi.
Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em sẽ được chia thành 2 dạng như sau:
- Tràn dịch tinh hoàn giao tiếp: Là hiện tượng túi chứa dịch không được đóng hoàn toàn nên dịch chảy ra rất nhiều và di chuyển đến khắp bìu. Trường hợp này biểu hiện rõ nhất chính là bìu sưng to, đau đớn, khó ngồi sẽ thoải mái hơn khi nằm.
- Tràn dịch tinh hoàn không giao tiếp: Lúc này túi chứa dịch đã được đóng hoàn toàn, dịch cũng không bị chảy ra ở xung quanh bìu.
Do đâu xuất hiện tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân chính dẫn đến tràn dịch màng tinh hoàn trẻ sơ sinh là do có sự tồn tại của ống phúc tinh mạc. Bắt đầu từ tuần thứ 28 của thai kỳ, tinh hoàn sẽ chuyển xuống bìu qua ống phúc tinh và toàn bộ dịch nhầy sẽ được chuyển ra trước khi ống phúc tinh đóng lại.
Tuy nhiên, một vài trường hợp ống phúc tinh đã đóng lại nhưng dịch nhầy vẫn bị ứ đọng lại và chưa chuyển xuống hết. Lượng dịch này không thể tự thoát qua ổ bụng và dẫn đến tràn dịch màng tinh hoàn bẩm sinh.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng tăng nguy cơ xuất hiện bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ 2 tuổi, 3 tuổi:
- Bệnh quai bị.
- Viêm mào tinh hoàn.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Nhiễm ký sinh trùng.
- Viêm mào tinh hoàn.
- Chấn thương trong bìu.
- Khối u tinh hoàn.
- Phù nề nửa dưới cơ thể.
Biểu hiện bệnh tràn dịch màng tinh
Nhiều phụ huynh thường cho rằng ở trẻ sơ sinh sẽ không mắc những bệnh về bộ phận sinh dục nên thường chủ quan. Thêm vào đó, giai đoạn đầu bệnh thường không xuất hiện biểu hiện rõ rệt nên bố mẹ khó phát hiện. Tuy nhiên vẫn có một vài những dấu hiệu đặc biệt để bố mẹ có thể nhận thấy và sớm phát hiện bệnh. Điển hình như:
- Tinh hoàn của bé to hơn một chút so với những đứa trẻ bình thường.
- Khi sờ vào phần bìu tinh hoàn, sẽ thấy ứ dịch, một hoặc cả hai bên.
- Tinh hoàn luôn to và có vẻ căng bóng hơn khi nhìn vào từ bên ngoài. Trong trường hợp soi đèn pin sẽ thấy có ánh sáng xuyên qua dược vùng bìu.
- Bệnh lý này có thể khiến bé đau tức, đau âm ỉ ở vùng bẹn.
Xem thêm: Giãn Tĩnh Mạch Tinh Hoàn Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Trị
Bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Phần lớn những bé bị tràn dịch màng tinh hoàn có thể tự khỏi và không gây biến chứng nào. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng, khiến trẻ phải chịu những cơn đau dữ dội, ảnh hưởng đến những bộ phận khác trong cơ thể cũng như gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm khác như:
- Ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường: Những năm tháng đầu đời rất quan trọng bởi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này cả về thể chất và trí tuệ. Bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn có thể gây nên những cơn đau đớn, sưng tinh hoàn, kèm theo sốt cao gây nên nhiều hệ lụy. Bé dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, đề kháng kém và chậm phát triển hơn những đứa trẻ cùng trang lứa khác.
- Nguy cơ teo tinh hoàn: Tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ nếu tiến triển âm thầm trong một thời gian dài, không có biện pháp xử lý có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng teo tinh hoàn và nặng nhất chính là hoại tử. Dịch bị ứ đọng chính là nguyên nhân dẫn đến vi khuẩn và nấm tấn công gây viêm nhiễm. Lúc đó, trẻ chỉ có cắt tinh hoàn để tránh lây nhiễm sang những vị trí cơ thể khác.
- Ảnh hưởng đến tinh trùng: Tinh hoàn là bộ phận có liên quan mật thiết đến quá trình xuất tinh. Tràn dịch màng tinh ở trẻ có thể khiến tinh hoàn luôn chứa dịch, nước, tạo áp lực lên ống dẫn tinh. Từ đó dần làm giảm chất lượng, số lượng, tinh trùng khi bước vào giai đoạn trưởng thành.
- Giảm chức năng sinh sản về sau: Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có thể gây nên một hệ lụy nguy hiểm nhất chính là mất chức năng sinh sản khi trưởng thành. Bệnh lý càng để lâu nguy cơ gặp phải càng cao, bố mẹ cần sớm đưa trẻ đi thăm khám và có phương pháp xử lý kịp thời.
Cách xử lý khi trẻ bị tràn dịch màng tinh
Là bệnh lý nguy hiểm nhưng tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ 3 tuổi, 2 tuổi, 1 tuổi hay bé sơ sinh cũng có thể điều trị được nếu sớm đi thăm khám và chưa xuất hiện biến chứng. Quan trọng là phụ huynh phải sớm phát hiện và đến các cơ sở uy tín, thăm khám và điều trị dứt điểm.
Về cơ bản, tràn dịch màng tinh hoàn do hai nguyên nhân tác động là sinh lý và bệnh lý. Tuy theo nguyên nhân mà có cách điều trị khác nhau. Đối với trẻ bị tràn dịch màng tinh hoàn do sinh lý, tự bên trong cơ thể, cha mẹ không cần quá lo lắng. Phần dịch ứ đọng có thể tự thoát ra bên ngoài trước khi ống phúc tinh đóng lại. Còn nếu như không thể tự thoát ra trước khi ống phúc tinh đóng lại thì sau 12 – 18 tháng tuổi, lượng dịch này cũng sẽ tự động biến mất. Bệnh của bé có thể tự khỏi mà không cần chữa trị.
Trong trường hợp tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh do bệnh lý, cha mẹ cần lưu ý, sau 18 tháng lượng dịch này không biến mất, bìu sưng to, cần có sự can thiệp của ngoại khoa. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật lộn màng tinh hoàn của bé để thoát hết dịch. Phương pháp này diễn ra nhanh chóng, chỉ từ 10 – 20 phút. Trường hợp bé bị tràn dịch màng tinh cùng thoát vị bẹn thì phương pháp phẫu thuật này cũng sẽ xử lý cả hai.
Khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ dưới bìu, đưa phần dịch bị ứ đọng ra ngoài. Đồng thời dùng thủ thuật để đóng ống phúc tinh, không cho thông lên ổ bụng, giúp dịch không bị đọng lại ở màng tinh hoàn. Phẫu thuật ít để lại biến chứng, các bậc phụ huynh yên tâm là sẽ không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và cơ quan sinh dục của bé sau này.
Không nên bỏ lỡ: Teo Tinh Hoàn: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa
Ngoài ra, những trường hợp tràn dịch màng tinh ở trẻ 3 – 10 tuổi, chưa đủ điều kiện để phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc. Lúc này nhóm thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh hoặc thuốc Corticoid sẽ được chỉ định theo liều lượng nhất định. Trẻ sẽ sử dụng đúng theo hướng dẫn trong một thời gian. Sau đó, trẻ được đi thăm khám lại để biết tình trạng và có cần thực hiện phẫu thuật hay không.
Trường hợp trẻ không thể phẫu thuật, biện pháp xơ hóa sẽ được áp dụng. Dẫn lưu dịch màng tinh hoàn, một chất được tiêm vào cơ thể để ngăn tràn dịch màng tinh quay trở lại.
Biện pháp phòng tránh để trẻ không bị tràn dịch màng tinh
Với những trường hợp bị tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh do sinh lý rất khó để phòng tránh vì đây là thể trạng của bé từ khi sinh ra. Nhưng với những trường hợp do bệnh lý, lưu ý những điều sau:
- Luôn vệ sinh bộ phận sinh dục của trẻ thật kỹ và thường xuyên trong mỗi lần tắm gội.
- Không sử dụng những sản phẩm không rõ nguồn gốc cho bé những năm tháng đầu đời để tắm, gội, vệ sinh.
- Nên chú ý kiểm tra thành phần bất kỳ sản phẩm nào sử dụng, ưu tiên những dòng thuần tự nhiên để đảm bảo tính an toàn cho trẻ.
- Đưa bé đi thăm khám sức khỏe thường xuyên. Đặc biệt nếu thấy biểu hiện bất thường ở bộ phận sinh dục hãy ngay lập tức đi thăm khám, để sớm phát hiện bệnh và có cách xứ lý tốt nhất.
- Khi thấy biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục, cụ thể là bìu tinh hoàn không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào ở cơ quan này tránh biến chứng nguy hiểm hơn.
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, sử dụng bỉm có chức năng thông thoáng để tránh hăm và xuất hiện nấm, vi khuẩn tấn công bộ phận sinh dục.
- Không tác động mạnh vào bộ phận sinh dục của trẻ vì có thể gây chấn thương.
- Trong trường hợp dùng thuốc, bố mẹ cần đảm bảo sử dụng đúng theo liều lượng đã kê đơn, không tựu ý dùng thêm, tăng liều hoặc đổi thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh thường gặp. Các bậc phụ huynh tham khảo và có phương pháp xử lý khiu gặp tình trạng này.
Xem thêm:
- Bé Trai Tinh Hoàn Bên To Bên Nhỏ Có Nguy Hiểm Không?
- 10 Cách Phục Hồi Tinh Trùng Nhanh Nam Giới Nên Áp Dụng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!