Bài tập dưỡng sinh chữa mất ngủ
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênMất ngủ là dấu hiệu phản ánh sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề, nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống và công việc hàng ngày. Bài tập dưỡng sinh chữa mất ngủ của Nhất Nam Y Viện là một trong những giải pháp giúp người mất ngủ có thể “ngủ ngon từ tối đến sáng”.
Mất ngủ là bệnh gì?
Theo y học hiện đại, mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp, tình trạng này được hiểu là gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thức dậy quá sớm, mệt mỏi sau khi ngủ dậy,…. Thống kê y khoa cho thấy, có đến 1/3 người lớn đã từng mất ngủ ít nhất 1 lần, trong đó có 10 – 15% trường hợp bị rơi vào tình trạng mất ngủ kéo dài.
Đây là một trong những vấn đề y tế thường gặp, nếu tình trạng mất ngủ diễn ra kéo dài sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Theo Y học cổ truyền, mất ngủ thuộc phạm vi chứng thất miên. Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ như sau:
- Khí huyết trong cơ thể hư suy, không nuôi dưỡng được tâm
- Lo nghĩ quá độ mà ảnh hưởng đến tâm tỳ
- Sợ hãi, lo lắng thái quá, không dám quyết đoán khiến cho tâm đởm khí hư, thần hồn không yên gây mất ngủ.
- Thận âm hư không tiềm được dương, không chế được tâm hỏa, gây chứng tâm thận bất giao; hoặc thận tinh hư tổn, không sinh tủy, từ đó không nuôi dưỡng được não, làm cho não tủy thất dưỡng mà gây chứng mất ngủ.
- Ăn uống không điều độ gây thực tích sinh đờm thấp ủng trệ, làm vị bất hòa, dẫn đến mất ngủ
Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh mất ngủ theo Y học cổ truyền, có thể chia thành năm thể bệnh sau:
- Thể tâm huyết hư: biểu hiện: mất ngủ, hồi hộp, trống ngực, ngũ tâm phiền nhiệt; hoa mắt chóng mặt, hay quên, miệng khát, chất lưỡi đỏ, ít rêu…
- Thể tâm tỳ lưỡng hư: biểu hiện: mất ngủ, ngủ hay mê, hồi hộp, trông ngực, hay quên, chóng mặt, sắc mặt vàng nhợt, mệt mỏi, chán ăn, tứ chi tê nặng…
- Thể tâm đởm khí hư: biểu hiện: mất ngủ, ngủ hay mê, dễ tỉnh giấc; cảm giác sợ hãi, hay giật mình; hồi hộp, trống ngực; sắc mặt nhợt nhạt…
- Thể thận âm hư: biểu hiện: mất ngủ, ngủ hay mê, hay quên; hoa mắt chóng mặt, ù tai; lưng gối đau mỏi; di tinh, mộng tinh; đại tiện phân táo…
- Thể vị bất hòa: biểu hiện: các triệu chứng thường xảy ra sau ăn nhiều, mất ngủ, ngủ không yên, bụng căng tức, đau khó chịu,ợ hơi; đại tiện không thông khoái…
Tác hại của bệnh mất ngủ
Dù là bị mất ngủ thoáng qua hay là mất ngủ mãn tính đều gây ra những tác hại như:
- Tinh thần không tươi tỉnh, tỉnh táo, thường xuyên thấy buồn ngủ, kém linh hoạt.
- Cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt, giảm khả năng tập trung chú ý, trầm cảm.
- Ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học tập, tinh thần không tỉnh táo dễ gây ra tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc …
- Mệt mỏi
- Mất ngủ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống
Bài tập Dưỡng sinh chữa Mất ngủ – Nhất Nam Y Viện
Có nhiều phương pháp chữa mất ngủ. Từ các bài thuốc dân gian như dùng mật ong, quả la hán, cây trinh nữ,…; các liệu pháp tâm lý cho tới sử dụng nhiều loại thuốc tây. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng nên người bị bệnh mất ngủ cần phải cân nhắc trước khi áp dụng bất kì phương pháp nào.
Bên cạnh đó, có nhiều bài tập rất đơn giản có thể thực hiện tại nhà giúp giải tỏa mất ngủ. Bài tập dưỡng sinh chữa mất ngủ là một trong số những bài tập được nhiều người bệnh đánh giá cao và ứng dụng thường xuyên. Không chỉ bởi dễ thực hiện mà nó còn đem lại những giấc ngủ ngon giúp cơ thể hết mệt mỏi, khỏe mạnh trở lại.
Bài tập dưỡng sinh chữa mất ngủ bao gồm 9 bước cơ bản:
- Bước 1: Miết vùng trán từ 5 đến 10 lần: dùng ngón tay cải miết từ giữa huyệt Ấn đường, dọc theo cung lông mày ra 2 huyệt Thái dương 2 bên, sau đó miết dần lên cho hết vùng trán.
- Bước 2: Miết từ giữa huyệt Ấn đường dọc theo cung lông mày ra 2 huyệt Thái dương 2 bên rồi vòng lên trên tai, sau đó vòng quanh tai ra huyệt 2 Phong trì sau gáy 3 lần.
- Bước 3: Dùng phần thịt các ngón tay day toàn bộ vùng trán, xung quanh hốc mắt một cách nhẹ nhàng khoảng 3-5 phút..
- Bước 4: Xoa 2 bàn tay vào nhau cho ấm nóng rồi áp lên vùng mắt, ôm trọn 2 mắt, giữ khoảng 15-20s, làm 2-3 lần
- Bước 5: Bấm các huyệt: Bách hội, Phong trì, Đầu duy, Suất cốc, Thái dương. Bấm giữ khoảng 5s sau đó day nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ 5-7 vòng.
- Bước 6: Miết toàn bộ đầu (mỗi lần làm hết vùng đầu): xòe 5 ngón tay chải đầu từ trước ra sau và ra hai bên. Thực hiện từ 3-5p
- Bước 7: Bóp vùng gáy 10 lần. Sao cho cơ vùng gáy ấm và mềm ra
- Bước 8: Bấm thêm huyệt Đại chùy, Kiên tỉnh, Phong môn. Bấm giữ khoảng 5s sau đó day nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ 5-7 vòng.
- Bước 9: Vận động cổ: Hít vào nghiêng đầu sang trái, từ từ, chậm rãi, khi hít hết cỡ cũng là lúc đầu nghiêng hết cỡ, Thở ra đưa đầu về vị trí chính giữa, cũng làm từ từ, khi thở ra hết cỡ cũng là lúc đầu trở về vị trí chính giữa. Lặp lại tương tự cho bên phải. Và tương tự cho Cúi hết cỡ và Ngửa hết cỡ.
Lưu ý: Thực hiện Bài tập 9 bước ngày 1-2 lần, duy trì hàng ngày thì càng tốt, nhất là lúc trước khi đi ngủ hoặc thấy cơn buồn ngủ hoặc lúc căng thẳng áp lực hoặc đau nhức đầu sẽ rất tốt!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!