Tinh trùng yếu

Tinh trùng yếu - bệnh lý nam khoa ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản ở nam giới. Để kịp thời ngăn ngừa nguy cơ hiếm muộn và vô sinh cũng như ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sinh sản, cánh mày râu nên chủ động nhận biết triệu chứng, nguyên nhân gây ra bệnh. Những thông tin đó sẽ được cung cấp đầy đủ trong bài viết dưới đây.

Tinh trùng yếu là gì

Các nghiên cứu về sinh lý và sinh sản ở nam giới đã chỉ ra rằng, tinh trùng gần như được sản xuất suốt cuộc đời người đàn ông. Chúng sinh ra từ ống sinh tinh - bộ phận nằm bên ngoài tinh hoàn.

Tinh trùng yếu là tình trạng số lượng ít và chất lượng của tinh trùng bị suy giảm. Lúc này, tỷ lệ tinh trùng di động dưới 75%, tỷ lệ chết và không di động cao hơn 25%.

Ở bên ngoài cơ thể, tinh trùng có thể tồn tại trong khoảng thời gian 30-60 phút. Khi xâm nhập vào trong âm đạo của người phụ nữ, chỉ những tinh trùng khỏe mạnh mới có thể tiếp tục tồn tại và di chuyển sâu vào buồng trứng. Do đó, với nam giới có tinh trùng yếu, việc thụ thai gặp nhiều khó khăn và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới.

>> Bạn có biết: Tinh trùng sống được bao lâu?

Một số hình ảnh tinh trùng yếu:

Tinh dịch loãng là biểu hiện của tinh trùng yếu
Tinh dịch loãng là biểu hiện của tinh trùng yếu

Nguyên nhân tinh trùng yếu

Bệnh tinh trùng yếu xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và một số trường hợp không xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia y tế, bệnh này xuất hiện do sự tác động của một số yếu tố sau đây:

  • Lối sống thiếu khoa học: Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học như: Thức khuya, dùng nhiều chất kích thích, thường xuyên đặt laptop lên đùi,… có thể ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của tinh trùng. Tình trạng này kéo dài làm tinh trùng yếu dần và ảnh hưởng đến sinh lý và sinh sản ở nam giới.
  • Các bệnh lý tại cơ quan sinh sản: Các bệnh lý sinh sản ở nam giới nói chung cũng ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Đặc biệt là các bệnh lý như giãn tĩnh mạch thừng tinh; tinh hoàn lạc chỗ - biến chứng để lại do phẫu thuật, chấn thương khác
  • Do viêm nhiễm: Một số bệnh lý tại cơ quan sinh dục như viêm tuyến tiền liệt, bệnh lậu, viêm túi tinh, viêm ống dẫn tinh,... ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và gây bệnh tinh trùng yếu ở nam giới
  • Do thuốc (thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm): Đây cũng có thể là tác dụng phụ nguy hiểm khi dùng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị dạ dày,... Do đó, người bệnh (đặc biệt các bệnh đái tháo đường, đau dạ dày,...) nếu được chỉ định dùng nhóm thuốc này phải hết sức lưu ý
  • Mang mặc quần áo quá chật: Việc mặc quần áo chật khiến vùng kín và tinh hoàn bị nóng lên, ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng. Do đó, cần chú ý trong việc lựa chọn trang phục, đặc biệt là quần lót ở nam giới để ngăn ngừa một số bệnh lý nam khoa khác.
  • Cân nặng không phù hợp: Ảnh hưởng của cân nặng cũng có thể gây ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục và chất lượng tinh dịch ở nam giới. Không chỉ vậy, thừa cân còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh khác do đó nam giới cần lưu ý
  • Tập thể dục quá sức: Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, tập thể dục kéo dài thường xuyên làm giảm lượng hormone testosterone trong cơ thể. Một số bộ môn thể thao như chạy bộ, đạp xe,... cũng có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn, tầng sinh môn và tăng nguy cơ gây bệnh tinh trùng yếu
  • Ảnh hưởng của môi trường sống: Người sống tại khu vực bị ô nhiễm khói bụi hoặc làm việc phải tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh nam khoa.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân trên, tinh trùng yếu còn có thể gây ra bởi hội chứng suy giảm hormone, hội chứng Klinefelter, lượng nội tiết tố nam bị mất cân bằng

Xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp việc điều trị được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Để đảm bảo an toàn trong quá trình chữa trị, người bệnh cần đi thăm khám y tế và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Đối tượng dễ mắc bệnh tinh trùng yếu

Đối tượng có nguy cơ cao bị tinh trùng yếu thường là những nam giới có thói quen, sinh hoạt hàng ngày không khoa học. Theo đó, các yếu tố làm giảm chất lượng tinh binh phải kể đến như:

  • Hút thuốc lá, uống rượu bia: Một số nghiên cứu đã chỉ ra, các chất trong thuốc lá và rượu bia (như nicotine, benzen) có tác động mạnh đến quá trình sản xuất tinh và làm giảm tính di động của tinh trùng. Không những thế, chúng còn ảnh hưởng đến gen và làm tăng số lượng tinh binh kém chất lượng, đột biến.

  • Dùng điện thoại di động: Những người có thói quen thường xuyên cho điện thoại vào túi quần hay đeo ngang ở thắt lưng là đối tượng dễ bị tinh trùng yếu. Bởi nhiệt và bức xạ phát ra từ điện thoại di động ảnh hưởng đến khả năng vận động và giảm chất lượng tinh vì làm nóng tinh hoàn.

Nhiệt và bức xạ từ điện thoại có thể làm suy giảm chất lượng tinh binh
Nhiệt và bức xạ từ điện thoại có thể làm suy giảm chất lượng tinh binh

  • Những người béo phì hoặc quá gầy: Trọng lượng cơ thể quá béo hay quá gầy cũng dẫn đến tình trạng giảm lượng tinh.

  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Nam giới thường xuyên tiếp xúc với kim loại nặng, các loại hóa chất (thuốc diệt cỏ, chất diệt côn trùng), chất bảo quản cũng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh.

Triệu chứng & biến chứng bệnh tinh trùng yếu

Để đánh giá tinh trùng yếu hay khỏe với cơ thể nam giới, biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất là quan sát trạng thái tinh dịch của mình. Cụ thể, cần chú ý nếu thấy tinh dịch có sự biến đổi bất thường như sau:

Tinh trùng yếu khiến tinh dịch loãng

Với cơ thể nam giới khỏe mạnh, một lần phóng tinh sẽ thu được lượng tinh dịch dao động từ 2-5ml. Theo nghiên cứu, mỗi 1ml tinh dịch có chứa khoảng 60-80 triệu tinh trùng. Đồng thời, trong trạng thái khỏe mạnh, tinh dịch có độ sệt vừa phải, không vón cục, không loãng, máu trắng.

Tuy nhiên, nếu người bệnh bị tinh trùng yếu, biểu hiện đặc trưng nhất là lượng tinh dịch tiết ra ít và loãng, màu trắng trong. Đồng thời, không có độ nhớt đặc, độ dính đặc trưng. Đây chính là dấu hiệu bất thường phản ánh sự suy giảm về số lượng, chất lượng tinh trùng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản ở nam giới.

Tinh dịch vón cục

Đây cũng là một dấu hiệu nhận biết tình trạng tinh trùng yếu. Nam giới quan sát bằng mắt thường tinh dịch sau khi phóng tinh. Cảnh giác nếu thấy tình trạng tinh dịch có lẫn cặn trắng, bóp ra có cảm giác bột mịn. Điều này phản ánh tình trùng đang yếu và chết dần, không thể tiếp tục quá trình di chuyển vào trứng và thụ thai

LIÊN HỆ CHUYÊN GIA NẾU BẠN CẦN TƯ VẤN 1 - 1 VỀ BỆNH KÍN

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII. Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII. Lê Phương

- Bác sĩ YHCT CKII

- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông

- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Tinh dịch đặc

Với nam giới có sức khỏe sinh lý bình thường, tinh dịch sau khi xuất tinh có trạng thái đặc sệt, quánh lại. Sau thời gian xuất tinh từ 15 đến 30 phút, chúng sẽ tự động hóa lỏng.

Ngược lại, với cánh mày râu có vấn đề về sinh lý, thời gian tinh dịch đặc quánh và hóa lỏng có nhiều biến đổi, chúng thường vẫn giữ dạng sệt sau một khoảng thời gian dài. Hậu quả là tinh trùng rất khó đến gặp trứng để thụ thai nên ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản ở nam giới.

Tinh dịch đặc là triệu chứng của tinh trùng yếu
Tinh dịch đặc là triệu chứng của tinh trùng yếu

Tinh dịch yếu - biểu hiện màu sắc bất thường

Màu sắc tinh dịch cũng là một đặc điểm để nhận biết tinh trùng yếu hay khỏe ở nam giới. Sau mỗi lần phóng tinh, nam giới có thể chủ động kiểm tra màu sắc tinh dịch. Chú ý nếu thấy tinh dịch có màu sắc bất thường như sau:

  • Tinh dịch màu vàng: Đây có thể là dấu hiệu bình thường ở cơ thể nam giới, đặc biệt là sau một khoảng thời gian dài mới phóng tinh. Tuy nhiên, nếu vẫn quan hệ tình dục với tần suất bình thường mà tinh dịch có màu vàng thì người bệnh cần cảnh giác. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý viêm nhiễm như viêm mào tinh, viêm tuyến tiền liệt,....
  • Tinh dịch màu xanh/vàng xanh: Quan sát bằng mắt thường, nhận thấy lượng tinh dịch sau khi phóng có màu xanh hoặc vàng xanh. Đồng thời kèm theo biểu hiện đau nhức tinh hoàn có thể là dấu hiệu của bệnh tinh trùng yếu
  • Tinh dịch màu nâu: Tình trạng này xuất hiện chủ yếu do máu lẫn trong tinh dịch. Đây là dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng tổn thương dương vật, đường niệu đạo,... gây đau bụng, đau nhức dương vật

Chuẩn đoán bệnh tinh trùng yếu

Tinh trùng yếu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai và khả năng sinh sản ở nam giới. Do đó, cánh mày râu cần đi thăm khám càng sớm càng tốt tại các cơ sở có chuyên khoa phù hợp.

Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng qua bộ phận sinh dục và hỏi đáp với người bệnh một số câu hỏi liên quan đến tần suất quan hệ tình dục, tiền sử bệnh lý.

Xét nghiệm tinh dịch đồ để nhận biết tinh trùng yếu hay khỏe
Xét nghiệm tinh dịch đồ để nhận biết tinh trùng yếu hay khỏe

Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm cần thiết khác như sau:

  • Thực hiện phân tích gen
  • Siêu âm tinh hoàn
  • Thực hiện sinh thiết tinh hoàn
  • Siêu âm tuyến tiền liệt
  • Định lượng hormone tuyến yên và hormone ở nam giới
  • Xét nghiệm nước tiểu

Từ kết quả thăm khám tổng thể cuối cùng, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về mức độ và tình trạng bệnh cụ thể.

Bệnh tinh trùng yếu có điều trị được không

Nhìn chung, tinh trùng yếu là bệnh lý nam khoa tương đối nguy hiểm. Mỗi ngày, nam giới sản sinh ra hàng triệu tinh trùng nhưng luôn bị ảnh hưởng từ môi trường ngoài (nhiệt độ, ánh sáng) nên chất lượng và số lượng tinh trùng thường bị tác động tiêu cực.

Tinh trùng yếu có chữa khỏi được không?
Tinh trùng yếu có chữa khỏi được không?

Ở người bệnh có tình trạng tinh trùng yếu, lượng tinh trùng sinh ra và mất đi sau 75 ngày trưởng thành, ảnh hưởng đến sinh sản ở nam giới và gây bệnh hiếm muộn. Tuy nhiên, không phải cánh mày râu mất hoàn toàn khả năng sinh sản. Họ vẫn có cơ hội thụ thai nhưng tỷ lệ thành công ít hơn người khỏe mạnh bình thường.

Để chữa trị bệnh lý này hiệu quả và dứt điểm hoàn toàn, nam giới cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Đồng thời, nếu được chỉ định điều trị bằng thuốc, người bệnh cần dùng theo đúng phác đồ của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc trong bất kỳ trường hợp nào.

Giải pháp điều trị tinh trùng yếu

Người bệnh có thể lựa chọn cách chữa tinh trùng yếu bằng phương pháp Tây y, Đông y hoặc các mẹo điều trị trong dân gian. Tuy nhiên, cần chú ý lựa chọn phù hợp với mức độ bệnh, không lạm dụng một phương pháp dù không đem lại hiệu quả hoặc khiến bệnh tiếp tục diễn tiến nặng hơn.

Điều trị tinh trùng yếu bằng Tây y

Phương pháp Tây y là cách điều trị hiệu quả nhanh chóng và dứt điểm từ nguyên nhân bằng việc dùng thuốc chữa tinh trùng yếu. Người bệnh nên lựa chọn phương pháp này trong trường hợp bệnh diễn tiến trung bình - nặng với các biểu hiện đặc trưng khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị Tây y phù hợp nhất.

Thuốc tây trị tinh trùng yếu
Thuốc tây trị tinh trùng yếu

Trong đó, các nhóm thuốc thường gặp trong đơn thuốc của người bệnh bị tinh trùng yếu như sau:

  • Thuốc điều trị các bệnh lý viêm nhiễm đường sinh dục: Nếu nguyên nhân gây suy yếu chất lượng và số lượng tinh trùng, người bệnh cần dùng thuốc điều trị triệt để nguyên nhân. Cụ thể, các nhóm thuốc trị bệnh viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh, viêm ống dẫn tinh,... Cần dùng theo đúng chỉ định và liều lượng trong đơn thuốc của bác sĩ
  • Thuốc kháng sinh: Một số nhóm kháng sinh cũng thường được chỉ định khi phát hiện các nhóm tác nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn. Hai nhóm kháng sinh thường dùng là nhóm Penicillin và kháng sinh nhóm Cephalosporin
  • Thuốc tăng cường sức khỏe sinh lý: Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một số nhóm thực phẩm chức năng có tác dụng tăng cường sức khỏe sinh lý. Cụ thể như Rocket 1h, Mãnh lực Trường Xuân,... Để đảm bảo không gây tương tác với phương pháp điều trị chính, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Các nhóm thuốc Tây y dùng trong thời gian kéo dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ cho cơ thể. Để ngăn ngừa hiệu quả việc này, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng đơn mà bác sĩ chỉ định. Tuân thủ về liều lượng và thời gian của đợt điều trị, không tự ý thay đổi khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên môn.

Mẹo dân gian cải thiện triệu chứng tinh trùng yếu

Ở giai đoạn mới khởi phát bệnh tinh trùng yếu (các biểu hiện còn nhẹ), người bệnh có thể áp dụng các biện pháp cải thiện triệu chứng tại nhà. Đây chủ yếu là các mẹo được truyền miệng trong dân gian, có hiệu quả ở một số người sử dụng, chưa được nghiên cứu trên diện rộng nên cũng cần lưu ý.

Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng cách và hợp cơ địa thì hiệu quả cải thiện triệu chứng thật sự tốt. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo sau đây:

  • Bài thuốc từ vừng đen: Vừng đen là vị thuốc có vị ngọt, tính bình, được đánh giá là có tác dụng nâng cao chất lượng tinh trùng ở nam giới. Người bệnh lựa chọn 1 năm vừng đen, rang chín, tán mịn thành bột. Pha một lượng sữa tươi vừa đủ với 2 thìa bột vừng đen, khuấy đều và uống. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng vừng đen nguyên hạt trộn với salad để ăn.
  • Mẹo điều trị với ngũ vị tử: Ngũ vị tử có vị chua ngọt, tính ấm, có tác dụng tốt cho chức năng của thận và khả năng sinh tinh ở nam giới. Sao vàng ngũ vị tử, bảo quản trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày dùng 1 nắm ngũ vị tử, sắc với lượng nước thích hợp đến khi cạn còn ½ lượng nước thuốc. Uống hết phần nước thuốc trong ngày, nên hâm nóng lại khi dùng.

Bài thuốc từ ngũ vị tử chữa tinh trùng yếu
Bài thuốc từ ngũ vị tử chữa tinh trùng yếu

  • Điều trị với thịt chim sẻ: Bài thuốc với chim sẻ vừa dễ dùng, giàu dinh dưỡng vừa có tác dụng hiệu quả với bệnh tinh trùng yếu. Làm sạch chim sẻ, để nguyên con. Chiên vàng với dầu lạc (dầu tốt cho sức khỏe) và ăn cùng cơm. Dùng hàng ngày để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Trứng gà - mật ong: Mỗi lần chuẩn bị 2 quả trứng gà và 2 thìa mật ong nguyên chất. Dùng phới đánh bông trứng gà thành dạng kem, khuấy đều và thêm lượng mật ong đã chuẩn bị. Dùng ngay sau khi chế biến mỗi ngày từ 1-2 lần, duy trì một thời gian để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Lưu ý điều trị tinh trùng yếu

Việc điều trị bệnh tinh trùng yếu cũng bị ảnh hưởng một phần bởi chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Cần chú ý bổ sung các nhóm thực phẩm cần thiết và kiêng khem đúng cách để bệnh nhanh chóng dứt điểm. Cụ thể, trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh cần chú ý:

  • Ăn cá hồi hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe sinh lý do bổ sung lượng omega-3 cần thiết cho cơ thể nam giới
  • Tăng lượng hàu vào bữa ăn hàng ngày do món ăn này rất giàu kẽm - thành phần rất tốt cho sức khỏe sinh lý và sinh sản ở nam giới
  • Bổ sung tỏi vào bữa ăn hàng ngày. Trong tỏi chứa lượng selen và vitamin B6 rất cần thiết cho quá trình sinh tinh ở nam giới
  • Tăng cường thịt bò trong bữa ăn. Thành phần protein và sắt trong thịt bò kích thích sản sinh hồng cầu, từ đó giúp nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng
  • Bổ sung cà chua trong bữa ăn hàng ngày, có thể kết hợp với các món ăn khác hoặc trộn salad ăn sống. Thành phần Lycopene được chứng minh nâng cao chất lượng tinh trùng đến 70%.

Cà chua tốt cho nam giới bị tinh trùng yếu
Cà chua tốt cho nam giới bị tinh trùng yếu

  • Ăn nhiều bơ cũng giúp cải thiện tình trạng tinh trùng yếu ở nam giới do bổ sung lượng acid folic cần thiết cho cơ thể
  • Ăn trái cây họ cam, quýt cũng có hiệu quả ngăn cản quá trình lão hóa cơ thể, gián tiếp tăng cường sức khỏe tinh trùng ở người bệnh
  • Hạn chế dùng các nhóm thực phẩm chế biến sẵn do có thể tác động xấu đến quá trình chuyển hóa và sự phát triển của tinh trùng
  • Hạn chế dùng đậu nành. Loại hạt này có thể tốt với sức khỏe sinh sản nữ giới nhưng cần hạn chế ở nam giới nếu muốn điều trị bệnh hiệu quả
  • Hạn chế uống cà phê do thành phần caffein có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng và số lượng tinh trùng
  • Chất béo bão hòa như mỡ động vật, nội tạng động vật,...cũng gây ảnh hưởng xấu đến sự sản sinh và tồn tại của tinh trùng

Xem thêm : Tinh trùng yếu nên ăn gì, kiêng gì

Phòng tránh bệnh tinh trùng yếu

Bệnh tinh trùng yếu gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản ở nam giới và tác động đến tâm lý, hạnh phúc của các cặp vợ chồng. Do đó, thực hiện các biện pháp ngăn ngừa là điều cần thiết. Cụ thể như sau:

  • Đảm bảo ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng , thực hiện kiêng khem đúng cách giúp việc chữa bệnh hiệu quả hơn
  • Hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác
  • Lựa chọn trang phục phù hợp, không mặc đồ quá chật, đặc biệt là quần lót ở nam giới
  • Không để laptop trên đùi hoặc để điện thoại trong túi quần thường xuyên
  • Tắm nước có nhiệt độ vừa phải, không để nước quá nóng hoặc quá lạnh
  • Luyện tập thể thao hàng ngày nâng cao sức đề kháng, sức mạnh và sức bền ở nam giới
  • Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào về sinh lý, nam giới cần đi khám tại các chuyên khoa phù hợp ngay để có phương pháp chữa trị hiệu quả
  • Nếu được chỉ định dùng thuốc, phải dùng theo đơn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngưng thuốc giữa chừng.
Cách nhận biết tinh trùng loãng hay đặc nhanh nhất như thế nào? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều quý ông về các biểu hiện khác biệt của tinh dịch khi tiết ra.…

Xem chi tiết

Sau khi quan hệ tình dục, để tránh viêm nhiễm và mang thai ngoài ý muốn, việc làm sạch vùng kín là vô cùng cần thiết đối với cả nam và nữ. Vậy cách rửa…

Xem chi tiết

Tinh dịch màu trắng trong hoặc trong suốt là vấn đề mà đấng mày râu rất quan tâm bởi tình trạng này phản ánh sức khỏe sinh lý của nam giới, ảnh hưởng đến khả…

Xem chi tiết

Tinh trùng sống được bao lâu trong nước? Thời gian sống của tinh trùng phụ thuộc vào các yếu tố nào? Làm cách nào để cải thiện tuổi thọ tinh trùng? Đây là thắc mắc…

Xem chi tiết

Tinh trùng có ảnh hưởng đến thai nhi không là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các cặp vợ chồng. Vấn đề tinh trùng và sự ảnh hưởng tới thai…

Xem chi tiết

Tinh trùng vón cục có tự khỏi không là thắc mắc của rất nhiều nam giới mắc phải tình trạng này. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở nam giới, phản ánh chất lượng…

Xem chi tiết

Xét nghiệm tinh dịch đồ giúp tìm ra nguyên nhân bị vô sinh và sự bất thường của tinh trùng khiến các cặp vợ chồng khó thụ thai. Nội dung bài đọc này sẽ giúp…

Xem chi tiết

Tinh trùng loãng có phải yếu không hay là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý gì là thắc mắc của rất nhiều nam giới. Tinh trùng yếu có thể gây ảnh hưởng lớn đến…

Xem chi tiết