Ung thư bàng quang

Theo các bác sĩ chuyên khoa, ung thư bàng quang là một trong những căn ung thư nguy hiểm, không ngoại trừ bất kỳ ai. Tuy nhiên bệnh nhân hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị dứt điểm ở những giai đoạn đầu. Vậy làm thế nào để phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh và sử dụng phương pháp điều trị nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Những kiến thức tổng quan về ung thư bàng quang sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Ung thư bàng quang là gì?

Ung thư bàng quang là tình trạng xuất hiện các khối u ác tính tại bàng quang. Khi các tế bào đang bình thường tại đây bỗng biến đổi bất thường và phát triển nhanh, thoát khỏi sự kiểm soát của cơ thể. Kích thước của các khối u có thể nhỏ hoặc lớn, có khả năng phát triển sâu vào lớp niêm mạc của bàng quang hoặc di căn sang các bộ phận khác của cơ thể tùy thuộc vào từng của ung thư.

Phần lớn ung thư bàng quang được chẩn đoán ở giai đoạn đầu có thể điều trị khỏi, tuy nhiên tỷ lệ tái phát là rất cao. Vì thế, sau khi kiểm soát được ung thư, người bệnh vẫn nên theo dõi định kỳ để sớm phát hiện được các khối u tái phát.

ung thu bang quang
Hình ảnh bệnh ung thư bàng quang

Phân loại ung thư bàng quang

Theo các chuyên gia, ung thư bàng quang được chia làm 3 loại, gồm:

  • Ung thư tế bào chuyển tiếp: Đây là dạng ung thư phổ biến nhất hiện nay với tỉ lệ người mắc lên đến 90%. Bệnh chủ yếu xảy ra ở các tế bào lót bên trong bàng quang. Dấu hiệu nhận biết các tế bào chuyển tiếp là chúng thường co lại khi bàng quang trống và giãn ra khi nước tiểu đầy.
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: Đây là dạng ung thư bàng quang phố biến thứ hai sau ung thư tế bào chuyển tiếp với số lượng người mắc khoảng 8%. Thông thường, các tế bào vảy tại bàng quang có nhiệm vụ phản ứng lại kích thích và nhiễm trùng trong cơ thể. Do đó, nếu người bệnh bị nhiễm ký sinh trùng thì bộ phận này có khả năng bị ung thư rất cao.
  • Ung thư tuyến: Dù là dạng hiếm gặp trong ung thư bàng quang, nhưng tỉ lệ người mắc căn bệnh này cũng chiếm khoảng 2%. Chủ yếu xảy ra tại các tuyến tiết chất nhầy phía trong bàng quang.

Triệu chứng

Ung thư bàng quang thường bắt đầu phát triển từ lớp niêm mạc của bàng quang. Vì vậy, ở giai đoạn đầu bệnh chưa có nhiều biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên người ta vẫn có thể căn cứ vào một số dấu hiệu dưới đây để nhận biết căn bệnh dù chưa được thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa.

  • Nước tiểu có lẫn máu: Theo các chuyên gia, trong nước tiểu có lẫn màu hồng hoặc đỏ là triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này. Nguyên nhân của tình trạng này là do các khối u phát triển và chèn ép niêm mạc bàng quang, dẫn đến đến tổn thương và chảy máu.
  • Tiểu buốt hoặc có cảm giác đau khi tiểu: Khi các khối u xuất hiện, chèn ép lớp niêm mạc và thành bàng quang sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau buốt, khó chịu mỗi khi đi tiểu.
  • Tiểu dắt: Bên cạnh tình trạng tiểu buốt, tiểu lẫn máu người bệnh ung thư bàng quang còn thường xuyên còn thường xuyên gặp hiện tượng tiểu dắt, tiểu són.
  • Đau phần lưng dưới thận: Triệu chứng này thường xuất hiện ở những giai đoạn nặng hơn của bệnh. Khi đó các khối u đã phát triển lớn, sức ép không chỉ ảnh hưởng đến bàng quang mà còn lan rộng sang các cơ quan bên cạnh như thận, gây cảm giác đau thắt dưới lưng.

Những triệu chứng kể trên có thể xảy ra ở nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, nếu có những biểu hiện như vậy, người bệnh nên chủ động đi khám và kiểm tra sớm để được phát hiện và điều trị kịp thời.

ung thu bang quang
Tiểu lẫn máu là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của ung thư bàng quang

Nguyên nhân dẫn đến ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang hình thành do rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, đến nay nguyên nhân chính xác vẫn chưa được tìm ra. Thậm chí có những trường hợp không tìm được nguyên nhân. Dưới đây là một số tác nhân cơ bản gây ra căn bệnh này.

  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá thường xuyên được coi là nguy cơ cao nhất dẫn đến việc hình thành khối u trong bàng quang bởi chúng có khả năng làm rối loạn quá trình phân chia tế bào.
  • Tiếp xúc với hóa chất nơi làm việc: Việc thường xuyên làm việc và tiếp xúc với môi trường độc hại tại một số ngành công nghiệp nặng có thể khiến gia tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang. Một số ngành công nghiệp được cảnh báo có tỉ lệ người mắc bệnh cao như: Chế biến cao su, da, dệt may, nhuộm tóc, sơn, in,…
  • Chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo: Việc ăn uống thiếu khoa học với lượng chất béo dư thừa cùng thói quen không uống nước thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ bị kích ứng niêm mạc và hình các khối u ung thư tại bàng quang.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Theo hiệp hội dược phẩm Hoa Kỳ FDA, những người thường xuyên sử dụng các loại thuốc điều trị tiểu đường nhóm Pioglitazone có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường gấp nhiều lần.
  • Viêm bàng quang mãn tính: Nếu để tình trạng viêm nhiễm bàng quang hoặc các vấn đề về đường niệu kéo dài có thể khiến các khối u ung thư tại niêm mạc bàng quang phát triển mạnh hơn.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Theo các nghiên cứu khoa học, ký sinh trùng Schistosomiasis là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm này.
  • Yếu tố di truyền: Ung thư bàng quang cũng có tính di truyền trong gia đình, nhất là những người có khuyết tật trong gen võng mạc nặng, bệnh Cowden và hội chứng Lynch.

Nếu thấy mình có khả năng nằm trong nhóm nguy cơ mắc bệnh, bạn nên chú ý đến việc giữ gìn sức khỏe và đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể. Vì đó có thể là triệu chứng cảnh báo về một chứng bệnh nguy hiểm nào đó.

ung thu bang quang
Hút thuốc lá nhiều có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư này

Các đối tượng dễ bị ung thư bàng quang

Dù là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở nhiều người. Song ung thư bàng quang chủ yếu xảy ra ở những đối tượng dưới đây:

  • Căn bệnh này thường gặp nhất ở những người già có độ tuổi khoảng 50 tuổi trở lên. Trong đó đàn ông thường dễ mắc hơn phụ nữ.
  • Những người da trắng cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người ở chủng màu khác.
  • Những người ở cùng một gia đình có tiền sử mắc ung thư bàng quang cũng có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn.
  • Ngoài ra những người công tác trong các ngành nghề phát tiếp xúc nhiều với chất sinh ung, chất hóa học, thuốc nhuộm, cao su,… cũng dễ bị căn bệnh ung thư này hơn người bình thường.
  • Đặc biệt những người hút thuốc lá nhiều có nguy cơ bị ung thư bàng quang cao gấp 2-3 lần so với những người không hút thuốc.
  • Nếu đang bị viêm bàng quang mãn tính hoặc nhiễm trùng tiết niệu và sử dụng ống thông tiểu lâu ngày thì khả năng mắc căn bệnh này là rất cao.
  • Bên cạnh đó, những người đã bị ung thư bàng quang cũng có khả năng tái phát do đặc thù của bệnh lý.
ung thu bang quang
Nam giới trên 50 tuổi có khả năng mắc căn bệnh này cao hơn người bình thường

Cách chẩn đoán ung thư bàng quang

Cũng giống các căn bệnh ung thư khác, ung thư bàng quang có thể điều trị thành công nếu được phát hiện sớm. Do vậy, khi cơ thể có những biểu hiện lạ người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Dưới đây là các biện pháp giúp chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm nhất:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Là biện pháp xét nghiệm để tìm ra những bất thường đang có trong nước tiểu của người bệnh như: Máu, Protein, đường,… Trong trường hợp nghi ngờ có tế bào ung thư các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn.
  • Sinh thiết: Là biện pháp lấy các mẫu nhỏ của thành bàng quang đi nuôi cấy và quan sát dưới kính hiển vi nhằm phát hiện sự có mặt của các tế bào ung thư.
  • Siêu âm: Là phương pháp kiểm tra bàng quang và các cấu trúc khác trong khung chậu. Phương pháp này không những giúp chẩn đoán ung thư bàng quang mà còn có thể thấy được kích thước của các khối u, nhằm xác định chính xác giai đoạn của bệnh.
  • Phim X- quang ngực: Biện pháp này được thực hiện khi nghi ngờ  các khối u tại bàng quang đã di căn và lan sang phổi.
  • CT Scan: Kỹ thuật này sẽ giúp các bác sĩ phát hiện tình trạng di căn của khối u sang phổi, gan, bụng hoặc vùng chậu. Đây được coi là phương pháp hữu hiệu trong việc đánh giá xem khối u đã bắt đầu di căn và lan sang các cơ quan khác hay chưa.
  • MRI (chụp cộng hưởng từ): Phương pháp này cũng sẽ giúp các chuyên gia phát hiện ra những bất thường trong bàng quan, niệu quản và thận.
ung thu bang quang
Người bệnh nên đến những cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn đoán chính xác

Các giai đoạn của ung thư bàng quang

Các xét nghiệm chẩn đoán phía trên sẽ giúp các bác sĩ phát hiện vị trí cũng như kích thước của các khối u để đánh giá tính chất và giai đoạn của bệnh, nhằm đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Dưới đây là bốn giai đoạn của ung thư bàng quang mà người bệnh cần nắm rõ.

Giai đoạn đầu (Giai đoạn 0)

  • Đây là giai đoạn ung thư tại chỗ, nhìn chung các dấu hiệu của bệnh lúc này chưa biểu hiện rõ rệt ra ngoài.
  • Ở giai đoạn đầu, các tế bào ung thư mới chỉ xảy ra trên bề mặt bàng quang với kích thước rất nhỏ. Chúng chưa có bất kỳ sự xâm lấn nào vào hạch bạch huyết hay các mô và cơ của bàng quang.
  • Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn này sẽ giúp cơ hội chữa khỏi lên đến 98%, tuy nhiên tỷ lệ tái phát vẫn ở mức khá cao.

Giai đoạn I:

  • Giai đoạn này các khối u vẫn chỉ mới xuất hiện trên bề mặt bàng quang nhưng với kích thước lớn hơn. Đồng thời chúng có thể phát triển đến mô liên kết và lớp lót bàng quang dù chưa xâm lấn đến cơ thành và các bạch huyết phía trong.
  • Nhìn chung ở giai đoạn này các dấu hiệu của bệnh vẫn còn khá mờ nhạt.

Giai đoạn II:

  • Đây là giai đoạn các khối u đã xâm lấn và phát triển tới thành bàng quang.
  • Nhưng khối u chưa có dấu hiệu xâm lấn đến các mô, bạch huyết và cơ quan khác của cơ thể.

Giai đoạn III:

  • Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã phát triển và xâm lấn vào tới các mô xung quanh.
  • Nếu là nam thì các khối u sẽ lan đến tuyến tiền liệt, còn ở nữ thì khối u có thể lan sang tử cung và âm đạo.
  • Một số trường hợp khác, khối u cũng đã lan đến hạch bạch huyết ở vùng xương chậu.

Giai đoạn IV (giai đoạn cuối):

  • Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất trong các giai đoạn của ung thư bàng quang.
  • Ở giai đoạn này các tế bào ung thư sẽ di căn đến các hạch bạch huyết và nhiều cơ quan khác trong cơ thể như: Phổi, xương, gan, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
ung thu bang quang
Ung thư bàng quang được chia làm 4 giai đoạn với những đặc tính, dấu hiệu khác nhau

Ung thư bàng quang sống được khoảng bao lâu?

Ung thư bàng quang sống được bao lâu là câu hỏi của rất nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia y tế, ung thư bàng quang nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng chữa khỏi là rất cao. Đồng nghĩa với đó là thời gian sống của bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào thời điểm phát hiện ra căn bệnh này.

  • Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu: Trong giai đoạn này, tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân có lên tới 69%.
  • Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 2 và 3: Theo các chuyên gia ung thư Hoa Kỳ, tỉ lệ sống sót sau 5 năm của những bệnh nhân giai đoạn này chỉ còn khoảng 35%.
  • Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối: Ở giai đoạn này các khối u đã phát triển rất mạnh và di căn đến các bộ phận khác. Nên tỉ lệ sống sau 5 năm của người bệnh là rất thấp, chỉ khoảng 5%.

Điều đáng nói là những con số trên không phản ánh được cụ thể thời gian sống của từng cá nhân. Bởi cùng một giai đoạn ung thư nhưng có những bệnh nhân đã mạnh mẽ vượt qua và sống lâu hơn nhiều so với bệnh nhân khác.

Ung thư bàng quang có nguy hiểm không, chữa được không?

Ung thư bàng quang là bệnh tiết niệu rất nguy hiểm. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh có thể để lại hàng loại các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Một số biến chứng nguy hiểm của căn bệnh phải kể đến như:

  • Nếu để ung thư bàng quang kéo dài, không được điều trị đúng cách có thể sẽ dẫn đến tình trạng xơ bàng quang, làm hẹp dung tích chứa bàng quang, thậm chí gây trào ngược ống tiết niệu. Khả năng cao bệnh sẽ gây ra hiện tượng viêm thận, phù thận, hỏng thận và nhiễm độc nước tiểu.
  • Việc xuất hiện các khối u ở bàng quang còn có thể gây tắc đường tiết niệu, bí tiểu, tiểu không kiểm soát. Nếu khối u lớn và có độ xâm lấn rộng sẽ có thể gây ứ nước ở đài thận, thậm chí là nhiễm trùng máu.
  • Đặc biệt, ung thư bằng quang còn có thể gây bệnh lao. Những người bị căn bệnh này sau khi điều trị chống virus vẫn có thể bị các triệu chứng tiết niệu và nước tiểu bất thường.
  • Mặc dù có thể điều trị thành công ở giai đoạn sớm nhưng căn bệnh ung thư này vẫn có khả năng tái phát rất cao. Do đó, cách tốt nhất để hạn chế những biến chứng nguy hiểm trên là phòng ngừa và điều trị bệnh sớm.
ung thu bang quang
Bệnh có thể gây viêm thận, thậm chí là hỏng thận nếu không điều trị kịp thời sớm

Phương pháp điều trị ung thư bàng quang hiệu quả

Để điều trị căn bệnh này các bác sĩ có thể chỉ định đơn lẻ một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp trong quá trình trị liệu và xử lý khối u.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư bàng quang phổ biến nhất hiện nay. Căn cứ vào độ lớn của các khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định 1 trong 3 phương pháp phẫu thuật sau;

  • Cắt ung thư tại chỗ có bảo tồn bàng quang: Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ nhanh chóng các khối u ở bàng quang mà không gây ảnh hưởng đến chức năng của đường tiểu. Ở một số trường hợp, biện pháp này có thể thực hiện dưới hình thức nội soi.
  • Cắt ung thư kèm một phần bàng quang: Vùng bàng quang bị cắt bỏ nhiều hay ít còn phụ thuộc vào vùng xâm lấn của các khối u. Dù bị cắt bỏ một phần bàng quang nhưng sau phẫu thuật, người bệnh vẫn có thể đi tiểu bình thường.
  • Cắt ung thư bằng cắt trọn bàng quang và cơ quan xung quanh: Phương pháp này thường được chỉ định với những bệnh nhân bị ung thư giai đoạn nặng, có sự xâm lấn xung quanh. Đối với nam giới tuyến tiền liệt và niệu đạo có thể bị cắt bỏ kèm theo. Đối với phụ nữ thì các bộ phận như tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng cũng có thể bị cắt bỏ. Ngoài ra với loại phẫu thuật này, các bác sĩ sẽ phải tạo hình đường niệu mới để dẫn nước tiểu ra ngoài ra bàng quang đã bị cắt bỏ.

Tuy nhiên, việc không có bàng quang có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng và cuộc sống của bệnh nhân. Do vậy việc cân nhắc lựa chọn phương án cắt toàn bộ hay một phần bàng quang luôn là vấn đề mà bác sĩ quan tâm.

ung thu bang quang
Có 3 hình thức phẫu thuật phổ biến để điều trị căn bệnh này

Xạ trị

Xạ trị cũng là một trong những phương pháp điều trị ung thư bàng quang được các chuyên gia khuyên dùng nhiều nhất hiện nay. Liệu pháp này sẽ sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các tia phóng xạ khác để tiêu diệt tế bào ung thư và giữ cho chúng không phát triển hoặc xâm lấn sang bộ phận khác.

Có hai loại xạ trị gồm:

  • Liệu pháp xạ trị bên ngoài: Là sử dụng máy bên từ bên ngoài để chiếu bức xạ tới bệnh ung thư.
  • Liệu pháp xạ trị trong: Là việc gắn chất phóng xạ vào kim, hạt, dân điện hoặc ống thông rồi đặt trực tiếp hoặc gắn vào khối u.

Nhìn chung việc chọn lựa cách thức xạ trị sẽ còn tùy thuộc vào từng giai đoạn ung thư trong đó xạ trị từ bên ngoài đang được nhiều người áp dụng nhất.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt nhanh chóng các tế bào ung thư và ngăn chặn chúng phát triển bằng cách cản trở quá trình phân chia của chúng.

Hóa trị có thể thực hiện bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, qua đường máu thuốc sẽ xâm nhập và đi đến các tế bào ung thư trên cơ thể.

Người bệnh có thể sử dụng 1 hoặc kết hợp nhiều loại thuốc cho một phác đồ điều trị. Dưới đây là một số phác đồ thông dụng, thường dùng để điều trị căn bệnh này:

  • Cisplatin và Gemcitabine.
  • Carboplatin (Paraplatin) cùng gemcitabine.
  • MVAC, kết hợp 4 loại thuốc khác nhau bao gồm: Methotrexate, Vinblastine, Doxorubicin và cisplatin.
  • Liều lượng (DD) -HVAC.

Việc sử dụng phương pháp hóa trị để điều trị căn bệnh này có thể sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ như: Mệt mỏi, nhiễm trùng, buồn nôn, rụng tóc, mất ngủ,…

ung thu bang quang
Hóa trị cũng là một phương pháp thường dùng trong điều trị ung thư bàng quang

Liệu pháp miễn dịch

Hay còn gọi là liệu pháp sinh học, được thực hiện để thúc đẩy cơ chế tự vệ của cơ thể với các tế bào ung thư. Có nhiều loại liệu pháp để thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể bao gồm:

  • Liệu pháp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch: Để áp dụng liệu pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc ức chế PD-1. Một trong những loại thuốc trị liệu ức chế kiểm soát miễn dịch được sử dụng thường xuyên trong điều trị ung thư bàng quang.
  • BCG: Là liệu pháp điều trị ung thư bàng quang bằng việc sử dụng một loại vi khuẩn đã bị suy yếu gọi là Bacillus Calmette-Guerin (BCG) để đặt trực tiếp vào bàng quang thông qua ống thông. Khi được dẫn vào bàng quang BCG sẽ kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể và tiêu diệt các khối u. Tuy nhiên phương pháp này sẽ gây ra các tác dụng phụ như cúm, ớn lạnh, sốt nhẹ,…

Ung thư bàng quang nên ăn gì, kiêng gì?

Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý không những giúp nâng cao sức khỏe tổng thể mà còn bổ sung dưỡng chất, hạn chế sự di căn của các tế bào ung thư. Vì vậy, ngoài việc áp dụng các liệu pháp điều trị chuyên sâu thì người bệnh nên tăng cường bổ sung những thực phẩm cần thiết và hạn chế những đồ ăn có hại.

Nhóm thực phẩm nên bổ sung

Dưới đây là những loại thực phẩm mà người bệnh nên tăng cường bổ sung trong quá trình điều trị bệnh.

  • Bông cải xanh: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trong cải xanh có chứa hoạt chất Glucosinolate giúp ức chế sự phát triển của các khối u trong bàng quang hiệu quả.
  • Trà xanh: Các hoạt chất chống oxy hóa trong lá trà xanh có khả năng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể kể cả ở bàng quang.
  • Chiết xuất lá cây tầm gửi: Hoạt chất Lectin trong lá tầm gửi đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng ngăn ngừa ung thư bàng quang rất tốt. Hoạt chất này sau khi được đi vào bàng quang sẽ lưu lại và tạo lớp màng bảo vệ cho thành tế bào.
  • Vitamin E: Bổ sung vitamin E không những giúp da khỏe đẹp mà còn có thể giảm tới 42% nguy cơ ung thư bàng quang.
  • Thực phẩm giàu Folate: Những thực phẩm giàu Folate có khả năng bảo vệ tổn thương ở AND tế bào, từ đó ngăn ngừa ung thư bàng quang hiệu quả.
  • Nấm lim xanh: Trong nấm lim xanh có chứa rất nhiều dược chất quý như Beta, Hetero, Lingzhi-8 Protein,… có tác dụng ức chế các tế bào ung thư tăng sinh và kích hoạt hệ thống miễn dịch hiệu quả trong cơ thể.
ung thu bang quang
Tăng cường ăn bông cải xanh trong quá trình điều trị bệnh này

Nhóm thực phẩm nên hạn chế

Ngoài những thực phẩm cần bổ sung, người bệnh còn cần hạn chế những thực phẩm dưới đây để giúp quá trình điều trị ung thư bàng quang sớm đạt hiệu quả.

  • Rượu: Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, loại chất lỏng này còn cản trở tín hiệu từ não đến bàng quang, gây ảnh hưởng đến sự kiểm soát tiểu tiện của tiền liệt tuyến.
  • Caffeine: Những đồ uống chứa nhiều Caffeine là thủ phạm làm xuất hiện các cơ co thắt của bàng quang. Do đó, việc lựa chọn những đồ uống không chứa hoạt chất này là giải pháp quan trọng giúp bảo vệ bàng quang khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
  • Thực phẩm cay: Đồ ăn cay nóng như ớt, tương,… có thể khiến niêm mạc bàng quang bị kích ứng và khó kiểm soát hơn bình thường. Do đó nếu đang mắc căn bệnh này, người bệnh hãy hạn chế nhóm thực trên mà thay vào đó là các loại thảo mộc, tỏi và gia vị nhẹ khác.
  • Một số loại thủy hải sản: Theo các chuyên gia, người đang điều trị ung thư bàng quang không nên ăn những loại cá da trơn như lươn, chạch và các loại trai, ốc, hến sống dưới bùn có độ chì cao.
  • Các chế phẩm nhiều đường, sữa: Đường, sữa là những thực phẩm nhiều dinh dưỡng, tốt cho cơ thể. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân ung thư bàng quang thì đây lại là nhóm thực phẩm đại kỵ. Bởi chúng có thể làm các tế bào ung thư phát triển mạnh hơn.
  • Thức ăn lên men: Các thí nghiệm trên động vật đã cho thấy, chất lên men là một trong những tác nhân gây ung thư. Vì vậy, những người ung thư bàng quang tuyệt đối không được sử dụng nhóm thực phẩm này trong quá trình điều trị bệnh. Một số loại thức ăn lên men cần hạn chế như: Dưa muối, thịt muối, giăm -bông.
  • Đồ chiên nướng: Quá trình chiên nướng có thể sẽ tạo ra formol – hoạt chất gây ung thư. Do đó những người bị ung thư bàng quang nên hạn chế nhóm thực phẩm này nếu không muốn bệnh tình nặng hơn.
ung thu bang quang
Người bệnh ung thư bàng quang nên hạn chế ăn đồ chiên nướng

Cách phòng ngừa ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang có thể hoàn toàn phòng tránh được. Do đó, người bệnh nên chủ động thực hiện các biện pháp sau để sớm đẩy lùi nguy cơ xâm lấn của căn bệnh nguy hiểm này.

  • Không hút thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra ung thư bàng quang. Do đó không hút thuốc lá đồng nghĩa với việc những hoạt chất gây ung thư trong thuốc không có cơ hội tập trung tại bàng quang.
  • Thận trọng với nguồn nước lạ: Ngoài việc thực hiện tất cả những hướng dẫn an toàn để tránh phôi nhiễm khi làm việc tại môi trường có hóa chất. Người bệnh cũng cần thận trọng với những vùng nước lạ. Tốt nhất là nên làm xét nghiệm để kiểm tra lượng thích tín trong nước trước khi sử dụng.
  • Uống nhiều nước cho cơ thể: Việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày có thể giúp giảm 25% nguy cơ mắc ung thư bàng quang. Bởi theo các nhà khoa học, nước có khả năng loại bỏ các tác nhân gây bệnh trong cơ thể.
  • Cải thiện chế độ dinh dưỡng: Các loại rau xanh không chỉ tốt cho sức khỏe mà theo các nhà khoa học chúng còn có khả năng giảm thiểu nguy cơ bị ung thư bàng quang. Trong đó súp lơ xanh và bắp cải là những thực phẩm được đánh giá rất cao về khả năng này.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ là một trong những việc quan trọng để sớm phát hiện những vấn đề bất thường của sức khỏe trong đó có ung thư bàng quang.

Ung thư bàng quang là một trong những căn bệnh tiết niệu nguy hiểm nhất hiện nay. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể kiểm soát được. Vì vậy, khi thấy cơ thể có những triệu chứng lạ như: tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu són,… người bệnh nên đi thăm khám để được điều trị đúng cách.

Ung thư bàng quang sống được bao lâu là điều rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Căn bệnh nguy hiểm này có tỷ lệ mắc khá cao nên trở thành nỗi lo của không ít…

Xem chi tiết

Nội soi bàng quang là phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe mà bệnh nhân đang gặp phải ở đường tiết niệu. Từ đó, hỗ trợ trong việc đưa…

Xem chi tiết

Ung thư bàng quang là một căn bệnh ác tính nhưng lại có tỷ lệ người mắc rất cao trong số những dạng ung thư tiết niệu. Các giai đoạn của ung thư bàng quang…

Xem chi tiết

Bàng quang tăng hoạt (OAB) là hội chứng thường gặp ở người lớn tuổi với các triệu chứng cụ thể như: Tiểu nhiều lần, tiểu gấp, thậm chí là tiểu không tự chủ. Hội chứng…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên gia

Chuyên khoa

Triệu chứng

Gửi câu hỏi tư vấn