VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở cả nam và nữ, gây rất nhiều bất tiện trong mọi hoạt động của cuộc sống. Đồng thời, bệnh nếu không được điều trị kịp thời rất dễ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm không lường trước được. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích nhất để bạn hiểu hơn về căn bệnh này.
Định nghĩa
Để hiểu về viêm đường tiết niệu là gì, bạn cần biết về hệ tiết niệu trong cơ thể con người. Hệ tiết niệu bao gồm hai quả thận ở hai bên đi cùng hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
Theo đúng chu trình, thận có chức năng lọc máu và các chất độc hại của cơ thể ra bên ngoài hình thành nước tiểu. Nước tiểu sẽ đi quá các đường ống lọc cô đọng lại và trữ ở bàng quang.
Khi đến một lượng nhất định, theo phản xạ của cơ thể, nước tiểu sẽ được thoát ra ngoài. Nếu bình thường tiểu đã được vô trùng không gây ảnh hưởng gì. Nhưng nếu có sự xuất hiện của vi khuẩn trong dòng nước thì chính là viêm đường tiết niệu, hay còn được gọi bằng tên khác là nhiễm khuẩn tiết niệu.
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý tương đối phổ biến ở nhiều người
Vậy viêm đường tiết niệu chính là bệnh lý khi đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn. Tác nhân chủ yếu là do vi khuẩn tấn công vào cơ thể gây viêm nhiễm khu vực này.
Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng theo thống kê tỷ lệ chị em mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với nam giới. Bởi đường niệu đạo của các chị em chỉ khoảng 3 – 4cm, trong khi nam giới là 18 – 20cm.
Ngoài ra những người đã từng bị mắc bệnh nền về thận như sỏi thận, thận ứ nước, mắc bệnh phụ khoa,… thì khả năng nhiễm khuẩn tiết niệu cũng sẽ cao hơn rất nhiều.
Nhiễm khuẩn tiết niệu được phân chia thành những nhóm :
- Phân loại theo vị trí: Nhiễm trùng niệu trên (nguyên nhân do viêm bể thận cấp, viêm bể thận mạn, áp xe thận, thận ứ mủ,…), Nhiễm trùng niệu dưới (nguyên nhân do viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn,….).
- Phân loại theo diễn biến: Bao gồm nhiễm trùng niệu không biến chứng và nhiễm trùng niệu có biến chứng. Trong đó, có biến chứng là hiện tượng viêm đường tiết niệu tái phát đi, tái phát lại nhiều lần do các nguyên do khác nhau, hoặc biến chứng từ nhiều biện pháp.
- Phân loại theo độ tái phát: Bao gồm nhiễm khuẩn niệu riêng lê, viêm đường tiết niệu tái diễn nhiều lần và có xu hướng gây biến chứng khác.
Triệu chứng
Ở nam giới và nữ giới thì có triệu chứng của viêm đường tiết niệu khác nhau mà chúng ta có thể quan sát và nhận biết, sớm phát hiện bệnh để được điều trị kịp thời.
Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nam giới:
- Rối loạn tiểu tiện: Xuất hiện những cơn buồn tiểu gấp, nhưng khi đi lại ra rất ít, khi đi tiểu có cơn đau buốt phát ra từ vị trí lỗ niệu đạo. Số lần đi vệ sinh trong một ngày có thể lên đến hơn 20 lần.
- Màu nước tiểu khác lạ: Có màu vàng đục, lẫn máu, mủ có thể dễ dàng quan sát. Mùi nước tiểu có mùi nồng, khó chịu.
- Đau rát: Biểu hiện này rõ ràng nhất là khi quan hệ, xuất tinh, cảm giác đau xuất hiện. Và đó cũng là lý do mà nam giới sẽ ngại quan hệ hơn khi bị bệnh.
- Sưng đỏ niệu đạo: Đây là biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh viêm đường tiết niệu với những bệnh phụ khoa khác. Khi bị bệnh, lỗ niệu đạo sưng đỏ bất thường và thu hẹp lại mà bạn có thể quan sát được bằng mắt. Chính tình trạng trạng này khiến các quý ông bị tiểu rắt, tiểu buốt.
- Ngứa ngáy vùng niệu đạo: Lúc này tình trạng bệnh đã nặng hơn rất nhiều, vi khuẩn bắt đầu di chuyển đến nhiều vị trí khác nhau.
- Lỗ sáo chảy mủ: Biểu hiện dễ bị nhầm lẫn với bệnh lậu. Tuy nhiên nếu có thêm nhiều dấu hiệu như ở trên, rất có thể nam giới đã bị bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Triệu chứng thường gặp ở nữ giới:
- Cảm giác buồn tiểu liên tục, nhưng khi đi ra rất ít, khi đi cũng cảm thấy buốt, khó chịu vô cùng.
- Cảm giác đau bất thường khi quan hệ với bạn trai hoặc chồng.
- Thường xuyên cảm thấy cơn đau âm ỉ ở quanh thắt lưng và vùng bụng dưới.
- Nước tiểu có màu trắng đục hoặc lẫn máu và mủ trắng.
- Khí hư ra nhiều bất thường và có màu khác lạc lẫn mùi hôi, tanh khó chịu
- Luôn cảm thấy, mệt mỏi, buồn nôn, lạnh người.
Nguyên nhân
Nguyên nhân và biểu hiện viêm đường tiết niệu như thế nào để chúng ta biết và kịp thời điều trị. Cùng đọc những thông tin dưới đây.
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu
Có rất nhiều nguyên nhân bị viêm đường tiết niệu khác nhau mà người bệnh có thể gặp phải. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu nam:
- Thói quen vệ sinh hằng ngày: Nhiều cánh mày râu không giữ sạch sẽ vùng kín sau khi đi vệ sinh, quan hệ hoặc tắm rửa hàng ngày. Và đây chính là cơ hội để những loại vi khuẩn gây bệnh tấn công vào cơ thể thông qua lỗ niệu đạo.
- Quan hệ tình dục: Một số những thói quen tình dục không lành mạnh cũng tạo điều kiện gây bệnh như: thủ dâm, sử dụng đồ chơi tình dục,… gây viêm nhiễm nam khoa và nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Nhịn tiểu: Nhịn tiểu quá lâu, tạo điều kiện cho chất thải trong dòng nước lắng đọng lại tạo thành sỏi thận. Đây cũng là môi trường tương đối thuận lợi để vi khuẩn phát triển cùng sỏi thận tạo thành ổ viêm.
- Uống ít nước: Nam giới thường có thói quen uống ít nước hơn các chị em. Điều này cũng tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn tiết niệu hơn, do thiếu nước, hệ bài tiết hoạt động khó khăn. Các chất độc lặng lại và không được đào thải ra ngoài tích tụ lại tạo thành những viên sỏi thận.
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường tiết niệu ở nữ giới:
- Cấu tạo niệu đạo: Niệu đạo của các chị em chỉ dài khoảng 3 – 4cm, ngắn hơn rất nhiều so với nam giới 18 – 20cm, lại còn gần với âm đạo và hậu môn. Đó cũng là lý do vì sao, chị em dễ mắc bệnh hơn, lại khó chữa hơn nam giới khi các vi khuẩn có thể dễ dàng di chuyển từ vùng này sang vùng khác.
- Vệ sinh sai cách: Hầu hết các chị em bị bệnh đều do vệ sinh vùng kín chưa đúng cách. Ví dụ lau chùi từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới cũng là cơ hội để vi khuẩn có cơ hội di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Vô tình đẩy nhanh tình trạng lây lan và phát triển của bệnh.
- Do băng vệ sinh: Vào những ngày “đèn đỏ” các chị em phải thường xuyên thay băng vệ sinh để giữ sạch sẽ vùng kín. Vì vào lúc này là thời điểm dễ sinh sôi và phát triển của nhiều loại vi khuẩn nhất. Đây không chỉ là nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu mà còn là các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.
Ngoài ra, người mắc bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu còn do nhiều nguyên nhân khác nữa:
- Hệ thống miễn dịch kém, sức đề kháng không chống lại được các loại vi khuẩn gây bệnh.
- Người bệnh mắc một số bệnh nền khác trong hệ tiết niệu như sỏi thận, viêm bàng quang kẽ, suy thận độ 1, 2, sỏi tiết niệu,…
- Người bệnh bị đái tháo đường hoặc bệnh về tủy sống.
- Người đang sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch, người mới nội soi bàng quang, người mới tán sỏi và phải dùng ống thông thận,….
- Người bị trào ngược bàng quang, niệu đạo,..
Bệnh có nguy hiểm không?
Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Về cơ bản, nhiễm khuẩn tiết niệu là bệnh lành tính. Nếu phát hiện sớm khi còn nhẹ thì chỉ cần thay đổi một số thói quen trong cuộc sống hằng ngày, sử dụng thuốc nhẹ là có thể cải thiện và chữa khỏi bệnh.
Tuy nhiên trong những trường hợp, bệnh kéo dài có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm và lúc này việc điều trị càng khó khăn hơn. Điển hình là:
- Tổn thương đường tiết niệu khi bệnh phát triển mãn tính: Lúc này viêm đường tiết niệu chảy mủ và máu lẫn trong nước tiểu, những vùng niêm mạc này bị tổn thương nặng nề.
- Ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản: Đường tiết niệu là bộ phận nằm cạnh cơ quan sinh sản nhất. Vì thế nếu để lâu không điều trị, vi khuẩn sẽ di chuyển đến nhiều vị trí xung quanh, tắc buồng trứng ở chị em, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Từ đó gây nên bệnh vô sinh, hiếm muộn, khó có con và nhiều bệnh phụ khoa khác.
- Gây suy thận: Trong trường bệnh tiến triển nặng, những vi khuẩn gây bệnh có khả năng tấn công ngược lại lên trên, theo đường niệu đạo và tiến vào thận. Chúng phá hủy cơ cấu tổ chức, khả năng hoạt động và suy giảm chức năng của thận.
- Nhiễm trùng thận: Trong quá trình vi khuẩn di chuyển ngược lại lên trên, chúng sẽ gây tổn thương toàn bộ hệ thống của thận, gây tổn thương và sung huyết những vùng niêm mạc. Đặc biệt, nếu nguyên nhân gây bệnh là do sỏi thận thì vi khuẩn còn có thể tạo thành ổ viêm ở vùng có hòn sỏi.
- Nhiễm trùng máu: Biến chứng nguy hiểm nhất nếu như nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát đi tái phát lại nhiều lần chính là vi khuẩn đi vào máu làm làm nhiễm trùng toàn thân. Chúng lan truyền đến toàn bộ cơ thể gây sốt cao, ớn lạnh, tim đập nhanh và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của bé: Phụ nữ khi mang thai bị nhiễm khuẩn tiết niệu không sớm được điều trị tự nhiên có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé. Thậm chí. nguy hiểm nhất là chết lưu, sinh non, nhiễm trùng nước ối, gây dị tật,….
- Làm hẹp niệu đạo: Viêm đường tiết niệu ở nam giới gây hẹp lỗ niệu đạo. Như vậy khi đi vệ sinh hay xuất tinh sẽ tạo ra những cơn đau đớn vô cùng.
- Suy giảm tình dục: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở cả nam và nữ đều ảnh hưởng đến khả năng sinh dục. Nữ đau bụng dưới, nam khó cương dương và khó xuất tinh. Cả hai đối tượng đều giảm dần ham muốn tình dục khi mắc bệnh.
Chẩn đoán
Dựa trên những dấu hiệu cụ thể mà bệnh nhân đang gặp phải chỉ có thể bước đầu chẩn đoán lâm sàng bệnh. Bệnh nhân sẽ được chỉ định, thực hiện một số những xét nghiệm và kiểm tra khác để đưa ra kết quả chính xác hơn.
- Xét nghiệm nước tiểu: Người bệnh sẽ được hướng dẫn vệ sinh khu vực lấy nước tiểu sạch sẽ tránh trường hợp kết quả kiểm tra sai. Dòng nước tiểu được lấy là giữa dòng. Mẫu vật phẩm được đánh giá bằng 3 cách là quan sát bằng mắt thường, dùng que nhúng và kiểm tra bằng kính hiển vi.
- Xét nghiệm cấy nước tiểu: đây là hình thức để xác định nước tiểu có bị nhiễm trùng hay không. Thông thường thời gian trả kết quả sẽ từ 2 – 3 ngày, tuy nhiên có nhiều trường hợp sẽ lâu hơn một chút. Từ kết quả sẽ có kết quả là nguyên nhân chính xác gây bệnh, từ đó phương án điều trị cũng sẽ cụ thể, vào đúng đối tượng hơn.
- Xét nghiệm máu: Bước này chỉ để chắc chắn rằng, vi khuẩn đã đi vào máu hay chưa, để có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Chỉ số bạch cầu và CRF sẽ là minh chứng cho việc bạn có đang bị bệnh không và nguy hiểm đến mức độ nào.
- Siêu âm tiết niệu: Hình thức siêu âm để quan sát toàn bộ hệ tiết niệu, chẩn đoán chính xác vị trí viêm ở tiết niệu trên hay tiết niệu dưới.
- Nội soi bàng quang: Trường hợp này thường được áp dụng cho những bệnh nhân bị nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần. Bác sĩ thực hiện sẽ đưa một ống dài, mỏng và mềm, có đầu gắn camera từ lỗ niệu đạo đi lên niệu đạo và bàng quang. Thông qua màn hình máy tính, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác được nguyên nhân và tình hình sức khỏe hiện tại của bệnh nhân.
Giải pháp điều trị
Các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu gần giống với nhiều bệnh khác nữa nên rất khó để xác định đúng. Vì thế khi có những biểu hiện trên, người bệnh nên ngay lập tức đến bệnh viện để làm kiểm tra chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chính xác nhất cùng phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu hợp lý.
Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà
Hiện nay có rất nhiều biện pháp để điều trị bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu mà bạn có thể áp dụng. Một trong số đó chính là những mẹo dân gian điều trị tại nhà. Hình thức này đảm bảo an toàn, thành phần dễ kiếm, dễ thực hiện.
Tuy nhiên, bạn nên nhớ, mẹo dân gian chỉ áp dụng cho những người bị nhẹ có thể tự chữa tại nhà, Còn những người đã chuyển biến xấu hơn, nên áp dụng những phương pháp điều trị y khoa chuyên nghiệp hơn. Một số những mẹo dân gian được nhiều người biết đến phải kể đến như:
Chữa nhiễm khuẩn tiết niệu bằng nha đam
Nha đam (lô hội) là loại cây chứa rất nhiều chất chống viêm ở phần thịt mọng nước như: Enzym bradykinin, Chromone C-glucosyl, Axit salixylic,….
Chúng có tác dụng rất tốt trong việc ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh ở hệ tiết niệu, chữa sỏi mật,…. một cách hiệu quả. Khơi thông và làm sạch các bộ phận này. Cách sử dụng như sau:
- Chuẩn bị một 1 – 2 lá nha đam, đường phèn và một ít lá dứa.
- Cắt bỏ phần lá và chỉ lấy phần thịt bên trong, rửa sạch cho hết nhớt rồi cho vào một nồi nước đun sôi lên.
- Cho vào đó một ít đường phèn, khoảng 10 phút thì dừng lại vớt nha đam ra và ngâm cùng đá lạnh.
- Đun nước lá dưa lên để thơm và dậy mùi.
- Sau đó đổ ra một cái cốc và thả nha đam vào uống cùng.
- Mỗi ngày bạn uống từ 1 – 2 lần để thấy hiệu quả tốt nhất.
- Tuy nhiên phương pháp này không áp dụng cho trẻ em bị nhiễm khuẩn tiết niệu dưới 12 tuổi và phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ cho con bú.
Trị viêm đường tiết niệu bằng cây mã đề
Nếu bạn từng sống ở những vùng quê thì không quá xa lạ với cây mã đề. Loại cây cũng là một vị thuốc nam rất quan trọng giúp lợi tiểu, tiêu viêm, loại bỏ các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng, viêm nhiễm trong hệ tiết niệu. Cách sử dụng như sau:
- Lấy một nắm lá mã đề, một ít rễ cỏ tranh cùng kim tiền thảo, rửa sạch và để ráo.
- Cho các loại cây này vào trong ấm cùng 1.5 lít nước.
- Đun sôi trên lửa lớn đến khi sôi vẫn tiếp tục đun thêm 5 phút nữa để các dưỡng chất tiết ra hòa cùng với nước.
- Mỗi ngày uống hết một lượng như thế, chỉ sau 1 -2 tuần sẽ thấy hiệu quả chuyển biến rõ rệt.
Cách điều trị viêm đường tiết niệu bằng Đông y
Ứng dụng Đông y trong việc điều trị bệnh viêm đường tiết niệu cũng được nhiều người áp dụng hiện nay. Phương pháp này tương đối an toàn, thành phần đều là những loại thảo dược thiên nhiên, có nguồn gốc rõ ràng, được phép sử dụng, nên bạn có thể yên tâm.
Tuy nhiên, điều trị viêm đường tiết niệu bằng Đông y sẽ không dành cho những người làm môi trường văn phòng, bận rộn. Bởi họ sẽ mất rất nhiều công sức để sắc thuốc, canh thuốc. Cũng như muốn trị khỏi bệnh bằng Đông y yêu cầu người bệnh phải thật sự kiên trì sử dụng trong một thời gian dài.
Một số bài thuốc được kê nhiều nhất hiện nay:
Bài thuốc 1:
Thành phần: Rau má, hải kim sa, cam thảo, rễ cỏ tranh, rễ nhót, liên kiều, hương phụ, xích đồng,tơ hồng xanh, kim tiền thảo,….
Cách sử dụng:
- Đem rửa tất cả các nguyên liệu trên và để ráo.
- Cho vị thuốc vào trong ấm sắc cung 700ml nước.
- Sắc trên lửa vừa khoảng 1 – 1.5 giờ, thì dừng lại và chắt ra bát.
- Chia thuốc thu được thành hai lần và uống hết trong ngày, không để sang ngày hôm sau.
Bài thuốc 2:
Thành phần: Quả địa phu, sa nhân, thân cù mạch,ké đầu ngựa, đan sâm, tỳ giải, rễ cỏ tranh, rễ đậu biếc, đỗ trọng.
Cách sử dụng:
- Đem rửa tất cả các vị thuốc trên bằng nước lọc và để ráo.
- Cho thuốc vào ấm đất để sắc cùng 600ml nước.
- Chắt đến khi còn ⅓ lượng nước thì dừng lại và uống khi còn ấm.
- Mỗi thang như thế sắc làm 2 lần và uống trong ngày, mỗi ngày/ thang.
- Bạn kiên trì sử dụng khoảng 1 thời gian sẽ thấy hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc 3:
Thành phần: Củ hoa hiên, trắc bách diệp cam thảo, ngưu tất, xa tiền tử, trúc diệp, lá đơn mặt trời, kim tiền thảo, bạch bao sao căn, tiểu kế.
Cách sử dụng:
- Tất cả các vị thuốc trên rửa sạch và để thật khô.
- Sao vàng hạ thổ các vị thuốc để dậy mùi thơm và mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Cho thuốc vào trong ấm sắc cùng 800ml nước.
- Sắc trên lửa nhỏ nhiều giờ đồng hồ đến khi còn ⅓ lượng nước thì chắt ra bát và uống ngay khi còn ấm.
- Mỗi ngày sử dụng một thang như thế.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng Tây y
Tây y là hình thức được nhiều người áp dụng nhất hiện nay, bởi tính tiện ích, dễ dùng, hiệu quả nhanh, giảm nhanh những cơn đau khó chịu do viêm nhiễm gây ra.
Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dùng, đồng thời nếu muốn sử dụng cần sự chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ hay tình trạng sốc thuốc.
Điều trị nội khoa
Với những bệnh nhân đến khám lần đầu sẽ được chỉ định điều trị nội khoa là sử dụng thuốc Tây. Có nhiều loại thuốc khác nhau sẽ được kê đơn, phổ biến nhất là:
- Thuốc kê toa Doxycycline có hai dạng được dùng là dạng uống và dạng tiêm trực tiếp vào vị trí viêm nhiễm. Thuốc được áp dụng chính khi xác định nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Mycoplasma Hominis và Chlamydia Trachomatis.
- Thuốc kháng sinh Trimethoprim: Có hai dạng là dung dịch ống và dạng viên nén. Tác dụng chính của loại thuốc này là tăng cường khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm và làm lành những vùng bị nhiễm khuẩn.
- Thuốc kháng sinh Cephalexin: Đây là loại thuốc được bào chế dạng viên nén và dùng cho đường uống, cũng có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn.
- Ngoài ra còn một số loại thuốc kháng sinh khác, thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng,…tùy vào thể trạng bệnh nhân. Người được chỉ định lưu ý sử dụng đúng liệu trình và liều lượng để mang lại hiệu quả tốt nhất tránh để xảy ra biến chứng trong quá trình uống.
Điều trị ngoại khoa
Phương pháp này dành cho bệnh nhân đã có biểu hiện nặng hơn, gây biến chứng và vi khuẩn lan đến nhiều vị trí khác. Bác sĩ thực hiện sẽ sử dụng hệ thống nhiệt trị CRS cho người bệnh.
Một sóng cao tần sẽ chiếu vào vùng vị trí bị nhiễm khuẩn để diệt khuẩn, tiêu diệt chúng. Với phương pháp này những bệnh sinh học khác cũng sẽ biến mất nhanh chóng.
Lời khuyên
Bên cạnh những phương pháp điều trị cần quan tâm thì chế độ ăn uống và thay đổi một số thói quen hằng ngày cũng sẽ góp phần rất lớn vào việc đẩy lùi bệnh. Bạn cần chú ý những điều sau:
Điều chỉnh chế độ ăn uống
- Người bệnh cần tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả trái cây để nạp chất xơ, chất chống oxy hóa, dinh dưỡng và vitamin cho cơ thể. Những chất này đều rất tốt cho đường tiêu hóa và hệ tiết niệu. Một số loại thực phẩm tốt như: súp lơ, cà chua, táo, ổi, bưởi,…
- Uống nhiều nước lọc để tăng cường hoạt động của hệ bài tiết nước tiểu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể uống thêm nước ép từ các loại trái cây, sữa tươi,… để tăng cường dinh dưỡng.
- Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích, bia rượu, cà phê, trà xanh,… vì chúng chứa rất nhiều chát có thể làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
- Hạn chế sử dụng những loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đồ chiên, dầu mỡ,… chứa rất nhiều chất phụ gia và chất bảo quản không tốt cho cơ thể.
- Hạn chế ăn mặn, ăn cay để giảm kích ứng lên bàng quang, hệ tiết niệu nói chung.
Thay đổi thói quen sinh hoạt và lối sống
- Thường xuyên chú ý chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Bạn có thể sử dụng những loại dung dịch có độ pH vừa phải để không làm mất cân bằng ở vị trí này.
- Trong quá trình điều trị hạn chế hoặc không nên quan hệ để tránh làm tình trạng bệnh nặng thêm.
- Xây dựng một chế độ sống hợp lý nhất, ăn ngủ, nghỉ đúng giờ.
- Vận động để tăng cường sức khỏe nhưng nên chọn những bài tập đơn giản nhẹ nhàng, ít tác động đến vị trí bị viêm nhiễm.
- Tái khám sau điều trị từ 1 – 2 tuần để chắc chắn bệnh không bị tái phát.
Trên đây là một số thông tin hữu ích nhất về bệnh viêm đường tiết niệu thường gặp ở nhiều người. Hy vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn về bệnh cũng như biết cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe chính mình và những người thân trong gia đình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!