11 Cách Chữa Viêm Đường Tiết Niệu Tại Nhà Hiệu Quả 2024

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà vừa đơn giản, không tốn nhiều chi phí, giúp loại bỏ các triệu chứng nhanh chóng. Đây là phương pháp được khuyên dùng cho người mới bị viêm nhiễm nhẹ. Cùng theo dõi top 11 phương pháp dân gian chữa viêm tiết niệu an toàn, hiệu quả.

Tổng quan bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm tiết niệu, hay còn được biết đến với tên gọi viêm đường tiểu, là tình trạng mà vi khuẩn xâm nhập vào nước tiểu, gây viêm nhiễm trong các cơ quan của hệ tiết niệu.

Phân loại viêm đường tiết niệu

Tùy thuộc vào diễn biến và vị trí, bệnh này có thể được phân loại thành nhiều dạng khác nhau.

Phân loại theo vị trí

  • Viêm tiết niệu trên (gồm thận ứ mủ, áp xe thận,…).
  • Viêm tiết niệu dưới (bao gồm viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến, viêm tinh hoàn,…).

Phân loại theo diễn biến bệnh

  • Nhiễm khuẩn đơn giản.
  • Nhiễm khuẩn phức tạp.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nam và nữ

Triệu chứng của viêm đường tiết niệu không luôn thể hiện rõ và có thể khó nhận biết, nhưng những dấu hiệu sau đây thường xuất hiện ở những người mắc bệnh này:

  • Thường xuyên có ý muốn đi tiểu, nhưng mỗi lần chỉ tiểu rất ít nước tiểu.
  • Đau buốt và cảm giác nóng rát ở vùng kín khi đi tiểu.
  • Nước tiểu có màu cola, màu đỏ, hoặc màu hồng, thường đi kèm với sự xuất hiện của bọt.
  • Mùi nước tiểu trở nên rất khác thường.
  • Phụ nữ mang thai có thể trải qua đau ở vùng chậu.

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu

Như đã đề cập trước đó, nguyên nhân chính của viêm tiết niệu là sự xâm nhập của vi khuẩn vào nước tiểu. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể có thể gây ra bệnh này:

  • Viêm bàng quang.
  • Quan hệ tình dục không an toàn và không lành mạnh.
  • Viêm niệu đạo.
  • Thiếu vệ sinh cá nhân đúng cách, đặc biệt là vùng sinh dục.
  • Đối với phụ nữ, sử dụng băng vệ sinh không đảm bảo chất lượng và không thay đổi sau mỗi 3-4 giờ sử dụng.

Tìm hiểu thêm

Cách phòng tránh viêm đường tiết niệu

Phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu là một phần quan trọng của chăm sóc sức khỏe cá nhân. Dưới đây là một số chi tiết hơn về cách bạn có thể giữ cho hệ tiết niệu của mình khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu:

  • Vệ sinh vùng sinh dục: Rửa sạch vùng sinh dục hàng ngày với nước ấm và xà phòng nhẹ. Hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất mạnh hoặc có thể làm khô da. Lau khô vùng kín sau khi tắm cũng là quan trọng.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước hàng ngày giúp làm mỏng nước tiểu và loại bỏ chất cặn từ đường tiểu, làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Buồng đi tiểu: Buồng đi tiểu sau khi quan hệ tình dục có thể giúp loại bỏ vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường tiểu.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bảo vệ khi quan hệ tình dục có thể giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ đối tác.
  • Thay đổi băng vệ sinh đúng cách:  Sử dụng băng vệ sinh có chất lượng tốt, và thay đổi chúng ít nhất sau mỗi 3-4 giờ. Sử dụng sản phẩm có chất liệu thoáng khí để giảm áp lực và giữ cho vùng kín khô ráo.
  • Hạn chế chất kích thích: Hạn chế tiêu thụ caffeine, thực phẩm cay nồng, và rượu có thể giảm kích thích đường tiểu và giảm nguy cơ kích thích viêm nhiễm.
  • Nâng cao miễn dịch:  Ăn uống cân đối với đủ loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ việc tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
  • Kiểm tra định kỳ: Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ và thảo luận với bác sĩ về bất kỳ triệu chứng nào có thể xuất hiện, đặc biệt nếu bạn có yêu cầu riêng hoặc nếu bạn đang mang thai.

Top 11 cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà

Bệnh viêm đường tiết niệu khá phổ biến ở nữ giới, đặc biệt là những người đã quan hệ tình dục. Viêm tiết niệu khiến người bệnh đi đau buốt, đi tiểu ra máu, sót và khó tiểu. Khi nhận thấy các triệu chứng, chị em có thể điều trị tại nhà bằng một số mẹo dân gian dưới đây.

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng tỏi

Tỏi là một vị dược liệu được sử dụng nhiều trong các mẹo chữa viêm nhiễm trong đó có viêm đường tiết niệu. Trong tỏi có chứa một lượng lớn các chất kháng sinh như allicin, glycogen, fitonxit giúp tiêu viêm, sát trùng, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Chị em có thể áp dụng cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng tỏi như sau:

chua viem duong tiet nieu tai nha
Cách chữa bệnh đường tiết niệu với tỏi
  • Chuẩn bị: 3 – 4 tép tỏi sống, nên dùng tỏi ta, tép nhỏ có chứa nhiều dưỡng chất hơn.
  • Thực hiện: Cho trực tiếp tỏi vào miệng, nhai và nuốt cả bã. Nhiều tài liệu ghi chép lại, nên thái tỏi thành lát mỏng, để ngoài không khí 15 phút sẽ có tác dụng tốt hơn.

Trị viêm tiết niệu tại nhà bằng hạt dành dành

Hạt dành dành là một loại dược liệu quen thuộc có tác dụng chữa tiểu ra máu, viêm tiết niệu, viêm bể thận. Ngoài ra, dược liệu này còn giúp cơ thể thanh nhiệt, lợi tiểu và thải độc hiệu quả. Để điều trị viêm đường tiết niệu bằng phương pháp này, người bệnh thực hiện theo cách như sau:

  • Chuẩn bị: Hạt dành dành, các loại đậu (đậu đen, đậu xanh), đường phèn.
  • Thực hiện: Cho các loại hạt rửa sạch, cho vào ninh thành cháo đến khi gần được bỏ thêm đường phèn, bắc xuống ăn khi còn nóng. Nên nấu cháo dành dành ăn liên tục trong vòng 3 ngày sẽ thấy những chuyển biến tích cực.

Trị viêm đường tiết niệu tại nhà bằng giấm táo

Một trong những mẹo chữa viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả là sử dụng giấm táo. Trong giấm táo có chứa enzyme, Kali và một số khoáng chất có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm nhiễm tiết niệu. Giấm táo được xem như một chất kháng sinh tự nhiên, được sử dụng trong nhiều mẹo chữa bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra.

chua viem duong tiet nieu tai nha
Giấm táo có tác dụng tốt trong việc kiểm soát bệnh viêm đường tiết niệu
  • Chuẩn bị: Giấm táo, mật ong (chọn loại mật ong tự nhiên).
  • Thực hiện: Pha 2 muỗng mật ong với một muỗng giấm táo, có thể uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm, mỗi ngày uống một lần. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp dùng giấm táo pha ấm rửa vùng kín hàng ngày.

Sử dụng lá trầu không chữa viêm tiết niệu

Trầu không là khắc tinh của nhiều bệnh lý phụ khoa trong đó có viêm đường tiết niệu. Trong trầu không có chứa nhiều chất kháng khuẩn, kháng viêm và khử mùi hôi cho vùng kín. Sử dụng trầu không thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn, sát khuẩn vị trí bị viêm trong đường tiết niệu, giúp niêm mạc nhanh chóng phục hồi.

  • Chuẩn bị: Trầu không tươi khoảng 10 – 15 lá.
  • Thực hiện: Rửa sạch trầu không sau đó vò nát, cho vào nồi đun với một bát nước lớn. Chắt lấy nước xông vùng kín cho đến khi nước nguội bớt rồi rửa niệu đạo.
  • Lưu ý, khi rửa cần nhẹ nhàng, không cọ xát khiến vùng kín bị tổn thương nặng hơn. Có thể cho thêm vài hạt muối trắng để tăng hiệu quả sát khuẩn.

Cách chữa viêm tiết niệu tại nhà bằng nha đam

Dùng nha đam là một cách chữa viêm đường tiết niệu đơn giản, dễ thực hiện. Nhờ chứa các thành phần chống viêm, kháng khuẩn nên nha đam được đưa vào ứng dụng điều trị viêm đường tiết niệu. Nhiều người khá ngạc nhiên vì chỉ nghe đến nha đam trong các công thức làm đẹp, chữa mụn nhọt. Vậy hãy thử áp dụng và đánh giá hiệu quả của cách điều trị này theo hướng dẫn dưới đây:

chua viem duong tiet nieu tai nha
Nha đam là nguyên liệu chữa bệnh lành tính mà người bệnh không nên bỏ qua
  • Chuẩn bị: Lá nha đam, nên chọn loại lớn, thịt dày.
  • Thực hiện: Lọc lấy phần thịt nha đam, bỏ đi phần vỏ cứng bên ngoài, rửa sạch nhựa, ngâm nước muối loãng. Cho phần thịt nha đam đã chuẩn bị vào máy xay lấy nước cốt. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 cốc là tốt nhất.
  • Lưu ý: Người bị nhuận tràng không nên sử dụng nha đam để tránh gây tổn thương cho gan.

Cải thiện viêm đường tiết niệu bằng rau mùi tây

Rau mùi tây hay còn được gọi là ngò gai, một gia vị quen thuộc trong cuộc sống thường ngày. Mùi tây có chứa nhiều tinh dầu thơm có tác dụng khử mùi hiệu quả. Bên cạnh đó các dưỡng chất như Apiozit, acid béo Omega-3 và Omega-6 giúp bảo vệ cơ thể kháng viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn. Nhiều nghiên cứu y học còn chỉ ra rau mùi tây có chứa một số chất giúp cơ thể đào thải độc tố hiệu quả.

  • Chuẩn bị: Một nắm lá mùi tây tươi, nước lọc.
  • Thực hiện: Rửa sạch rau mùi, cho vào nồi đun sôi với nửa lít nước. Tắt bếp, lọc bỏ bã lấy nước uống trong ngày. Nên uống liên tục trong 3 – 5 ngày để có hiệu quả.
  • Lưu ý, không nên áp dụng cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng rau mùi tây cho người bị viêm loét dạ dày.

Sử dụng rau mã đề chữa bệnh tiết niệu

Mã đề vừa là một loại rau, vừa là thảo dược có đặc tính lợi tiểu, tiêu viêm. Cây mã đề có vị ngọt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, làm mát máu, thông tắc tuyến mồ hôi. Đông y sử dụng mã đề hỗ trợ điều trị chứng tắc tiểu và một số bệnh phụ khoa trong đó có viêm đường tiết niệu. Ngoài ra loại cây này còn được xem là một trong các bài thuốc chữa sỏi thận tại nhà được rất nhiều người tin tưởng sử dụng.

  • Chuẩn bị: Mã đề, rễ có tranh, kim tiền thảo.
  • Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu cho vào ấm hãm với nước sôi uống hàng ngày, uống liên tục ít nhất 1 tuần.

Chữa viêm nhiễm tiết niệu bằng râu ngô

Trong top các mẹo dân gian chữa viêm đường tiết niệu tại nhà thì sử dụng râu ngô là cách đơn giản mà có hiệu quả cao. Râu ngô có vị ngọt, tính bình, lành tính, có thể dùng được cho cả trẻ nhỏ. Uống nước râu ngô hàng ngày giúp thanh nhiệt, thải độc cơ thể. Râu ngô cũng là một vị dược liệu có tác dụng hỗ trợ làm tan sỏi thận, loại bỏ triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nữ giới.

chua viem duong tiet nieu tai nha
Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng nước râu ngô
  • Chuẩn bị: Râu ngô tươi là tốt nhất, trường hợp không có thay bằng râu ngô phơi khô.
  • Thực hiện: Rửa sạch râu ngô, cho vào ấm đun cùng với 100ml nước trong 15 phút. Tắt bếp, chắt lấy nước uống trước khi ăn 3 – 4 giờ, mỗi ngày uống 2 lần.
  • Ngoài ra, có thể kết hợp râu ngô cùng với bông mã đề để có hiệu quả cao hơn.

Chữa viêm đường tiết niệu bằng cây diếp cá

Nhiều người sợ rau diếp cá vì chúng có mùi tanh đặc trưng. Thế nhưng loại rau này rất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể thanh nhiệt, thải độc. Trong Đông y, rau diếp cá là vị dược liệu có vị hơi tanh, tính lạnh, quy kinh phế. Thành phần của rau diếp cá có chứa chất kháng viêm, có thể sử dụng để chữa bệnh viêm đường tiết niệu, đối với người đang điều trị tại nhà viêm tuyến tiền liệt cũng có thể áp dụng được phương pháp này.

  • Chuẩn bị: Một nắm rau diếp cá.
  • Thực hiện: Có nhiều cách sử dụng rau diếp cá mang lại hiệu quả như nhau. Mọi người có thể dùng rau ăn sống trong các bữa ăn hoặc xay lấy nước uống, mỗi ngày 1 cốc, cho thêm 1 thìa đường để dễ uống hơn.

Sử dụng lá trà xanh chữa viêm tiết niệu

Trà xanh vừa là một loại thức uống giải nhiệt, vừa có tác dụng làm đẹp, chống oxy hóa cho cơ thể, ngăn ngừa lão hóa da. Không những thế trong trà xanh còn chứa một lượng lớn tanin, flavonoid, vitamin A, B2, C… có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy, người bị viêm đường tiết niệu có thể sử dụng lá trà xanh hàng ngày để cải thiện tình trạng.

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá trà tươi.
  • Thực hiện: Cho lá trà xanh vào nước sôi, hãm 5 phút là có thể uống được. Kết hợp uống 1 cốc nước trà xanh mỗi ngày và dùng nước trà xanh để rửa vùng kín. Lấy thêm 1 nắm trà xanh, đun với 500ml nước lọc, lấy nước thu được xông vùng kín đến khi nguội bớt rồi rửa.

Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng rau ngải

Người bị viêm tiết niệu có thể dùng ngải cứu để loại bỏ triệu chứng đau rát và vi khuẩn gây bệnh. Ngải cứu là một vị dược liệu trong Đông y, tính ôn, vị đắng có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt được sử dụng trong các phương pháp chữa bệnh bàng quang, tiết niệu. Đối với trường hợp viêm đường tiết niệu, cần kết hợp với một số thảo dược khác như sau:

chua viem duong tiet nieu tai nha
Rau ngải có tác dụng điều trị bệnh xương khớp rất tốt
  • Chuẩn bị: Ngải cứu, có seo gà, rễ cỏ tranh, mật ong nguyên chất.
  • Thực hiện: Cho các dược liệu vào nồi đun sôi với 500ml nước trong khoảng 20 phút. Chắt lấy nước để nguội bớt sau đó pha thêm 1 thìa mật ong, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Một số lưu ý quan trọng khi chữa viêm đường tiết niệu tại nhà

Các mẹo chữa dân gian chỉ áp dụng cho những trường hợp bị viêm nhiễm nhẹ, chưa xuất hiện các triệu chứng đau buốt liên tục, đi tiểu ra máu… Ngoài ra, khi áp dụng các mẹo điều trị tại nhà người bệnh cần lưu ý:

  • Chọn mua các nguyên liệu sạch và sơ chế đúng cách để loại bỏ hết chất bẩn.
  • Không tự ý kết hợp các dược liệu với nhau để uống hoặc vệ sinh vùng kín.
  • Cần áp dụng các phương pháp này liên tục trong 5 – 7 ngày mới phát huy tác dụng. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì, không nên thay đổi liên tục các cách điều trị trong thời gian ngắn.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, nên mặc đồ cotton mềm, rộng, thoải mái.
  • Không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh, hóa chất có thể khiến vùng kín bị tổn thương. Có thể sử dụng nước muối pha loãng hàng ngày để sát khuẩn vùng kín.
  • Trong thời gian điều trị viêm đường tiết niệu cần kiêng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ kích ứng viêm nhiễm.
  • Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Mẹo dân gian tuy an toàn nhưng có dược tính chưa đủ mạnh, với trường hợp bệnh nặng bạn cần sử dụng thêm một số phương pháp điều trị các.
  • Khi sử dụng các mẹo dân gian nếu không thấy chuyển biến tích cực hoặc có phản ứng bất thường, mọi người nên dừng lại và đến các cơ sở y tế thăm khám, tránh để đường tiết niệu bị nhiễm trùng nguy hiểm.

Trên đây là những cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà có hiệu quả tích cực và được nhiều người áp dụng. Tuy các mẹo có thể làm giảm thiểu các triệu chứng nhưng không loại bỏ triệt để nguyên nhân gây bệnh. Tốt nhất mọi người nên đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng loại bỏ ổ viêm, hạn chế nguy hiểm cho bộ phận sinh dục.

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến, xảy ra ở cả nam và nữ; gây những ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh. Trong đó, bị viêm đường tiết…

Xem chi tiết

Đường tiết niệu bị viêm nhiễm gây ra nhiều khó chịu và nguy hiểm đến sức khỏe của phái nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khám viêm đường tiết niệu nữ ở đâu…

Xem chi tiết

Viêm đường tiết niệu có lây không khi đây là bệnh ở bộ phận sinh dục do khuẩn hại gây nên? Đó là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những ai đã…

Xem chi tiết

Nhiều người lo lắng không biết viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không? Bởi vì, căn bệnh này do các loại nấm, vi khuẩn tồn tại và phát triển trong cơ quan sinh…

Xem chi tiết

Viêm đường tiết niệu sau sinh là bệnh lý thường gặp ở các chị em sau khi trải qua quá trình mang thai và đẻ con. Bao gồm các biểu hiện viêm nhiễm, ngứa mô…

Xem chi tiết

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không khi mà nó khiến người bệnh bị tiểu buốt, rát, đau ở cơ quan sinh dục, tức bụng dưới? Đây là vấn đề rất nhiều người lưu…

Xem chi tiết

Xét nghiệm viêm đường tiết niệu là cách duy nhất để bệnh nhân biết mình có mắc bệnh hay không từ đó tìm ra hướng điều trị phù hợp. Khi thực hiện xét nghiệm cần…

Xem chi tiết

Viêm đường tiết niệu gây vô số những phiền toái cho bệnh nhân trong cuộc sống. Có rất nhiều người bị tái đi tái lại nhiều lần, đi chữa trị ở rất nhiều nơi nhưng…

Xem chi tiết

Bình luận (75)

  1. Quyên says: Trả lời

    Cho mình hỏi là bệnh viêm tiết niệu có xảy ra ở bà bầu ko? Mình bầu 4 tháng, thời gian gần đây hiện tượng buồn nôn, nôn ói xảy ra thường xuyên. Lúc đầu mình tưởng là nghén, nhưng mà mình qua 3 tháng đầu mà vẫn còn bị, cộng thêm đau rát khi tiểu. Mọi người cho mình vài ý kiến về phòng khám chữa viêm tiết niệu mà an toàn cho mẹ và bé với

    1. Huyên Vũ Thị says:

      Viêm đường niệu thai kỳ cũng thường xảy ra lắm bạn. Trước mình bầu bé cũng có bị, bạn phải để ý chế độ sinh hoạt và ăn uống nha. Hạn chế dầu mỡ, đồ cay nóng chiên xào. Bổ sung thêm omega 3 rất tốt cho điều trị bệnh và 2 mẹ con

    2. NgMai Hương says:

      Muốn an toàn nhất thì dùng thuốc đông y, thuốc nam, mấy thuốc mà được bào chế từ thảo dược ấy. Tốt nhất là bạn đến trung tâm uy tín như trung tâm Thuốc dân tộc có bài thuốc thông bế lợi niệu trị viêm đường niệu hay lắm. Bà bầu uống thuốc đông y nó an toàn, mà bài thông bế lợi niệu này vừa chữa bệnh vừa dưỡng thai luôn hay s á, đợt mình uống 3 tháng mà 3 tháng đó thai êm ru khỏe mạnh lắm

    3. Minh Hiền says:

      Bà bầu bị viêm tiết niệu thì mỗi bữa cơm ăn thêm 1 tép tỏi nhỏ nha. Vừa tăng đề kháng cho mẹ ko bị cúm vừa tăng hiệu quả chữa viêm tiết niệu

    4. Phạm Thương says:

      Bạn phải liên hệ điều trị sớm, bởi vì mẹ bầu bị viêm tiết niệu có khả năng bị sinh non, hay thậm chí là bị sảy thai. Để tốt nhất cho mẹ và bé bạn gọi sớm cho viện sản hay phòng khám sản, hỏi xem có cần thiết đến nơi khám trực tiếp ko, nếu cần thì nhờ bác sĩ hỗ trợ coi hiện tại ở nhà cần làm gì để sau dịch đi khám. Còn nếu dùng thuốc được thì nhờ bác sĩ kê đơn cho

    5. Kiều Ý says:

      Mom nên đi khám trực tiếp ở trung tâm TDT nhen, vì mom có em bé. Đi khám để bác sĩ xem kỹ tình trạng kê thuốc cho chuẩn, mom rủ papa của bé đi luôn, bác sĩ sẽ hướng dẫn papa cách chăm mom và vệ sinh vùng kín cho mom để mốt bụng to mom khó vệ sinh kỹ lắm. Có khi bác còn kê thêm an thai cho mom ấy, các bác ở trung tâm dễ thương lắm

    6. Yen An says:

      Biết là mẹ bầu sẽ cần tẩm bổ nhiều, nhưng mẹ bầu hạn chế ăn hải sản, uống cafe hay soda, trà thì nên uống trà thảo mộc như trà xanh hay atiso uống vừa đủ thôi, mẹ bầu sẽ thèm nhiều thứ nhưng kiêng cay nóng dầu mỡ nữa nha

  2. Thúy Hiền says: Trả lời

    Ở phụ nữ thì viêm tiết niệu và bệnh phụ khoa có giống nhau ko? Mình bị viêm tiết niệu thì dùng thuốc đặt của phụ khoa đc ko? Hoặc dùng lá trầu không xông vùng dưới có hết ko á?

    1. Hải Yến says:

      Hồi đó bạn bị viêm phụ khoa rồi thì khả năng cao là do chăm sóc ko tốt nên ảnh hưởng lây qua tiết niệu. Đến viện khoa sản phụ khoa hoặc khoa tiết niệu khám, nêu rõ tình trạng để bác sĩ biết mà kê thuốc cho thíhc hợp, hạn chế vi khuẩn lại lây lan đi nha

    2. Phương Duy says:

      Sao ai cũng thích dùng lá trầu xông nhỉ, đi tiểu gắt rồi mà dùng lá trầu xông nó kháng khuẩn mạnh lắm có khi còn làm đau rát đường niệu hơn. Mua thông bế lợi niệu hoàn về uống, 2 tháng là hết

    3. Lê Dương says:

      Thông bế lợi niệu hoàn muốn uống cũng phải được bác sĩ kê rồi mới uống chứ đâu phải muốn mua uống là uống đâu. Khám ở trung tâm nghiên cứu thuốc dân tộc rồi bác sĩ kê, sau đó mới mua nha

    4. nỗi đau này says:

      Thiệt ko hiểu sao ai cũng kêu mua thông bế lợi niệu hoàn uống. Người ta bị viêm vùng dưới, mà bài thuốc đó ko có thuốc đặt thuốc rửa gì hết sao mà hết được?

    5. Nhựt Hoa says:

      Viêm tiết niệu là đường tiểu, khác với tình trạng viêm phụ khoa. Viên đặt phụ khoa là đặt vào âm đạo, ko tác động đến đường tiểu nên ko có đặt được đâu. Viêm tiết niệu thực chất là bên trong cơ thể nơi đường tiểu bị nhiễm khuẩn, hoặc nặng hơn là viêm bàng quang, viêm bể thận. Nên cần uống thuốc bổ thận và thuốc giải độc để thông đường niệu và tiêu viêm. Mà gì thì gì, bác sĩ bào chế chế phẩm là có lý do của BS, tin bác sĩ là tin thuốc của trung tâm thì dùng thôi

    6. Mai mai phưn says:

      Vậy khi bị viêm đường tiểu có hạn chế quan hệ tình dục ko? Khi dùng thuốc thông bế lợi niệu của trung tâm TDT để điều trị gần hết bệnh quan hệ tình dục có làm bệnh trở nặng lại ko?

    7. Thư Lee says:

      Kiêng quan hệ tình dục tới khi hết hẳn. Qhtd là điều kiêng kỵ đầu tiên khi bị tổn thương tiết niệu hay phụ khoa luôn. Khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm có thể dẫn đến trạng thái xung huyết cơ quan sinh dục, do đó khi quan hệ tình dục sẽ gây khó chịu hoặc bỏng rát ở khu vực niệu đạo và bàng quang. Còn dùng thuốc gần hêt mà qhtd có trở nặng ko thì ko nằm trong dự đoán của BS vì mỗi cơ thể mỗi khác, bởi vậy kiêng cho chắc

  3. Tú Linh says: Trả lời

    Viêm bàng quang thì nên chăm sóc như thế nào vậy? Ăn uống như nào nữa? Mình bị 2 tháng rồi, nếu tự chăm sóc điều độ thì có tự hết ko?

    1. Thư Trần says:

      Uống đủ nước 2lit/1 ngày, không nên uống nhiều quá hoặc ít quá đảm bảo hoạt động của bàng quang. Khi cần đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn tiểu quá lâu. Cuối cùng là nên tìm thuốc chữa sớm, để lâu ảnh hưởng lớn sức khỏe lắm

    2. Xuân Nhi says:

      Uống trà xanh tốt lắm, trà xanh chống oxy hóa và kháng viêm khá tốt, có bí tiểu thì trà xanh cũng hỗ trợ việc lợi tiểu. Nhưng mà để tự hết thì chắc chắn ko tự hết được đâu

    3. Mỹ Tiên says:

      Ko tự hết đâu bạn, viêm bàng quang là cấp độ 2 của viêm đường niệu rồi. Phải uống thuốc trị với giải độc thôi. Ba mình hồi trước cũng cố chấp muốn tự chăm sóc ở nhà cả năm trời có hết đâu mà còn nặng thêm. Sau tìm hiểu rồi mua bài thuốc thông bế lợi niệu vừa điều trị với giải độc đó, bạn tham khảo thử đi chứ đừng tự chữa ở nhà nữa, chỉ duy trì ăn uống điều độ và vệ sinh cá nhân tốt kèm uống thuốc mới hết thôi

    4. Âu mèo says:

      Ăn uống và chăm sóc bản thân chỉ là hỗ trợ bệnh thôi. Đi khám bệnh viện khoa tiết niệu để bác sĩ kê thuốc. Uống thuốc tây thường nóng trong, cộng với việc bị viêm bàng quang sẽ bứt rứt khó chịu lắm nên chịu khó

    5. Trang Băng says:

      đúng luôn á uống thuốc tây nóng trong kinh khủng. Chưa hết tiểu gắt mà mặt nổi đầy mụn, môi thì khô queo. Bổ sung nhiều nước vô, mà 2l thôi uống nhiều quá cũng ko tốt, ko uống C sủi mà ăn trái cây nạp C sẽ tốt hơn và mát hơn á

  4. Phương Vũ says: Trả lời

    Bổ sung thêm phương pháp là cỏ mực đâm nhuyễn lấy nước rồi pha với nước dừa tươi uống. Mình nghe mẹ mình nói cách này giúp chữa viêm đường tiết niệu hay lắm

    1. Phước Proga says:

      Sao mình cứ sợ mấy bài thuốc mang mác dân gian quá. Đâu có nghiên cứu khoa học nào đảm bảo đâu, lỡ uống có chuyện gì rồi sao

    2. xì dầu says:

      Xét cho cùng thì chữa bằng thảo dược mình nghĩ vẫn an toàn hơn thuốc tây í :/ nhưng mà đúng thiệt là những cách dân gian ko có nghiên cứu khoa học. Bạn muốn chắc ăn thì dùng thuốc đông y ấy, thuốc đông y thì có nghiên cứu từ bác sĩ nên đỡ lo hơn nhiều, vấn đề chữa dứt bệnh cũng đảm bảo hơn, tại thuốc được bào chế tốt hơn so với chỉ dùng cây cỏ thiên nhiên bình thường rồi, điển hình như thuốc thông bế lợi niệu hoàn . Đợt mình bị nhiễm khuẩn tiết niệu, mình cũng có uống cỏ mực + dừa, đỡ được 1 tuần nhưng bị tái lại. Mẹ mình mới dẫn mình qua trung tâm thuốc dân tộc, chỗ đó khám chữa bệnh bằng thuốc đông y á. Bác sĩ kê cho mình thông bế lợi niệu hoàn, 1 tháng sau tái khám. Đúng là thuốc đông y được nghiên cứu dùng cảm thấy yên tâm hơn, dùng sau 1 tháng nước tiểu mình ko còn bị nóng làm mình đau rát nữa, nhưng vẫn còn hơi gắt chút. Mình uống thêm 1 tháng thuốc nữa là 2 tháng, sau 2 tháng mình hết hoàn toàn. Sau điều trị mình duy trì thói quen uống nhiều nước, bổ sung trái cây ăn uống điều độ và nhiều rau, trộm vía vẫn ổn ko bị tái phát. Dù là trị hơi lâu, 2 tháng lận nhưng mà hiệu quả lắm luôn

    3. Nguyễn Thị Tường Vy says:

      Uống cỏ mực + dừa có hiệu quả thiệt mà ko chữa hết hẳn, t trước cũng dùng rồi, tầm 1 tháng bênh đỡ nhưng nó chỉ ở mức đỡ thôi chứ khong hết hẳn. T cũng có xem qua thuốc thông bế lợi niệu của trung tâm TDT đó, thấy được nhiều người cho phản hồi tích cực lắm. Đang tính sau dịch t cũng ghé qua trung tâm đó khám thử xem tình trạng như thế nào

    4. Nhụy says:

      Cỏ mực + dừa với thuốc đông y của trung tâm đó thì có cái nào chữa viêm tiết niệu do viêm bể thận không? Mình xét nghiệm thì bác sĩ bảo viêm bể thận, cho 1 đống thuốc về uống mà ko hết được miếng nào, nản thật sự. Cách cỏ mực thì chỗ mình hỏi sơ sơ thi không có, còn bên thuốc dân tộc mình tìm địa chỉ trên mạng thì thấy có 1 cái ở Hà Nội với 1 cái ở HCM thôi, xa quá

    5. HT Nga says:

      Nhụy: uầy ảnh hưởng thận thì đừng tự tiện uống mấy phương pháp tự chữa ở nhà này đâu, nhỡ có làm sao thì không biết đăng nào mà lần. Thuốc thì của bên thuốc dân tộc vẫn tố, còn vụ bạn ơ xa thi bên thuốc dân tộc có nhận khám và ship thông bế lợi niệu về nhà mà bạn khỏi lo khoảng cách địa lý. Mình cũng đâu đi khám trực tiếp đâu, gửi kết quả xét nghiệm qua zalo cho bs xem rồi bs tư vấn, xong rồi bên trung tâm gửi thuốc qua bưu điện tới tận nhà á

  5. Vũ Nghĩa says: Trả lời

    Đang tính áp dụng thử rau mùi tây mà thấy ko dành cho người bị loét dạ dày, chán đời. Bị viêm niệu đạo khoảng 1 năm dùng mấy cách khác ngoài rau mùi tây có hết ko mng?

    1. Văn Hiếu says:

      Trời bị 1 năm luôn mà bạn chịu nổi hả. Mình mới bị có 2 tuần là đi vệ sinh trong nước mắt rồi. Đang ngoi lên tham khảo ý kiến mọi người luôn đây

    2. Hữu lê says:

      Rau mùi tây làm giảm được triệu chứng cho mấy người bị thời gian ngắn, bị nhẹ. Nhưng mà tiểu ra mùi hôi lắm. Áp dụng nha đam cho lành hơn. Mà anh bị 1 năm là ko dùng được phương pháp nào trên đó hết. Anh nên đi khám với dùng thuốc mới chữa đc, cứ ra viện lớn mà khám, dùng thuốc bác sĩ kê tầm 2 tuần – 1 tháng là hết

    3. chú bộ đội says:

      T cũng bị viêm niệu đạo + bệnh dạ dày như ông này. Mà t muốn trị dứt thì dùng thuốc nào hay vậy mấy bạn, t bị dạ dày nên ngại thuốc tây lắm

    4. Ti Ca says:

      Bị dạ dày thì đừng dùng thuốc tây nó hại lắm. Anh dùng thuốc đông y cho nó thân thiện với nội tạng hơn. Có bài thuốc thông bế lợi niệu hoàn hay lắm á, em dùng thuốc đó 2 tháng là khỏi rồi, dứt tới giờ là 3 năm rồi ko bị tái phát

    5. Nguyễn Hòa says:

      Bị 1 năm mà còn hỏi mấy phương pháp này là ko hiểu được anh suy nghĩ gì luôn. Tặng anh chiếc thông tin về bài thuốc hay, đợt trước em tìm thuốc để mua tm được bài này đủ thông nên bookmark lại trong máy đến giờ
      Anh mình cứ nghiên cứu đi, ok thì chốt, à nhưng mà thuốc này muốn mua anh phải đi khám để bác sĩ kê mới được dùng

  6. túp lều lý tưởng says: Trả lời

    Mấy tuần nay mình bị tình trạng tiểu gắt, mỗi lần tiểu cảm giác nóng ran khó chịu cực kì luôn. Mình xem trên mạng thì triệu chứng mình giống nhiễm trùng đường niệu nhưng mình ko chắc. Những cách trên chỉ dùng cho chữa viêm nhiễm tiết niệu thôi hay ví dụ mình ko phải bệnh tiết niệu áp dụng có được ko?

    1. Mỹ Anh says:

      Được mà, mấy cách trên từ thiên nhiên t thấy lành tính á chứ. Giống như tỏi bạn ăn ko bổ bề ngang cũng bổ bề dọc. Vừa trị viêm nhiễm tiết niệu vừa tăng cường sức đề kháng do nó có tính kháng khuẩn. Nhưng ăn tỏi ít thôi, ăn nhiều là phản ứng ngược, gây bệnh viêm tiết niệu nặng hơn ấy

    2. Thanh Doe says:

      Bệnh về tiết niệu từ trước giờ uống râu ngô là tốt nhất. Thanh nhiệt giải độc, vị dễ uống nữa. Trước mình cũng bị tiểu gắt cả tuần luôn, nước tiểu hôi mùi kì lắm, uống râu ngô 2 tuần là hết

    3. Tùng Loan says:

      Tui ko biết mấy phương pháp ăn hay uống có ảnh hưởng ko, nhưng tui nghĩ bạn nên xác định bạn có đúng bệnh ko. Lỡ bạn ko bị nhiễm khuẩn tiết niệu mà áp dụng mấy cách như dùng giấm táo vệ sinh bộ phận sinh dục tui sợ từ ko bệnh thành có bệnh luôn đó.

    4. linh tinh says:

      Ăn rau diếp cá là an toàn nhất nha bạn. Rau diếp mát, nếu bạn chưa xác định được nguyên nhân thì dùng rau diếp là ổn nhất, ví dụ như bạn bị tiểu gắt do nóng trong hay do viêm bàng quang thì dùng diếp cá đều hợp. Đỡ lo đỡ suy nghĩ

    5. Nguyễn Anh says:

      Nếu mà chưa xác định phải là bệnh ko thì phải đi khám chứ. Tiểu gắt có nhiều nguyên nhân lắm, có thể do nóng trong, có thể do nhiễm khuẩn tiết niệu, nặng hơn thì liên quan tới thận luôn. Mà nặng nhẹ gì cũng phải chữa sớm, bạn ghé trung tâm TDT nhờ bác sĩ Lan khám đi, bệnh thì dùng thuốc. Thuốc của TDT là thuốc đông y nên hiệu quả cao cực kì

    6. anime says:

      Nghe trung tâm TDT là vô bình luận liền, lục lại đầu óc thì mới nhớ trước vừa đọc trên tạp chí đông y về thuốc thông bế lợi niệu hoàn được đánh giá cao lắm, mình bị tiểu gắt do nhiễm khuẩn tháng trước mới ghé trung tâm khám. Dùng thuốc cũng mới có 1 tháng thấy rõ nay tiểu dịu lại, bộ phận sinh dục ko còn bị đau rát do nước tiểu nóng nữa

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *