Bỏ Túi 9 Cách Trị Kinh Nguyệt Ra Ít Tại Nhà Hiệu Quả Nhất
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênKinh nguyệt ra ít, hay còn gọi là kinh nguyệt kém, là tình trạng mà lượng máu kinh nguyệt của phụ nữ giảm thấp hơn so với mức bình thường. Tình trạng này thường bắt gặp ở nhiều phụ nữ, gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Vậy đâu là cách trị kinh nguyệt ra ít tại nhà hiệu quả và an toàn với chị em phụ nữ nhất? Nội dung bài viết chia sẻ từ Nhất Nam Y Viện dưới đây sẽ cho bạn đọc câu trả lời phù hợp nhất.
Kinh nguyệt ra ít có gây nguy hiểm cho sức khỏe?
Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ kéo dài từ 21-35 ngày, thời gian hành kinh từ 3-7 ngày. Trong thời gian hành kinh, trung bình một người sẽ mất khoảng 40 đến 100ml máu. Nếu lượng máu ra trong chu kỳ ít hơn 1/2 hoặc 1/3 lượng kinh thông thường thì được gọi là kinh nguyệt ra ít. Trường hợp kinh nguyệt ra ít chỉ bắt gặp trong 1 tháng, thì bạn không cần quá lo lắng. Đó có thể là ảnh hưởng do cơ thể mệt mỏi hoặc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng kinh nguyệt ra ít xảy ra thường xuyên thì bạn không nên chủ quan. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe sinh sản.
Một số nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít phải kể đến là:
- Rối loạn nội tiết: Kinh nguyệt ra ít có thể là dấu hiệu của rối loạn nội tiết như rối loạn buồng trứng, tăng hoặc giảm hoạt động tuyến yên hoặc rối loạn hormone khác trong cơ thể.
- Dị tật tử cung: Các dị tật tử cung như tử cung nhỏ, tử cung hai sừng hay tử cung cô lập có thể là nguyên nhân gây ra kinh nguyệt ra ít.
- Bệnh lý khác: Các bệnh lý như viêm nhiễm âm đạo, viêm buồng trứng, u xơ tử cung, hay viêm tử cung có thể làm ảnh hưởng đến lượng kinh nguyệt.
Cách trị kinh nguyệt ra ít tại nhà nên áp dụng
Áp dụng một số cách dưới đây có thể giúp chị em cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít, cũng như giảm các triệu chứng liên quan. Dưới đây là một số cách trị kinh nguyệt ra ít tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
Ăn dứa để trị kinh nguyệt ra ít
Dứa là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại trái cây này chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Không những thế, trong dứa có chứa Bromelain – một loại enzyme có khả năng làm mềm và làm bong lớp niêm mạc tử cung, giúp máu kinh dễ dàng đi ra ngoài. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dứa có khả năng kháng viêm và giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Do đó, ăn dứa mỗi ngày được xem là cách trị kinh nguyệt ra ít tại nhà đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể thử. Mỗi ngày, bạn nên bổ sung cho cơ thể khoảng 80 gam dứa là đủ.
Bổ sung vitamin đầy đủ
Bổ sung vitamin đầy đủ là một cách quan trọng để duy trì sức khỏe nói chung và hỗ trợ ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là một số loại vitamin quan trọng bạn nên bổ sung:
- Vitamin C: Giúp củng cố hệ miễn dịch và tăng cường quá trình hấp thụ sắt. Bạn có thể tìm thấy vitamin C trong các loại trái cây như cam, quýt, kiwi và các loại rau xanh lá.
- Vitamin D: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều tiết hormone và sự cân bằng nội tiết tố. Có thể tăng cường mức vitamin D thông qua ánh sáng mặt trời hoặc qua các nguồn thực phẩm như cá hồi, mực, nấm và trứng.
- Vitamin E: Có tác dụng chống oxy hóa và giảm việc tổn thương tế bào. Vitamin E thường có trong dầu oliu, hạt dẻ, hạt hướng dương và các loại rau xanh.
Sử dụng bột quế
Bột quế là một loại gia vị được làm từ vỏ cây quế khô, có hương vị đặc trưng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Quế có đặc tính nóng, có thể giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau, tác động kích thích cơ tử cung và điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. Bên cạnh đó, bột quế khi kết hợp với các vị thuốc bổ khí dưỡng huyết còn đem lại tác dụng điều hòa khí huyết, nâng cao sức đề kháng.
Để điều hòa kinh nguyệt với bột quế, chị em có thể pha bột với nước ấm và sử dụng trực tiếp. Lưu ý là do quế có tính nóng nên không nên lạm dụng quá 3-6 gam bột quế/ngày, sẽ kéo theo tác dụng phụ không tốt cho hệ tiêu hóa.
Giấm táo có thể hạn chế tắc kinh nguyệt
Dùng giấm táo để trị kinh nguyệt ra ít rất phù hợp với những đối tượng phụ nữ gặp tình trạng buồng trứng đa nang. Bởi giấm táo đã được chứng minh là giúp cải thiện nồng độ hormone, duy trì kinh nguyệt ổn định và hỗ trợ giảm cân, chống lại trầm cảm. Theo đó, chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày bạn có thể sử dụng khoảng 15ml giấm táo pha cùng 100ml nước, uống sau bữa ăn tối. Tuy nhiên, mùi vị của giấm táo có thể gây khó chịu nên bạn có thể pha thêm cùng một chút mật ong để dễ uống hơn.
Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng giấm táo quá nhiều trong một ngày (trên 200ml), liên tục trong thời gian dài có thể gây ra tụt kali trong máu và loãng xương. Đồng thời, do giấm táo có tính axit nên có thể làm hỏng men răng, nên bạn hãy uống chúng bằng ống hút và súc miệng với nước sau khi sử dụng.
Tập yoga mỗi ngày
Yoga từ lâu đã được chứng minh là một phương pháp hiệu quả để giúp duy trì ổn định kinh nguyệt, ngăn ngừa sự rối loạn hormone tại nhà. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ tập yoga từ 35-40 phút mỗi ngày, liên tục trong 5 ngày một tuần, đều đặn trong 6 tháng đã giảm nồng độ hormone gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Không những thế, tập yoga còn mang lại thêm nhiều lợi ích khác nữa như giảm lo âu, giảm căng thẳng mệt mỏi, ngăn ngừa lão hóa, tốt cho vóc dáng hay cải thiện giấc ngủ,…
Một số bài tập yoga mà bạn có thể luyện tập phải kể đến là:
- Tư thế con bướm: Tư thế này giúp giãn cơ vùng chậu và kích thích hệ thống nội tiết, giúp cân bằng chu kỳ kinh nguyệt.
- Tư thế nằm hình chữ V ngược: Là tư thế giúp giãn cơ vùng chậu và tạo sự thư giãn, giúp kinh nguyệt ra ổn định hơn.
- Tư thế cây cầu: Khi luyện tập tư thế cây cầu, động tác sẽ tạo áp lực nhẹ lên vùng chậu và bụng, giúp kích thích hệ tiêu hóa và cân bằng hệ nội tiết.
Ăn rau dền để duy trì lượng kinh nguyệt
Rau dền là một loại thực phẩm giàu chất xơ và chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Rau dền có tính mát, vị ngọt nhạt, lợi máu, lợi tiểu, được dùng nhiều để làm thuốc điều kinh, đặc biệt phần rễ. Rễ rau dền đã được chứng minh là có thể thúc đẩy lượng máu kinh ra ngoài, giảm tình trạng huyết ứ trong tử cung.
Tuy nhiên, ăn mỗi rau dền không là không đủ. Để duy trì kinh nguyệt ổn định, quan trọng hơn là duy trì một chế độ ăn cân đối và giàu chất dinh dưỡng. Bạn vẫn nên bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm cơ bản cho cơ thể.
Dùng trà gừng
Gừng là một loại gia vị quen thuộc được dân gian sử dụng để chữa cảm lạnh, giảm ho, đau bụng, giải ngộ độc hiệu quả. Nhưng ít ai biết rằng, ngoài các công dụng trên, gừng còn là một loại thảo dược tốt cho chị em phụ nữ khi tới kỳ kinh nguyệt. Nhờ đặc tính ấm, gừng có thể giúp thư giãn tinh thần, thúc đẩy tuần hoàn máu và điều hòa lại chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời giảm các triệu chứng khó chịu như đau bụng, đau lưng trong suốt thời gian hành kinh.
Chị em có thể sử dụng trà gừng trong kỳ kinh nguyệt thay cho nước lọc. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị gừng tươi, rửa sạch và gọt vỏ, thái thành từng lát mỏng.
- Nước đem đun sôi, sau đó thả gừng vào ủ cùng trong 15 phút.
- Có thể cho thêm vào trà một chút mật ong để tăng thêm hương vị. Lưu ý không nên uống vào buổi tối hoặc khi bụng đang đói.
Tuy đem lại lợi ích như vậy, nhưng bạn cũng nên lưu ý rằng trà gừng có thể gây kích thích và nóng trong cơ thể. Do đó cách làm này sẽ có thể không phù hợp cho một số người có dạ dày nhạy cảm hoặc mắc các bệnh lý nội tiết nhất định.
Dùng quả đu đủ
Nghiên cứu chỉ ra rằng trong đu đủ có chứa hoạt chất giúp tăng cường lưu thông máu, tác dụng trong việc điều trị kinh nguyệt ra ít ở phụ nữ hiệu quả. Không những thế, đu đủ còn giúp làm dịu tử cung, từ đó giúp lượng máu kinh nhanh chóng ổn định. Vì vậy, trong thời gian hành kinh, chị em nên ăn đu đủ khoảng 2 lần/ngày để khắc phục kinh nguyệt ra ít.
Sử dụng đậu nành có thể trị kinh nguyệt ra ít
Đậu nành là một nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, thành phần chứa nhiều protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Không những thế, đậu nành cũng chứa isoflavones có tác dụng tương tự như hormone nữ estrogen.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, isoflavones trong đậu nành có thể ảnh hưởng đến hormone nữ và có tác động lên chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, hiệu quả của việc sử dụng đậu nành để trị kinh nguyệt ra ít vẫn còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa.
Lưu ý khi điều trị kinh nguyệt ra ít tại nhà
Khi điều trị kinh nguyệt ra ít tại nhà, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Chế độ ăn uống cân đối: Hãy ăn một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, bao gồm đủ các nhóm thực phẩm như rau quả tươi, ngũ cốc, các nguồn protein và chất béo lành mạnh. Hạn chế ăn thức ăn có nhiều đường và chất béo bão hòa.
- Tập thể dục đều đặn: Vận động thể chất có thể giúp cải thiện sức khỏe và ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, hãy tùy chỉnh tập luyện phù hợp với cơ thể và tình trạng sức khỏe của bạn.
- Đảm bảo giấc ngủ đủ: Giấc ngủ đủ và chất lượng tốt có vai trò quan trọng trong sự ổn định của chu kỳ kinh nguyệt. Hãy tạo một môi trường thoáng đãng, yên tĩnh và tắt các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ để có giấc ngủ tốt.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Nếu bạn gặp vấn đề liên quan đến kinh nguyệt, hãy đi khám và kiểm tra sức khỏe tổng quát để xác định nguyên nhân và nhận được điều trị phù hợp.
Trên đây là một số cách trị kinh nguyệt ra ít tại nhà hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên, mỗi người có cơ địa và tình trạng sức khỏe riêng, do đó, nếu bạn gặp vấn đề bất thường về kinh nguyệt, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để được điều trị đúng cách.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!