Chu Kỳ Kinh Nguyệt Ngắn Hơn Bình Thường Có Sao Không?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênChu kỳ kinh nguyệt ngắn, thời gian có kinh sớm hơn bình thường khiến chị em gặp phải không ít phiền toái trong cuộc sống lẫn công việc. Bên cạnh đó, nhiều người còn lo ngại tình trạng này có liên quan tới các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm khác. Vậy chu kỳ kinh nguyệt đột nhiên ngắn lại có sao không, nguyên nhân là do đâu? Hãy cùng chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây để tìm được lời giải đáp hữu ích.
Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt ngắn?
Đầu tiên các bạn cần biết một chu kỳ kinh nguyệt bình thường là như thế nào, có vậy mọi người sẽ dễ xác định kỳ kinh của mình có ngắn hay không. Được biết, kinh nguyệt xuất hiện khi niêm mạc tử cung bong ra, đi qua cổ tử cung – âm đạo ra ngoài theo từng tháng.
Thông thường, kỳ kinh nguyệt sẽ đến vào đúng số ngày kèm theo mức độ máu kinh không có nhiều chênh lệch. Cụ thể, chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ sẽ lặp lại theo vòng từ 28 – 35 ngày, số ngày hành kinh có thể dao động từ 3 – 7 ngày. Tuy nhiên, kinh nguyệt có thể thay đổi theo thời gian theo những nguyên do khác nhau như có thai, cho con bú hoặc tiền mãn kinh,…
Trên thực tế, kỳ kinh ở mỗi người sẽ khác nhau và chúng có thể đến đúng thời điểm, sớm hoặc muộn hơn bình thường. Chu kỳ kinh nguyệt ra ít máu hơn bình thường sẽ không có gì đáng lo ngại nhưng nếu có kèm theo một vài biểu hiện khác lạ thì bạn nên cẩn trọng. Từ đó có thể thấy, chu kỳ kinh nguyệt ngắn chính là hiện tượng kinh nguyệt ra ít hơn 3 ngày và vòng kinh ít hơn 20 ngày.
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn 20 ngày, chu kỳ kinh nguyệt ngắn 15 ngày, 10 ngày thậm chí là 7 ngày đều không thể nói lên được điều gì. Tốt nhất lúc này bạn nên tới bệnh viện để thăm khám và kiểm tra để biết được nguyên nhân và tìm cách xử lý phù hợp, an toàn.
Triệu chứng của chu kỳ kinh nguyệt ngắn
Vòng kinh bình thường sẽ diễn ra trong khoảng 28 – 32 ngày, máu kinh ra từ 3 – 7 ngày và chị em sẽ mất khoảng 50 – 80ml máu. Tuy nhiên, nếu chu kỳ kinh nguyệt ngắn sẽ có những triệu chứng nhận biết như sau:
- Thời gian hành kinh ngắn hơn so với chu kỳ kinh nguyệt thông thường của người đó.
- Chị em cần thay băng vệ sinh ít hơn so với bình thường.
- Máu không chảy nhiều như thường lệ trong 1 – 2 ngày đầu tiên nhưng có dòng chảy nhẹ, đều đặn.
- Chảy máu nhỏ giọt hoặc lấm tấm trong vài ngày thay vì chảy đều.
- Một số trường hợp chị em còn cảm thấy đau lưng, giảm co thắt tử cung, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi và nhiều triệu chứng khác.
Các triệu chứng của một chu kỳ kinh nguyệt bất thường có thể xảy ra không do một nguyên nhân cụ thể nào. Tuy nhiên, bạn nên thông báo với bác sĩ về các triệu chứng của cơ thể để giúp việc chẩn đoán và xử lý tình trạng trên một cách chuẩn xác hơn.
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn có sao không?
Như chúng tôi đã đề cập trước đó, chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người phụ nữ là khác nhau. Thời gian hành kinh thường kéo dài trong khoảng 3 – 7 ngày nhưng kỳ kinh có thể dài hoặc ngắn hơn vẫn được xem là bình thường. Trường hợp số ngày hành kinh ở mỗi tháng đều có sự nhất quán thì đó là kinh nguyệt bình thường và không có gì đáng lo ngại.
Mặt khác, nếu kinh nguyệt mỗi tháng đều ra trong khoảng 5 – 6 ngày nhưng đột nhiên rút xuống còn 1 – 2 ngày thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về lối sống, có thai hoặc do căng thẳng quá mức. Số ít khác có thể xuất phát từ các bệnh lý phụ khoa nên bạn cần chú ý theo dõi thêm.
Nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt ngắn
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng chu kỳ kinh nguyệt ngắn, điển hình nhất phải kể đến những nguyên do như sau:
Do độ tuổi
Như chúng ta đã biết, chu kỳ kinh nguyệt sẽ có sự thay đổi tùy vào từng thời điểm khác nhau trong cuộc đời. Cụ thể như sau:
- Tuổi dậy thì: Nồng độ hormone ở tuổi dậy thì sẽ dao động theo chu kỳ hàng tháng. Phải mất 1 – 2 năm đầu hàm lượng hormone trong cơ thể mới ổn định, nên trong khoảng thời gian này, chu kỳ kinh nguyệt của chị em có thể tới nhanh hoặc chậm hơn so với bình thường.
- Giai đoạn tiền mãn kinh: Là giai đoạn trước khi mãn kinh, do hormone suy giảm nên kinh nguyệt cũng có sự rối loạn nhất định. Lúc này, thời gian có kinh có thể dài hoặc ngắn hơn so với bình thường nhưng không có gì đáng lo ngại.
Chu kỳ kinh nguyệt bị rút ngắn do căng thẳng
Stress, căng thẳng quá mức cũng có thể khiến cơ thể gặp phải nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có sự thay đổi nồng độ hormone. Khi nồng độ hormone giảm, chu kỳ kinh nguyệt trở nên bất thường, kinh nguyệt lúc này có thể đến nhanh hoặc chậm hơn. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, chị em còn cảm thấy mệt mỏi, lo âu, mất ngủ, sụt cân không rõ nguyên nhân.
Tập luyện quá sức
Khi phải tập luyện với cường độ cao, lượng calo trong cơ thể bị đốt cháy nhiều hơn so với lượng calo mà cơ thể có thể hấp thụ thông qua việc ăn uống. Nếu điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái suy kiệt và bắt đầu dồn tất cả lượng calo còn lại để thực hiện các chức năng quan trọng như giữ cho tim đập, hít thở,… Đồng thời hạn chế những chức năng không quan trọng như sản xuất hormone sinh dục.
Nếu nồng độ hormone giảm dần sẽ dẫn tới tình trạng kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh nguyệt ngắn, máu kinh ra ít. Ngoài ra, hoạt động thể chất quá mức cũng có thể làm thay đổi tâm trạng, khiến cơ thể bị sụt cân không chủ đích, dễ bị bệnh, thường xuyên thấy mệt mỏi,…
Thay đổi cân nặng
Cân nặng thay đổi đột ngột, quá gầy hoặc quá béo đều có thể phá vỡ sự cân bằng hormone trong cơ thể. Cũng chính bởi lý do này mà nhiều phụ nữ có chế độ ăn thiếu khoa học, ăn nhiều hoặc ăn kiêng khắc nghiệt hoặc phải trải qua quá trình thắt đai dạ dày đều gặp phải hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Ngoài ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt, việc thay đổi cân nặng đột ngột còn có thể gây đau đầu, mệt mỏi và làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, tốt nhất chị em nên tới bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán và điều trị nếu thấy cân nặng tăng hoặc giảm không rõ nguyên nhân.
Rối loạn ăn uống
Chán ăn, ăn không ngon làm giảm lượng calo tiêu thụ, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sản xuất hormone sinh dục. Tỷ lệ mỡ trong cơ thể quá thấp có thể phá vỡ trạng thái cân bằng của hàm lượng hormone, khiến chu kỳ kinh nguyệt rút ngắn, thậm chí là vô kinh. Các triệu chứng khác của rối loạn ăn uống có thể dễ dàng nhận thấy là người gầy gò, dễ ốm, luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy kiệt, thiếu tập trung.
Tác dụng phụ của thuốc
Có rất nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc Tây y thường cho tác dụng nhanh nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ nhất định. Một số loại thuốc có thể tác động tới nồng độ hormone trong cơ thể và làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Cụ thể như:
- Thuốc tránh thai: Những loại thuốc tránh thai nội tiết có chứa các hormone ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình rụng trứng. Nếu bạn mới dùng các biện pháp tránh thai lần đầu hoặc chuyển qua một loại khác thì việc gặp phải một số thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt là điều dễ hiểu. Ngoài ra, chị em khi sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm, vòng tránh thai nội tiết còn có thể bị đau bụng, đau đầu, ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, thay đổi tâm trạng, chóng mặt, buồn nôn,…
- Thuốc điều trị bệnh: Trường hợp có sử dụng thuốc điều trị bệnh tuyến giáp, rối loạn lo âu, chứng động kinh, viêm nhiễm,… trong thời gian dài đều có nguy cơ làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và khiến kỳ kinh trở nên ngắn hơn bình thường.
Do mắc bệnh lý
Nguyên nhân gây chu kỳ kinh nguyệt ngắn không chỉ tới từ những nguyên nhân đơn giản như rối loạn nội tiết tố, căng thẳng quá độ,… mà còn có thể từ việc mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác như:
- U nang buồng trứng: Là những túi chứa dịch lỏng hình thành bên trong buồng trứng, các u nang mặc dù khá lành tính nhưng chúng có thể gây đau hoặc chảy máu vùng kín. Triệu chứng chảy máu do u nang buồng trứng có thể khiến bạn bị nhầm với hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. Phần lớn trường hợp bị u nang buồng trứng không có triệu chứng, tuy nhiên nếu khối u có kích thước lớn, đã bị vỡ thì chị em sẽ bị đau vùng bụng dưới.
- Hội chứng buồng trứng đa nang: Khi mắc bệnh lý này, phụ nữ sẽ sản xuất nhiều hormone nam giới hơn bình thường. Từ đó làm mất cân bằng nội tiết tố, khiến kinh nguyệt trở nên bất thường, chị em có thể bị lỡ kinh hoặc kinh nguyệt ngắn hơn. Hội chứng buồng trứng đa nang sẽ khiến người bệnh có giọng nói trầm hơn, rụng tóc, tăng cân/khó giảm cân, mọc lông trên mặt/vị trí không mong muốn khác trên cơ thể. Bên cạnh đó, da tiết dầu, nổi mụn nhiều hơn, làm tăng nguy cơ khó thụ thai và những mảng da có màu bất thường.
- Bệnh tuyến giáp: Cơ thể có thể tiết nhiều hoặc quá ít hormone nếu tuyến giáp gặp vấn đề. Được biết, hormone tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn bị bệnh tuyến giáp thì chu kỳ kinh nguyệt có thể bị thay đổi, ngắn hoặc dài hơn tùy trường hợp cụ thể.
- Suy buồng trứng sớm: Hay còn gọi là mãn kinh sớm là tình trạng kinh nguyệt hết trước độ tuổi 40. Tuy đây không phải vấn đề phổ biến nhưng nếu buồng trứng không còn hoạt động bình thường sẽ khó sản xuất các hormone cần thiết để mang thai. Đồng thời tình trạng này còn làm tăng các triệu chứng khó chịu khác như tâm trạng thay đổi, bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm, khó tập trung, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, chu kỳ kinh nguyệt không đều,…
- Hẹp cổ tử cung: Là tình trạng cổ tử cung nhỏ bất thường do bẩm sinh hoặc phát sinh từ biến chứng phẫu thuật. Nếu rơi vào tình huống này, máu kinh sẽ bị chặn và khó thoát ra ngoài gây mất kinh, đau bụng kinh.
- Hội chứng Sheehan: Được hình thành do biến chứng sau sinh vì mất quá nhiều máu hoặc huyết áp thấp nghiêm trọng. Người gặp hội chứng này sẽ khó sản xuất hormone tuyến yên nên dễ bị vô kinh hoặc kinh nguyệt diễn ra không thường xuyên.
- Hội chứng Asherman: Rất ít người mắc phải bệnh lý này vì chúng thường hình thành sau khi làm phẫu thuật. Mô sẹo trong tử cung có thể ngăn chặn dòng chảy của máu kinh và khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều, ra ít máu, thậm chí là không có kinh nguyệt.
Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân đã nêu, vì sao chu kỳ kinh nguyệt ngắn còn được biết đến với những lý do sau đây:
- Sảy thai: Chính là sự mất thai xảy ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Phần lớn những trường hợp này diễn ra trước khi phụ nữ biết rằng mình đang mang thai. Đây là lý do vì sao dấu hiệu chảy máu âm đạo của sảy thai thường bị nhầm là kinh nguyệt hàng tháng.
- Thai ngoài tử cung: Tình trạng này xảy ra sau khi trứng thụ tinh bám vào làm tổ ở một bộ phận khác trên cơ thể thay vì nằm trong tử cung. Mang thai ngoài tử cung thường gây hiện tượng chảy máu âm đạo và có thể bị nhầm lẫn với việc hành kinh. Để nhận biết tình trạng có thai ngoài tử cung, các bạn có thể dựa theo một số triệu chứng như có hiện tượng đau bụng dưới, thường chỉ xuất hiện 1 bên. Ngoài ra, chị em còn thấy chóng mặt, đau bả vai, đau khi đi đại tiện – tiểu tiện và ra dịch tiết màu nâu từ âm đạo,…
- Máu báo thai: Là hiện tượng ra máu khi trứng sau khi thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung sau 1 – 2 tuần thụ tinh. Lúc này, âm đạo phụ nữ sẽ bị chảy máu nên nhiều chị em lầm tưởng đây là máu kinh nguyệt. Thông thường, máu báo thai sẽ xuất hiện tại thời điểm dự kiến diễn ra kỳ kinh hàng tháng và chính là một trong những dấu hiệu sớm nhất của thai kỳ.
- Mang thai: Chu kỳ kinh nguyệt sẽ dừng lại khi phụ nữ mang thai nhưng hiện tượng ra máu kinh vẫn diễn ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là một trong những dấu hiệu khá phổ biến nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Để biết bản thân có mang thai hay không, bạn có thể dựa vào các triệu chứng như hay có cảm giác buồn nôn, nôn, vú đau – sưng lên, lỡ kinh nguyệt, đột nhiên thèm hoặc không thèm một loại thực phẩm nào đó và nhạy cảm hơn với mùi,…
- Cho con bú: Nếu bạn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì kinh nguyệt có thể chưa trở lại trong vòng vài tháng sau sinh. Sau đó, kinh nguyệt sẽ trở lại nhưng sẽ không đều hoặc ngắn hơn ở những tháng kế cận và sẽ dần đều lại nên bạn không cần quá lo lắng.
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn lại khi nào cần tới bác sĩ?
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn, ra ít máu phần lớn không phải nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn cần tới gặp bác sĩ nếu chu kỳ kinh nguyệt rút ngắn kèm theo những triệu chứng khác như đau vùng chậu. Hay bỏ lỡ 3 kỳ kinh nguyệt liên tiếp mà không có thai, nghĩ rằng bạn có thể mang thai, có kinh nguyệt không đều, thường xuyên bị chảy máu giữa các kỳ kinh hoặc cảm thấy đau dữ dội khi hành kinh,..
Tóm lại, chu kỳ kinh nguyệt ngắn không phải là dấu hiệu đáng lo ngại, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, phòng tránh bệnh lý thì bạn vẫn nên tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra. Đồng thời, đừng quên hình thành cho mình một thói quen ăn uống khoa học, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý. Đồng thời nên tránh căng thẳng, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!