Đau đầu 2 bên thái dương: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênĐau đầu 2 bên thái dương là hiện tượng khá phổ biến hiện nay mà nhiều người mắc phải. Chúng gây ra nhiều khó chịu và lo lắng cho người bệnh. Bởi đau đầu ở khu vực này có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý thần kinh nguy hiểm. Vì thế, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu tường tận về căn bệnh này. Để từ đó, bạn sẽ sớm phát hiện được những triệu chứng của bệnh và tìm cách điều trị kịp thời, hiệu quả.
Đau đầu 2 bên thái dương là bệnh gì, các triệu chứng điển hình
Đau đầu 2 bên thái dương là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay, gây nên không ít khó chịu cho người mắc phải. Triệu chứng điển hình của tình trạng này là sự xuất hiện của những cơn đau âm ỉ. Hoặc đau buốt ở vùng thái dương khiến người bệnh rất khó chịu, mệt mỏi.
Thông thường, khi mắc bệnh, bạn hay bị đau đầu vào một thời điểm nhất định trong ngày. Đặc biệt hay xuất hiện vào buổi sáng sớm, ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ. Thậm chí gây ra đau đầu ngay khi vừa ngủ dậy. Các cơn đau thường kéo dài từ vài phút đến vài giờ và biểu hiện khác nhau ở từng người.
Một số trường hợp còn xuất hiện triệu chứng đau nhói ở vùng thái dương. Nhưng hiện tượng đau nhói này khá hiếm gặp và chỉ xảy ra ở một vài người.
Nguyên nhân nào gây ra nhức đầu 2 bên thái dương?
Tình trạng đau nhức đầu 2 bên thái dương xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất, bao gồm:
- Đau đầu 2 thái dương do căng thẳng thần kinh: Đây là dạng đau đầu điển hình nhất nhiều người mắc phải. Những cơn đau khiến người bệnh cảm giác bị căng tức vùng thái dương. Đôi khi còn lan sang cả vùng gáy. Đồng thời, các vùng cơ tại điểm đau còn có thể bị căng tức khi chạm vào. Từ đó khiến người bệnh cảm thấy hoa mắt nhẹ.
- Đau nửa đầu: Biểu hiện đặc trưng của tình trạng này là những cơn đau nhói. Hoặc đau dồn dập ở một bên thái dương hay nửa đầu. Đi kèm với đó là các triệu chứng tại mắt như nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và chuyển động vùng đầu. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị buồn nôn, chóng mặt hoặc mất thị lực tạm thời.
- Đau đầu ở thái dương do hậu sang chấn: Hậu sang chấn, người bệnh có khả năng bị đau nhức đầu vùng thái dương dù không bị tổn thương nghiêm trọng ở não. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể gặp các triệu chứng như xây xẩm, thay đổi cảm xúc, hay rối loạn trí nhớ, giấc ngủ hoặc phát âm.
- Nguyên nhân khác: Những bệnh lý về răng miệng, xuất huyết nội, viêm màng não… cũng có thể dẫn đến hiện tượng đau đầu ở thái dương, đau đầu ù nhức tai.
Bị đau nhức đầu 2 bên thái dương có nguy hiểm không?
Tình trạng đau đầu 2 bên thái dương tuy không quá nghiêm trọng như các dạng khác. Song bạn đọc cũng không nên vì thế mà chủ quan. Đau đầu ở thái dương vốn đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hằng ngày. Nó khiến nhiều bệnh nhân cảm thấy khó chịu và làm xáo trộn giấc ngủ.
Khi tình trạng này xuất hiện trong một thời gian dài nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể như viêm màng não, viêm động mạch tế bào khổng lồ, chấn thương sọ não nhẹ…
- Viêm động mạch tế bào khổng lồ: Bệnh lý này gây viêm mạch máu tạo nên những cơn đau dữ dội, nóng rát. Các cơn đau thường xuất hiện chủ yếu ở thái dương sau đó lan ra khắp đầu. Một vài dấu hiệu điển hình của bệnh lý này bao gồm mệt mỏi, sốt, chán ăn, đau thái dương…
- Chấn thương sọ não nhẹ: Hiện tượng này thường do một lực tác động đến đầu gây ra. Chúng sẽ khiến người bệnh gặp phải vấn đề đau đầu ở 2 bên thái dương.
- Chứng phình động mạch não: Bệnh lý này có thể phát triển tại bất kỳ động mạch nào trong não. Đây là nơi động mạch yếu và phình ra ở phần thành.
- U não: U não là khối tế bào bất thường nằm ở trong não. Chúng gây ra các triệu chứng như đau đầu, co giật, chóng mặt, tê liệt, hoang mang…
Chính vì vậy, khi gặp phải hiện tượng đau đầu 2 bên thái dương kèm một số triệu chứng như buồn nôn, sốt, co giật thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách chữa đau đầu 2 bên thái dương hiệu quả nhất
Khi bị nhức đầu 2 bên thái dương, tốt nhất, bạn nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả chữa bệnh cao nhất.
Dưới đây là những cách chữa đau đầu 2 bên thái dương phổ biến nhất hiện nay mà bạn đọc có thể tham khảo:
Sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh
Đa số khi bị đau đầu, người bệnh hay sử dụng các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn. Song, đối với những trường hợp nặng sẽ cần các bác sĩ chỉ dẫn sử dụng.
Các loại thuốc Tây y thường tiềm ẩn một số rủi ro về tác dụng phụ. Vì thế, người bệnh phải đảm bảo tuân thủ đúng theo chỉ định mà bác sĩ đưa ra.
Một số loại thuốc Tây thường được kê đơn để làm giảm đau đầu ở thái dương, bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Tham khảo các loại như Acetaminophen, Paracetamol, Alaxan…
- Thuốc chống trầm cảm: Bao gồm thuốc Amitriptyline, Citalopram (Celexa), Fluvoxamine (Luvox)…
- Thuốc chống co giật: Bạn có thể sử dụng thuốc Topiramate, Phenytoin, Valium Diazepam….
- Thuốc chẹn beta: Bao gồm các loại Acebutolol, Metoprolol, Atenolol, Propranolol, Bisoprolol…
Bên cạnh đó, nhức đầu ở 2 bên thái dương còn biểu hiện cho một số bệnh lý khác. Do đó, để nhanh chóng chấm dứt các cơn đau, bạn cần chữa trị tận gốc những căn bệnh này. Với các bệnh như u não, viêm màng não sẽ cần áp dụng phương pháp phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.
Trị đau đầu ở 2 bên thái dương bằng thuốc Đông y
Đông y cũng là một trong những phương pháp điều trị đau đầu 2 bên thái dương và trán được nhiều người ưa chuộng. Bởi các bài thuốc này đều chiết xuất từ thảo dược tự nhiên. Do đó, chúng không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào và phù hợp với mọi đối tượng. Tùy theo tình trạng đau đầu, lương y sẽ gia giảm các vị thuốc để mang lại hiệu quả chữa bệnh cao nhất.
Bạn có thể tham khảo những bài thuốc Đông y trị chứng nhức đầu 2 bên thái dương sau:
Trị chứng đau đầu bằng Bài thuốc Định tâm An thần thang
Bài thuốc này được phát triển dựa trên bài thuốc Quy tỳ thang của đại danh y Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác kết hợp với bài thuốc cổ truyền của người dân tộc Tày. Định tâm An thần thang có khả năng cải thiện tình trạng mất ngủ. Hỗ trợ bổ huyết, dưỡng tâm, an thần cho người bệnh. Nhờ vậy, chúng có thể giúp bạn giảm thiểu chứng đau đầu ở 2 bên thái dương hiệu quả.
Đặc biệt, các nguyên liệu làm nên bài thuốc Định tâm An thần thang đều chiết xuất 100% từ tự nhiên. Do vậy, chúng rất an toàn, lành tính với sức khỏe, không gây tác dụng phụ như thuốc Tây. Cứ cách 3 ngày, người bệnh sử dụng một thang thuốc. Sau khoảng 2 – 3 tuần điều trị, bạn sẽ thấy ngay tác dụng rõ rệt.
Bài thuốc Nhất Nam Dưỡng Tâm Huyết của Nhất Nam Y Viện
Nếu bạn đang cảm thấy khó chịu vì chứng đau đầu giật dây thần kinh hai bên thái dương thì hãy thử ngay bài thuốc Nhất Nam Dưỡng Tâm Huyết. Bài thuốc này có công dụng cải thiện tình trạng mất ngủ, bồi bổ khí huyết. Cũng như giúp người bệnh dưỡng tâm, an thần vô cùng hiệu quả. Nhờ đó, hạn chế tình trạng đau nhức đầu ở quanh vùng thái dương.
Hơn nữa, Nhất Nam Dưỡng Tâm Huyết còn có khả năng đẩy lùi chứng ăn không tiêu, đầy bụng. Tình trạng mệt mỏi, táo bón, rối loạn tiêu hóa, lưỡi bệu nhợt, đầu lưỡi đỏ. Bởi vậy, chúng vô cùng hữu ích cho người bệnh.
Những nguyên liệu làm nên bài thuốc Đông y này đều được chiết xuất từ tự nhiên, bao gồm: Đẳng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Táo nhân. Kết hợp cùng Kiện chí, Long nhãn, Phục thần, Sài hồ. Các nguyên liệu tự nhiên trên không chỉ an toàn, lành tính với sức khỏe. Mà chúng còn mang lại hiệu quả dưỡng tâm, an thần, cải thiện chứng đau đầu cực tốt.
Mỗi ngày, người bệnh chỉ cần uống 2 lần vào buổi sáng hoặc tối sau bữa ăn. Kiên trì sử dụng đều đặn khoảng 3 tháng sẽ thấy tình trạng đau nhức đầu giảm hẳn.
Bài thuốc Đông y trị đau đầu ở 2 bên thái dương hiệu quả
Người bị nhức đầu 2 bên thái dương cũng có thể tham khảo bài thuốc Đông y chữa bệnh hiệu quả dưới đây:
- Nguyên liệu: Bao gồm thục địa, đương quy, bạch linh, sài hồ, bạch truật, mạn kinh tử.
- Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc này, bỏ vào ấm, sắc thành thang. Lọc lấy nước, chia ra thành 3 lần uống trong ngày. Kiên trì áp dụng đều đặn 1 – 2 tháng để thấy được hiệu quả điều trị rõ rệt.
Cải thiện tình trạng đau đầu bằng các mẹo dân gian
Ngoài những cách điều trị trên, người bệnh còn có thể sử dụng các mẹo dân gian để cải thiện những cơn đau đầu 2 bên thái dương. Những mẹo này đều rất an toàn, lành tính và bất cứ ai cũng có thể thực hiện theo.
- Massage: Các bài tập massage sẽ giúp bạn tăng cường lưu thông máu. Cũng như giảm thiểu tình trạng đau đầu 2 thái dương. Hơn nữa, các động tác này còn giúp người bệnh thư giãn, giảm stress, mệt mỏi nhanh chóng.
- Trà gừng: Theo y học cổ truyền, gừng được biết đến là loại thuốc có tính ấm, vị cay. Chúng có tác dụng chống viêm rất hữu hiệu và thường được sử dụng để chữa trị các cơn đau đầu ở 2 bên thái dương. Người bệnh chỉ cần uống trà gừng 2 – 3 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả trị bệnh rõ rệt.
- Chườm lạnh hoặc chườm nóng lên đầu và cổ: Cách này sẽ giúp lượng máu lưu thông tốt hơn. Từ đó giảm tần suất những cơn đau đầu phiền toái của bạn.
- Tắm bằng nước ấm: Người bị đau nhức đầu 2 bên thái dương nên tắm bằng nước ấm. Chúng sẽ giúp cơ thể trở nên sảng khoái, giảm đau hiệu quả.
Những địa chỉ chữa đau nhức đầu uy tín tại Hà Nội
Nhằm loại bỏ dứt điểm tình trạng đau đầu 2 bên thái dương, người bệnh nên tìm đến các bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để điều trị. Tại đây, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một liệu trình chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất. Từ đó mau chóng thoát khỏi những cơn đau nhức đầu đầy phiền toái, khó chịu.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số địa chỉ khám chữa bệnh đau nhức đầu uy tín tại Hà Nội. Đây đều là những cơ sở khám bệnh chất lượng, hiệu quả cao, sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi. Đồng thời công khai minh bạch về mức chi phí điều trị, tránh việc tốn kém chi phí của bạn. Bạn có thể tham khảo những địa chỉ khám chữa bệnh đau đầu mệt mỏi sau:
- Khoa Nội Thần kinh – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Tọa lạc tại số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2: Ở số 52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Nằm ở số 1 Phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
- Nhất Nam Y Viện – Cơ sở chữa bệnh bằng đông y uy tín: Tọa lạc tại biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: Nằm ở biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – Hà Nội.
- Bệnh viện Trung Ương Huế: Người bệnh có thể tìm tới địa chỉ số 16, Lê Lợi, TP Huế.
- Bệnh viện Gia Đình Đà Nẵng: Nằm tại số 73 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Bệnh viện Chợ rẫy: Tọa lạc tại số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TPHCM.
Các biện pháp hạn chế nguy cơ đau nhức đầu 2 bên thái dương
Đau đầu 2 bên thái dương là triệu chứng phổ biến có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Do vậy, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, bạn đọc cần lưu ý áp dụng những biện pháp sau:
- Ngủ nghỉ đúng giờ: Sau những giờ làm việc căng thẳng, bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi khoa học. Ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ giúp não bộ cũng như cơ thể bạn được thư giãn. Đồng thời giữ tinh thần thoải mái, xoa dịu những cơn đau đầu nhanh chóng, hiệu quả.
- Bổ sung đủ lượng nước: Mất nước có thể khiến việc nhức đầu ở hai bên thái dương trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi vậy, người bệnh nên cung cấp một lượng nước đầy đủ cho cơ thể. Chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày để cơ thể có đủ lượng nước cần thiết.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như hiệu quả điều trị các bệnh lý. Người mắc chứng đau đầu nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây. Đồng thời tránh xa những thực phẩm nhiều dầu mỡ, giúp cải thiện các cơn đau hiệu quả.
- Tập thể dục thường xuyên: Người bệnh nên dành ra khoảng 30 phút/ngày để luyện tập thể dục, thể thao. Nhất là các bộ môn như yoga hay đi bộ… sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe, thư giãn. Từ đó đánh bay các cơn đau đầu buồn ngủ, mệt mỏi nhanh chóng.
- Đi khám sức khỏe định kỳ: Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình tốt nhất. Cũng như phát hiện ra các dấu hiệu đau đầu bất thường để kịp thời điều trị.
Hiện tượng đau đầu 2 bên thái dương tuy không đe dọa đến tính mạng như những trường hợp đau đầu khác. Song nó cũng gây ra rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Do đó, ngay khi thấy biểu hiện bệnh, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ và chăm sóc sức khỏe của bản thân để mau chóng chấm dứt các cơn đau.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!