Đau đầu nên làm gì? Phương pháp điều trị hữu ích nhất cho người bệnh
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênĐau đầu là tình trạng cực kỳ phổ biến, bất cứ ai cũng có thể gặp phải nhiều lần trong đời. Khi gặp phải sẽ khiến người bệnh cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như chất lượng công việc. Vậy đau đầu nên làm gì, cùng xem chuyên gia nói gì qua những thông tin được đề cập ngay sau đây.
Đau đầu nên làm gì? Các cách điều trị hiệu quả
Bị đau đầu nên làm gì để làm giảm nhanh các cơn đau là điều mà rất nhiều người bệnh quan tâm. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà người bệnh có thể áp dụng các cách điều trị khác nhau. Cụ thể người bị bệnh đau đầu có thể điều trị theo các phương pháp như Tây y, Đông y, mẹo dân gian hay một số cách chăm sóc tại nhà đơn giản.
Điều trị đau đầu bằng thuốc Tây y
Đau đầu xảy ra do căng thẳng, mất nước, uống nhiều cafe,… nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như viêm xoang, tăng nhãn áp, thiếu máu, u não,… Do vậy, khi xuất hiện hiện tượng này nhưng không rõ nguyên nhân, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Hầu hết các loại thuốc Tây y hiện nay chủ yếu có tác dụng giảm nhanh triệu chứng của bệnh. Cụ thể, một số loại thuốc Tây y thường kê toa chữa đau đầu như:
- Naproxen: Thuốc chống viêm không steroid có công dụng ức chế cơn đau đầu mệt mỏi cũng như quá trình tổng hợp prostaglandin.
- Ibuprofen: Giảm cảm thụ của dây thần kinh, từ đó giải quyết cơn đau hiệu quả.
- Pizotifen: Ức chế tăng cường chất trung gian hóa học như serotonin, bradykinin giúp cải thiện triệu chứng đau nhức.
- Flunarizine: Hạn chế sự tích tụ của các ion tế bào thần kinh, cải thiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt.
Các loại thuốc Tây y tuy mang hiệu quả tốt nhưng dễ gây ra tác dụng phụ như đau dạ dày, ảnh hưởng đến gan thận,… Do vậy, người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng mà phải thực hiện theo đúng đơn thuốc được kê.
Một trong những thói quen của mọi người hiện nay là sử dụng thuốc giảm đau, phổ biến nhất là Paracetamol. Việc này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, dùng quá liều có thể gây hen suyễn, tổn thương gan, suy thận cấp.
Với vấn đề đau đầu thì nên làm gì? Bên cạnh cách dùng thuốc, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định vật lý trị liệu. Cụ thể như phương pháp ánh sáng, điều trị bằng sóng siêu âm,… Cách các chữa đau đầu này phải được sự cho phép của bác sĩ mới được thực hiện.
Phương pháp điều trị bằng Đông y
Theo quan niệm Đông y, đau đầu là do sự xâm nhập của phong và hỏa, chúng làm tắc nghẽn kinh lạc và làm rối loạn khí huyết bên trong đầu. Để điều trị, lương y sẽ sử dụng các thảo dược tự nhiên có tác dụng bình can, khu tà và thông kinh lạc. Vậy với văn khoăn đau đầu nên làm gì, người bệnh có thể sử dụng một trong các bài thuốc như sau:
- Bài thuốc 1: Sắc thuốc từ các thảo dược gồm ngưu tất (12g), thiên ma, sơn chi, hoàng cầm, đỗ trọng, dạ giao đằng, phục thần, tang ký sinh (mỗi vị 9g).
- Bài thuốc 2: Mỗi ngày, người bệnh uống thuốc được sắc từ hậu phác (16g), trần bì, bán hạ, thổ phục linh (mỗi vị 12g), bạch chỉ (10g), gừng sống (8g).
- Bài thuốc 3: Người bệnh uống thuốc từ hoàng kỳ (20g), đương quy, bạch truật (mỗi vị 16g), bạch chỉ (12g), sài hồ (10g), tế tân, trần bì, cam thảo (mỗi vị 6g).
Trong đó có 2 bài thuốc Đông y người bệnh không nên bỏ qua, đó là bài thuốc của Nhất Nam Y Viện, và Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Cụ thể:
- Bài thuốc Định tâm An thần khang
Bài thuốc này được Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc kết hợp giữa 2 nhóm thuốc Từ Tà và Phục Chính. Thuốc được bào chế dưới dạng viên hoàn, với nguồn nguyên liệu tự nhiên bao gồm: Củ bình vôi, Long nhãn, Dạ giao đằng, Lạc tiên, Liên nhục, Viễn chí, Phục thần, Toan táo nhân, Bạch truật, Hoàng kỳ, Đại táo… Có tác dụng giúp làm giảm căng thẳng, lo lắng, hồi hộp, tim đập nhanh, nóng trong người, mất ngủ, đau đầu.
- Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang
Nhất Nam Y Viện đã bào chế ra bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang dựa trên sự kết hợp của 4 nhóm thuốc nhỏ bao gồm: Nhất Nam Định Tâm Hoàn, Nhất Nam Dưỡng Tâm Huyết, Nhất Nam Dưỡng Tâm Thận và Nhất Nam Dưỡng Tâm Can. Thuốc được bào chế từ nguyên liệu tự nhiên bao gồm: Bá tử nhân, Táo nhân, Phù tiểu mạch, Lạc tiên, Bành vôi, Tắng tó, Tầm gửi, Trám đen, Bạch quả, Đẳng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Kiện chí, Long nhãn, Phục thần, Sài hồ. Tác dụng giúp an thần, bồi bổ khí huyết, giảm đau đầu, tâm phiền, khó ngủ, nóng trong…
Bài thuốc Đông y chữa đau đầu cho hiệu quả tốt và rất lành tính. Tuy nhiên, công dụng phát huy chậm và còn phụ thuộc vào cơ địa, người bệnh phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện phương pháp xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt để giảm các cơn đau đầu.
Các cách giảm tình trạng đau đầu tại nhà
Hiện nay, có rất nhiều thảo dược thiên nhiên quanh ta có tác dụng giảm đau đầu khá tốt. Những mẹo dân gian này khá đơn giản, mức chi phí thấp lại rất an toàn.
- Ngải cứu: Các hoạt chất có trong ngải cứu giúp giảm đau, điều hòa khí huyết và an thần khá hiệu quả. Người bệnh rửa sạch 1 ít lá ngải cứu, lá bưởi, lá khuynh diệp đồi đun sôi trong 15 phút. Cuối cùng tiến hành xông hơi vùng đầu trong khoảng 20 phút.
- Trà bạc hà: Giúp giảm nhức đầu, buồn nôn. Người bệnh hãm trà bạc hà uống đều đặn mỗi ngày.
- Gừng: Tinh chất có trong gừng rất tốt cho người bị đau đầu. Người bệnh mỗi ngày sử dụng 1 cốc trà gừng hoặc nấu nước từ gừng tươi để uống.
Những mẹo dân gian trên chỉ có tác dụng hiệu quả đối với trường hợp nhức đầu nhẹ. Ngoài ra, đau đầu nên làm gì, người bệnh có thể thực hiện thêm một số cách đơn giản như sau:
- Chườm nước đá: Chườm đá có tác dụng thu các mao mạch, cải thiện lưu thông máu, nhờ đó có thể giảm đau hiệu quả. Người bệnh dùng khăn lạnh, chườm lên trán trong khoảng 10 – 15 phút.
- Tác dụng nhiệt: Sử dụng túi ấm đặt vào sau gáy sẽ giúp cơ bắp thư giãn, giảm đau đầu do căng thẳng.
- Uống nước: Người bệnh cần uống đủ nước mỗi ngày, nhất là nước ép hoa quả tươi cho cơ thể.
- Hít thở đều: Người bệnh hít vào trong 5 giây rồi thở ra đều đặn có tác dụng cung cấp đủ oxy cho máu, tuần hoàn máu não.
- Ngâm chân với nước nóng: để thư giãn sâu, giảm stress, áp lực và cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc
Chế độ dinh dưỡng cho người bị đau đầu
Theo các bác sĩ, người thường xuyên bị đau đầu nên chú ý chế độ ăn uống để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng bệnh. Người bệnh nên bổ sung:
- Thực phẩm giàu vitamin C: Các loại rau củ, trái cây như dâu tây, cam quýt, ớt chuông, cà chua, đu đủ,…
- Thực phẩm giàu Vitamin B6: Đậu, ngũ cốc, chuối, bơ, cá ngừ, cá hồi,…
- Thực phẩm giàu canxi: Bơ, sữa, sữa chua, phomai…
Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm như:
- Rượu bia, thuốc lá
- Gan, pate và thịt nội tạng
- Các loại cá khô
- Rau củ muối
- Thức ăn đóng hộp
- Caffeine
- Aspartame và chất làm ngọt nhân tạo
- Bột ngọt (MSG)
Khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Đau đầu là một triệu chứng phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Những cơn đau có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi và thường tự khỏi sau vài phút đến vài giờ nên nhiều người rất chủ quan trong việc thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu sau thì người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra:
- Tình trạng đau đầu kéo dài không khỏi, có xu hướng ngày càng gia tăng.
- Cơn đau đầu kèm theo triệu chứng cứng cổ và sốt.
- Cảm giác tê cứng, yếu ớt, nói năng bị dính chữ hoặc đi lại khó khăn.
- Khi đau đầu gây suy giảm thị lực.
- Người bệnh bị đau đầu sau đó co giật hoặc bất tỉnh.
- Cơn đau đầu chảy ra do những chấn thương đầu.
- Đau đầu xảy ra đột ngột và dữ dội sau khi tức giận, căng thẳng.
Lưu ý khi bị đau đầu
Để phòng ngừa cũng như hạn chế tình trạng đau đầu ù tai, đau đầu căng cơ, các chuyên gia đã đưa ra một số khuyến cáo sau:
- Hạn chế nơi có các yếu tố kích thích gây đau đầu như nhiều tiếng ồn, ánh sáng chói,…
- Giảm thiểu tối đa những yếu tố gây căng thẳng thần kinh như thuốc lá, rượu bia, cãi vã với người khác,….
- Chú ý ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, dành thời gian thư giãn sau thời gian học tập, làm việc căng thẳng.
- Thường xuyên thay đổi tư thế sau nhiều giờ ngồi làm việc, nên thư giãn vùng cổ, vai gáy.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội,…
- Đi khám định kỳ sức khỏe để kiểm tra những vấn đề ở não bộ.
Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp người bệnh có câu trả lời cho vấn đề đau đầu nên làm gì. Mỗi người nên chủ động tạo lối sống lành mạnh, vui vẻ và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!