SUY THẬN
Suy thận là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể khiến người bệnh tử vong nếu không điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh lý này thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu, khi tình trạng bệnh còn nhẹ. Vì vậy, bệnh nhân cần tìm hiểu rõ về triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị giúp phòng tránh và phát hiện bệnh sớm.
Định nghĩa
Thận là cơ quan quan trọng, giữ vai trò lọc chất dư thừa, chất thải trong máu ra ngoài qua đường nước tiểu. Suy thận xảy ra khi chức năng lọc máu của thận bị suy giảm khiến các chất độc hại không được đào thải ra khỏi cơ thể.
Suy giảm chức năng thận phát triển từ nhẹ đến nặng, với 4 cấp độ. Ở cấp độ 1 và 2, người bệnh thường cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, thiếu máu. Sau đó ở cấp độ 3 và 4, tình trạng tổn thương thận trở nên nặng hơn, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ngực, co giật cơ bắp, khó thở…
Suy thận mãn tính xảy ra là do một số bệnh lý hoặc vấn đề rối loạn ở thận xuất hiện. Những bệnh lý này thường là bệnh viêm cầu thận, viêm ống thận mô kẽ, sỏi thận, bệnh thận đa nang, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, viêm đường tiết niệu, trào ngược bàng quang, niệu quản.
Suy thận cấp xảy ra do một trong ba cơ chế chính sau đây:
- Thiếu lượng máu đến thận.
- Bệnh lý ngay tại thận.
- Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận.
Nguyên nhân cụ thể gây ra vấn đề này là nhiễm trùng máu, chấn thương gây mất máu, mất nước, tắc nghẽn nước tiểu, sử dụng thuốc không đúng cách gây tổn thương thận hoặc biến chứng trong thai kỳ.
Ngoài ra, người vận động nhiều như vận động viên thể dục thể thao ở các cuộc thi cần sức bền nếu không uống đủ nước cũng có thể bị suy thận cấp tính.
Triệu chứng
Suy thận được chia thành hai loại là suy thận cấp và suy thận mạn. Trong khi suy thận cấp phát triển từ từ và có thể chữa khỏi được thì suy thận mạn lại tiến triển nhanh và không hồi phục chức năng thận được.
Chính vì vậy, triệu chứng suy thận mạn thường không rõ ràng. Những dấu hiệu thường gặp của suy thận mạn và suy thận cấp là:
Suy thận mạn:
- Mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, không muốn ăn.
- Thiếu máu, da xanh, sạm và khô.
- Sút cân đột ngột.
- Đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, tiểu bọt và nước tiểu sậm.
- Phù hai chân dưới, nặng mi mắt.
Suy thận cấp:
- Lượng nước tiểu thay đổi bất thường.
- Chân, bàn chân và mắt cá chân giữ nước và bị phù.
- Mệt mỏi, khó thở, buồn nôn.
- Đau ngực, nhịp tim không đều.
- Trường hợp nặng có thể bị hôn mê hoặc động kinh.
Suy thận nguy hiểm như thế nào? Có chữa được không?
Thận suy rất nghiêm trọng và cần phát hiện sớm, nếu không sẽ có khả năng gây ra tử vong. Vì suy giảm chức năng thận làm tổn thương đến các nephron, đơn vị cấu trúc của thận, khiến suy giảm chức năng lọc máu của thận ra khỏi cơ thể.
Suy thận nguy hiểm như thế nào?
Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, thận yếu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hoặc khiến thận ngừng hoạt động hoàn toàn. Những biến chứng do thận suy có thể xảy ra bao gồm:
- Giữ nước dẫn đến tình trạng tay chân bị phù, phù phổi cấp, tăng huyết áp.
- Xương yếu, đau mỏi và nguy cơ gãy xương cao.
- Thiếu máu dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.
- Hệ miễn dịch bị suy giảm khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
- Yếu sinh lý, giảm ham muốn tình dục.
- Bệnh tim mạch.
- Hệ thần kinh bị tổn thương gây ra tình trạng co giật.
Suy thận có chữa được không?
Việc điều trị có chữa khỏi hoàn toàn được hay không còn phục thuộc vào giai đoạn phát triển bệnh, mức độ nghiêm trọng cũng như sức khỏe của bệnh nhân.
Suy thận cấp có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận sau khi được điều trị bằng phương pháp thích hợp. Còn bệnh suy thận mạn thì không thể phục hồi chức năng thận.
Các phương pháp điều trị lúc này chỉ nhằm mục đích làm chậm sự tiến triển của bệnh cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Nếu thận bị tổn thương đến khoảng 90% thì người bệnh cần chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Phương pháp điều trị
Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định các cách chữa tình trạng thận yếu phù hợp.
Khi tình trạng suy giảm chức năng thận còn nhẹ thì người bệnh có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc áp dụng một số mẹo dân gian và bài thuốc Đông y. Đối với hiện tượng thận bị tổn thương nặng, người bệnh cần đến sự can thiệp của thuốc Tây hoặc phẫu thuật ghép thận.
Chẩn đoán suy giảm chức năng thận
Thông thường, bệnh nhân sẽ cần thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng thận để kiểm tra thận, thông qua việc xét nghiệm sinh hóa máu, nước tiểu, có thể kết hợp chụp scan bụng. Chẩn đoán xác định suy giảm chức năng thận thường dựa vào các yếu tố sau:
- Xét nghiệm creatinin huyết thanh, xem tốc độ gia tăng > 42.5μmol hay không trong thời gian từ 1, 2 ngày.
- Xác định chức năng lọc cầu thận giảm so với quy định < 60ml/ph hay không.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ ure hoặc kali xem có tăng đột biến không.
Mẹo dân gian chữa thận yếu
Đỗ đen, cỏ mực và cây cỏ xước là một số mẹo dân gian chữa thận yếu tại nhà dễ thực hiện mà mang lại hiệu quả cao. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, tham khảo chi tiết từng bài thuốc dưới đây:
- Đỗ đen
Đậu đen là một trong những vị thuốc có công dụng bổ thận, lợi tiểu và giải độc hiệu quả. Đậu đen chứa nhiều vi khoáng và dưỡng chất tốt cho chức năng thận như protein, lipit, vitamin, kẽm… Một trong những cách đơn giản nhất để chữa thận yếu bằng đậu đen là sử dụng nước đậu đen.
Cách thực hiện: Nhặt bỏ những hạt đậu bị sâu, lép, hỏng rồi rửa sạch, để cho ráo nước. Sau đó cho đậu lên bếp rang đến khi đậu chuyển sang vàng thì tắt bếp, để nguội rồi cho vào hộp kín dùng dần. Mỗi lần uống thì lấy một nhúm đậu đen cho vào ấm nước và đun sôi trong khoảng 10 phút.
- Cỏ mực
Cây cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi có tính mát, vị chua ngọt, có công dụng bổ thận, chống viêm và giải độc.
Cách thực hiện: Cỏ mực rửa sạch, đem thái nhỏ, phơi khô sau đó sao vàng hạ thổ. Mỗi ngày dùng khoảng 30g đun cùng với 40g đỗ đen rồi chắt lấy nước uống thành nhiều lần trong ngày.
Điều trị theo Tây y
Căn cứ vào nguyên nhân và mức độ bệnh suy thận, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc Tây phù hợp với người bệnh. Các loại thuốc chữa suy thận thường được áp dụng là:
- Thuốc chống tăng huyết áp: Nhóm thuốc ức chế thụ thể hoặc ức chế men chuyển giúp hạ huyết áp và tăng cường chức năng thận.
- Thuốc chống thiếu máu: Bổ sung các loại sắt giúp tạo hồng cầu cho cơ thể, tăng lượng máu dẫn đến thận.
- Thuốc kiểm soát cholesterol: Nhóm thuốc làm giảm các cholesterol xấu gây tắc nghẽn mạch máu như Statin.
Điều trị bằng Đông y
Phương pháp điều trị suy giảm chức năng thận theo Đông y thường an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả tận gốc, tuy nhiên vì các thành phần chủ yếu là thảo dược thiên nhiên nên hiệu quả mang lại thường chậm và người bệnh phải kiên trì thực hiện. Tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa suy giảm chức năng thận sau đây:
- Bài thuốc 1
Thành phần: 16g địa hoàng thán, đỗ trọng 12g, đương quy 8g, quế quảng, phụ tử chế, đậu ký sinh, mỗi loại 8g, kỷ tử 10g, lộc giác giao 12g.
Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc trên rồi mang sắc cùng với 6 bát nước. Mỗi ngày uống 1 thang, kiên trì sử dụng liên tục trong 12 tuần.
- Bài thuốc 2
Thành phần: Phục linh 12g, hạn liên thảo 15g, trạch tả, cúc hoa, hoài sơn, đan bì mỗi vị 10g. Rễ cây cỏ xước 15g, nữ trinh tử 15g, kỉ tử 15g, thục địa 15g.
Cách thực hiện: Đem tất cả vị thuốc trên sắc trong vòng 30-45 phút. Sau đó, chia thành 3 thang uống trong 1 tháng.
- Bài thuốc 3
Thành phần: Bạch truật 10g, phụ tử, sao du nhục, sơn dược 15g, ba kích, tiên mao, phục linh bì mỗi loại 15g, quế chi 2g, bách bản, đẳng sâm mỗi loại 20g.
Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc trên với khoảng 1 lít nước và uống sau khi ăn để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý dành cho người bị suy thận
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị y tế, người bị thận yếu cần thay đổi lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống để sống lành mạnh và lâu hơn. Về lối sống sinh hoạt, bệnh nhân không nên làm việc quá sức, duy trì cơ thể cân đối, không sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn.
Bên cạnh đó, người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao tốt cho chức năng thận và tăng cường sức khỏe.
Bị thận yếu nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị suy giảm chức năng thận. Điều đầu tiên người bệnh cần ghi nhớ là uống đủ lượng nước mỗi ngày, có thể uống nhiều hơn khi vận động nhiều hoặc thời tiết oi nóng.
Người bị thận yếu cần tuân theo chế độ ăn uống nghiêm ngặt và hạn chế muối, protein để giảm tải áp lực cho thận. Một số thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho chức năng của thận mà người bệnh có thể tham khảo như ớt chuông, giá đỗ, bắp cải, bơ, cá, thịt bò, lòng trắng trứng, hàu biển, bắp… Hãy sử dụng các thực phẩm này trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mình nếu bạn đang gặp các vấn đề về thận.
Suy thận ăn kiêng những gì?
Người bị thận yếu nên kiêng ăn các thực phẩm chứa nhiều muối, chất đạm và nhiều dầu mỡ. Cụ thể, người bị suy giảm chức năng thận cần kiêng sử dụng các thực phẩm sau:
- Thịt: Hạn chế ăn thịt thú rừng, thịt gà, thịt ngỗng, nội tạng động vật đối với người suy thận có biểu hiện tiểu ra máu và có hàm lượng axit uric cao.
- Hải sản: Cua, cá cơm, cá sủ vàng, cá trích và sò…
- Trái cây: Người bệnh có lượng kali trong máu tăng nên kiêng ăn cam, quýt, bưởi, chuối, dứa, dưa hấu, nho, đào…
- Rau củ quả: Đậu đỗ, lạc, hạt dẻ, hạt điều, rau bina, gừng, măng tre…
Để ngăn chặn tình trạng suy thận, người bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Ngoài ra, xây dựng lối sống khoa học cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa việc suy giảm các chức năng thận.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!