Chia sẻ cách bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênBấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà đem tới hiệu quả như thế nào cho người bệnh? Trong rất nhiều phương pháp điều trị, bấm huyệt là lựa chọn của không ít bệnh nhân. Để đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, người bệnh cần tìm hiểu chi tiết về cách điều trị này. Mời các bạn theo dõi bài viết chi tiết về cách bấm huyệt dưới đây của chúng tôi.
Công dụng của bấm huyệt trị thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ khởi phát bằng hiện tượng các đốt sống cổ bị giảm chức năng hoạt động. Các dây chằng cùng bao hoạt dịch lệch khỏi vị trí cố định ban đầu. Thông thường, bệnh nhân thường bị thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 C7. Người bệnh luôn bị đau nhức khi cử động cổ.
Phương pháp bấm huyệt sẽ sử dụng lực từ tay để tác động tới các huyệt đạo trên cơ thể người bệnh. Sự tác động vật lý này kích thích các mạch máu, dây thần kinh và cơ quan cảm thụ ở người bệnh. Từ đó, bệnh nhân được được hiệu quả trị bệnh khá tốt.
Đông y cho biết, trong cơ thể mỗi người đều có hệ thống lạc mạch và kinh mạch. Hệ thống kinh lạc này giúp khí huyết trong cơ thể lưu thông và nuôi dưỡng tạng phủ. Khi người bệnh bị tà khí xâm nhập và lan truyền qua kinh mạch, người bệnh sẽ bị ứ tắc khí huyết. Triệu chứng thể hiện phổ biến nhất là mệt mỏi, toàn thân đau nhức và tinh thần cũng chịu suy nhược.
Cách bấm huyệt sẽ giúp người bệnh đả thông kinh lạc, làm mạnh gân cốt. Bệnh nhân qua đó thấy cơ thể thư giãn thoải mái hơn, các hoạt động vận động cũng không bị hạn chế. Các khớp xương tăng cường linh hoạt, dẻo dai một cách rõ rệt.
Khi huyệt đạo của bệnh nhân được tác động, người bệnh sẽ tăng cường sản sinh các chất truyền dẫn thần kinh, một số chất gây hưng phấn giúp bệnh nhân giảm đau. Các cơn nóng giận mệt mỏi cũng biến mất, đồng thời, các gốc tự do gây viêm cũng bị ức chế hoàn toàn.
Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ khi bấm huyệt sẽ giúp mạch máu lưu thông, quá trình tuần hoàn diễn ra suôn sẻ hơn. Các mô sụn do đó có thể tái tạo và phục hồi sau tổn thương, các dây chằng đồng thời giảm tổn thương. Rễ thần kinh được giải phóng các áp lực chèn ép, người bệnh nhờ đó tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ
Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng bấm huyệt được nhận định không gây ra các tác dụng phụ. Vậy nên có khá nhiều bệnh nhân lựa chọn theo hướng điều trị này.
Bệnh nhân khi thực hiện liệu pháp sẽ có các bước tiến hành cụ thể như sau.
Xoa bóp nhẹ nhàng
Để bắt đầu quá trình bấm huyệt, người bệnh sẽ được thực hiện các động tác xoa bóp nhẹ nhàng trên các huyệt đạo cần bấm. Cách xoa bóp như sau:
- Vùng cổ: Người xoa bóp dùng các ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng tại vùng cổ trong khoảng 5 phút. Lực xoa bóp ở mức vừa phải, massage theo chiều từ dưới lên trên. Sau 5 phút, đổi chiều xoa bóp từ trên vòng xuống dưới.
- Vùng gáy: Thầy thuốc dùng 2 bàn tay đan lại với nhau và đặt ra phần sau gáy bệnh nhân. Tay chà xát nhẹ nhàng theo hướng từ chân tóc xuồng phía vai. Massage trong khoảng 3 phút, thầy thuốc kết hợp tay bấm và day vào các vị trí đốt sống cổ thêm 3 phút.
- Vùng bả vai: Bệnh nhân cúi đầu về đằng trước, thực hiện động tác xoa bóp cả bả vai. Tay nắm thành đấm và nhẹ nhàng đấm lên các cơ bắp trong khoảng 10 phút. Lúc này, các cơ của người bệnh sẽ được giãn ra.
Thực hiện bấm huyệt
Để kết quả điều trị hiệu quả cao nhất, người bệnh cần được xác định đúng các huyệt đạo. Sau đó, cách bấm huyệt được thực hiện cụ thể như sau:
Huyệt phong trì:
- Huyệt nằm ở phần lõm đằng sau tai, tiếp giáp với chân tóc và vùng cổ.
- Chúng ta sử dụng cả 2 ngón tay cái bấm vào huyệt phong trì, các ngón tay còn lại đồng thời ôm trọn đầu. Ngón tay ấn huyệt đạo khoảng 2 phút.
- Cách bấm huyệt này có thể áp dụng khoảng 7 lần mỗi ngày để giảm các cơn đau.
Huyệt kiên tỉnh:
- Vị trí của huyệt nằm ở vùng lõm bả vai, giao với đường thẳng vắt ngang đầu với điểm cao nhất ở xương đòn. Bạn dơ ngang tay sẽ thấy vị trí hõm của vai, ấn vào vị trí sẽ có cảm giác tức nhẹ.
- Bệnh nhân sử dụng ngón tay ấn vào huyệt kiên tỉnh khoảng 1 phút 30 giây và thả tay ra. Lặp lại động tác tương tự với huyệt ở bên phải. Huyệt có thể bấm 6 – 7 lần mỗi ngày.
Huyệt bách hội:
- Huyệt có vị trí rất dễ xác định, huyệt nằm ngay ở phần chính giữa của đỉnh đầu. Thuộc giao điểm của đường ngang phía trên đỉnh của vành tai và đường thẳng chạy dọc theo giữa đầu.
- Người bệnh sử dụng ngón tay đặt vào giữa huyệt bách hội và ấn vào huyệt. Bạn giữ tay khoảng 30 giây, khi phần da đầu cảm giác tê dần đều, người bệnh thả tay nhẹ nhàng.
- Mỗi ngày, bệnh nhân có thể bấm huyệt bách hội 5 lần để làm giảm triệu chứng cứng cổ.
Huyệt á thị:
- Huyệt á thị không có vị trí cố định như các huyệt đạo khác. Bệnh nhân có thể xác định huyệt thông qua vùng bị đau nhức. Khi dùng đầu ngón tay ấn nhẹ, người bệnh thấy vị trí đau nhiều nhất thì đó chính là huyệt á thị.
- Người bệnh bấm huyệt bằng cách ấn và đồng thời day nhẹ huyệt, động tác giữ nguyên khoảng 45 giây và thả tay.
- Bệnh nhân lặp lại động tác này 5 lần trong ngày để quá trình điều trị nhanh chóng đạt kết quả tốt.
Huyệt hậu khê:
- Huyệt nằm ở vùng lõm phía sau của xương bàn và ngón tay út. Huyệt là điểm giao của da mu tay và gan bàn tay, nằm ngang với đầu trong của đường vân tim tại tay.
- Người bệnh sử dụng ngón tay cái ấn vào huyệt hậu khê bên tay phải trong khoảng 2 phút. Sau đó, bạn thả nhẹ tay và bấm vào huyệt ở tay còn lại theo cách tương tự.
- Bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ nên thực hiện bấm huyệt hậu khê mỗi ngày khoảng 5 lần để giảm đau cứng vai gáy.
Thư giãn sau khi bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ
Kết thúc các bài bấm huyệt, bệnh nhân nên thực hiện các động tác thư giãn tại vùng cổ. Đây là cách giúp cách liệu pháp bấm huyệt tăng cường hiệu quả hơn. Bệnh nhân có thể sử dụng động tác dưới đây:
- Cúi ngửa cổ
Bạn ngồi trên ghế với tư thế thẳng lưng, đầu cân bằng, mắt hướng về phía trước. Bạn từ từ cúi đầu xuống cho tới khi phần cằm chạm vào ngực, giữ nguyên tư thế vài giây và quay trở lại tư thế chuẩn bị.
Bạn tiếp tục ngửa cổ về phía sau, tư thế cũng giữ nguyên trong vài giây và quay trở lại tư thế ban đầu. Động tác nên được thực hiện khoảng 5 tới 7 lần.
- Kéo cổ sang 2 phía
Người bệnh ngồi với tư thế chuẩn bị tương tự động tác bên trên. Chúng ta sử dụng tay trái ôm vòng qua đầu và nằm lấy tay phải. Bạn kéo cổ sang bên trái theo nhịp từ từ, giữ động tác vài giây và quay trở lại tư thế chuẩn bị.
Động tác lặp lại tương tự với bên phải, các nhịp thực hiện từ 5 – 7 lần để kết thúc bài tập thư giãn cổ.
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp bấm huyệt cần lưu ý gì?
Các động tác xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ mang đến hiệu quả tốt. Nhưng khi thực hiện các động tác này, người bệnh cần chú ý các điều sau đây:
- Bấm huyệt không phải là liệu pháp có thể thay thế hoàn toàn cho các đơn thuốc điều trị hay phẫu thuật đối với bệnh nhân bị nặng. Người bệnh vẫn cần kết hợp bấm huyệt với các cách điều trị khác.
- Người bệnh khi thực hiện bấm huyệt cần kiên trì điều trị để thấy sự thay đổi rõ rệt qua từng ngày. Các thầy thuốc khuyến cáo rằng bệnh nhân nên duy trì liệu trình từ 1 tới 2 tháng liên tiếp.
- Bệnh nhân trong quá trình bấm huyệt không dùng lực quá mạnh. Chỉ bấm huyệt với động tác nhẹ nhàng để không tạo ra các tổn thương tại mô mềm cũng như các vùng liên quan.
- Phương pháp bấm huyệt không dùng trong trường hợp bệnh nhân đang gặp các tổn thương dạng viêm loét, nhiễm trùng, sưng viêm ở vùng cổ. Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, cho con bú hay người dưới 16 tuổi cần phải có sự tư vấn từ các bác sĩ.
- Người bệnh ngoài ra cũng cần có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đồ ăn phù hợp để giúp bệnh nhanh cải thiện. Chế độ sinh hoạt đảm bảo lành mạnh. Người bệnh không bẻ hay xoay cổ đột ngột, nằm ngủ đúng tư thế và không mang đồ nặng trên vai.
Trên đây là các bài bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ mà chúng tôi muốn chia sẻ với bệnh nhân. Người bệnh muốn điều trị tại nhà cần tới các phòng khám y học cổ truyền để được hướng dẫn bài bấm huyệt trước tiên. Đến khi đã thuần thục xác định vị trí huyệt cũng như bấm đúng cách, bệnh nhân có thể tự thực hiện tại nhà.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!