Bầu Ăn Nho Được Không? Những Lợi Ích Của Nho Với Mẹ Bầu
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênChị em phụ nữ trong giai đoạn mang bầu thường có những thay đổi về tâm sinh lý và cả chế độ ăn uống hàng ngày. Việc lựa chọn đúng thực phẩm để sử dụng khi mang thai sẽ giúp cả mẹ và bé khỏe mạnh, tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy mẹ bầu ăn nho được không, ăn như thế nào là tốt nhất?
Trái nho có giá trị dinh dưỡng như thế nào?
Trước khi tìm hiểu xem bầu ăn nho được không, bạn hãy cùng xem trong trái cây này có những chất dinh dưỡng nào.
Tham khảo: Bầu Ăn Na Được Không? Ăn Như Nào Cho Đúng?
Theo nhiều nghiên cứu, một cốc nho đỏ hoặc nho xanh (tương đương với 12 trái) có thể mang đến những giá trị dinh dưỡng như sau:
- 104 calo.
- 1,1 protein.
- 0,24g lipid.
- 1,4g chất xơ.
- 4,8mg vitamin C.
- 10mcg vitamin A.
- 288mg kali.
- 0,54mg sắt.
- 3mcg folate.
Nho là trái cây đã quá quen thuộc với chúng ta, nó chứa hàm lượng nước lớn nên có thể bổ sung nước cho cơ thể. Cụ thể, một cốc nước nho có thể cung cấp 70ml nước. Ngoài ra, trái cây này cũng giàu các chất chống oxy hóa như lutein, zeaxanthin, các chất này tốt cho sức khỏe đôi mắt. Lớp vỏ của nho đỏ còn chứa resveratrol phytochemical cùng nhiều chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể.
Có thể thấy, trái nho rất tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là trong các bệnh tim mạch hoặc bệnh mạn tính khác. Vậy chị em phụ nữ đang có bầu ăn nho được không?
Đang bầu ăn nho được không?
Với thắc mắc đang mang bầu ăn nho được, chuyên gia trả lời là có thể. Chị em đang có bầu ăn nho với số lượng vừa đủ sẽ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin, axit hữu cơ, chất chống oxy hóa, axit folic, chất xơ….
Đọc thêm: Đang Bầu Ăn Củ Đậu Được Không? Một Số Lưu Ý Quan Trọng
Ngoài ra, quả nho cũng hỗ trợ những thay đổi sinh học xảy ra trong và sau khi chị em mang thai. Vậy nên nếu bạn có thắc mắc là bầu 3 tháng đầu ăn nho được không thì hoàn toàn yên tâm là có. Nhưng trong 3 tháng cuối của thai kỳ thì bạn nên hạn chế vì nó có tính sinh nhiệt, không tốt cho sức khỏe mẹ và bé ở thời điểm này.
Lợi ích khi sử dụng nho trong thời gian mang thai
Quả nho có nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu với những công dụng tuyệt vời như:
- Cải thiện hệ miễn dịch: Các chất chống oxy hóa trong quả nho có thể giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng hiệu quả.
- Phòng tránh viêm khớp, hen suyễn: Các đặc tính chống viêm trong nho có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng viêm khớp và hen suyễn trong giai đoạn mang thai. Khả năng hydrat hóa của nho sẽ làm tăng độ ẩm ở phổi, giúp mẹ bầu tránh xa các cơn hen suyễn.
- Hạn chế táo bón: Nho chứa lượng chất xơ dồi dào, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Việc sử dụng trong giai đoạn thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Ngăn ngừa chuột rút: Tình trạng chuột rút xảy ra khá phổ biến ở chị em khi mang bầu. Trong nho chứa magie – một trong những khoáng chất có thể chữa chuột rút vì nó hỗ trợ hoạt động truyền dẫn thần kinh cơ khá tốt, qua đó giảm những cơn đau và tình trạng chuột rút.
- Kiểm soát cholesterol: Ăn nho đỏ sẽ giúp kiểm soát cholesterol trong thai kỳ và lượng mỡ máu. Nếu như bạn có triệu chứng của cao huyết áp thì việc dùng nho sẽ giúp bạn ổn định huyết áp và sức khỏe tốt hơn.
- Bảo vệ hệ tim mạch: Khi mang thai, các vấn đề về tim rất dễ xảy ra ở mẹ bầu. Việc bạn sử dụng nho đúng cách sẽ giúp hệ tim mạch khỏe mạnh hơn, bảo vệ cơ quan này tốt hơn.
- Bổ sung sắt: Nếu đang cần bổ sung máu cho bà bầu thì có thể tham khảo dùng nho. Nho đỏ chứa nhiều sắt, rất tốt cho việc duy trì mức độ huyết sắc tố khỏe mạnh ở bà bầu.
- Tốt cho thai nhi: Sử dụng trái nho giúp chuyển hóa cơ thể tốt hơn và thai nhi nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Ngoài ra, trái nho chứa natri, vitamin A, folate còn giúp hệ thần kinh của bé phát triển, tốt cho thị lực và làm giảm nguy cơ bị dị tật ống thần kinh.
Tìm hiểu ngay: Bầu Ăn Đu Đủ Chín Được Không? Lợi Ích Đối Với Mẹ Bầu
Tác dụng phụ khi bà bầu ăn nho
Mặc dù có thể khẳng định đang bầu có thể ăn nho. Nhưng trong một vài trường hợp loại trái cây này cũng có thể mang đến một số tác dụng phụ chị em cần lưu ý như:
- Tăng đường huyết: Mặc dù đường trong trái cây là tự nhiên nhưng đôi khi chúng cũng có thể gây tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu nếu dùng trong thời gian dài.
- Tiêu chảy: Nho vỏ đen và đỏ thường khá dày nên khá khó tiêu hóa. Nếu mẹ bầu có hệ tiêu hóa kém thì dễ bị tiêu chảy. Ngoài ra, nếu dùng nho chưa chín bạn có thể bị đau đầu, buồn nôn, ợ nóng….
- Nhiễm độc: Nếu ăn nho với số lượng lớn thì bạn dễ nhiễm resveratrol. Hợp chất này khá độc và có thể gây nguy hiểm cho chị đang mang bầu, để lại nhiều biến chứng. Resveratrol có nhiều trong những quả nho có vỏ sẫm màu, cụ thể là nho đen và nho đỏ.
Một số lưu ý khi mẹ bầu sử dụng nho
Có thể bạn đã có giải đáp chi tiết và cụ thể cho thắc mắc bầu ăn nho được không. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
- Mẹ bầu chỉ sử dụng 100 – 200g nho cho mỗi tuần, không dùng quá nhiều nho để tránh gặp tác dụng phụ.
- Lựa chọn nho có nguồn gốc rõ ràng, khi mua về cần rửa sạch cùng nước muối pha loãng để loại bỏ hết tạp chất.
- Không nên ăn nho chua, ưu tiên những trái nho ngọt dịu, bạn nên ăn nho xanh sẽ tốt hơn nho đỏ và đen.
- Những chị em bị đái tháo đường, béo phì, khó tiêu, cơ địa dị ứng thì không nên sử dụng nhỏ, nếu có chỉ ăn với lượng nhỏ.
- Nếu có thể hãy bóc vỏ nho để đảm bảo an toàn cũng như tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý trong giai đoạn mang bầu.
Xem thêm: Bầu Ăn Dứa Được Không, Có Tốt Cho Thai Nhi Không?
Những câu hỏi thường gặp về nho cho mẹ bầu
Có rất nhiều thắc mắc về việc sử dụng nho cũng như các sản phẩm từ nho trong quá trình mang thai, chị em có thể tìm câu trả lời ngay dưới đây.
- Bà bầu có nên ăn hạt nho? Hạt nho có thể gây dị ứng hoặc những rủi ro khác về sức khỏe nếu bạn đang trong quá trình dùng thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng. Vậy nên bạn hãy loại bỏ phần hạt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Có nên uống rượu nho? Trong giai đoạn mang bầu bạn nên hạn chế sử dụng đồ uống có cồn để tránh ảnh hưởng đến thai nhi, trong đó có rượu nho.
- Bị đái tháo đường có ăn nho được không? Nếu mẹ bầu bị đái tháo đường thì không nên dùng loại quả này. Nho chứa đường không tốt cho bệnh tiểu đường, nếu không chú ý nó có thể tình trạng hậu sản vô cùng nguy hiểm.
- Cách chọn nho đúng cách như thế nào? Không chọn nho có đốm đen vì chúng chứa nấm mốc có thể khiến mẹ bầu bị ngộ độc. Hãy chọn quả nho tươi ngon, mọng nước, không có dấu hiệu héo hoặc bị sâu.
- Có nên uống nước ép nho? Mẹ bầu có thể uống nước ép nho, ngoài ra bạn cũng có thể dùng sinh tố nho trong giai đoạn này.
Hy vọng qua những nội dung của bài viết trên đây bạn đã giải đáp được bầu ăn nho được không và những lưu ý khi sử dụng trái cây này. Là loại quả thơm ngon, bổ dưỡng tuy nhiên bạn cũng cần hết sức lưu ý trong quá trình sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân cũng như sức khỏe thai nhi.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!