Bầu Ăn Dứa Được Không, Có Tốt Cho Thai Nhi Không?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênDứa là trái cây thơm ngon và khá phổ biến ở nước ta. Nhiều chị em đang mang bầu cũng rất thích ăn loại quả này nhưng lo lắng liệu có gây hại cho sức khỏe cũng như thai nhi hay không. Bài viết sau đây chuyên gia của Nhất Nam Y Viện sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc bầu ăn dứa được không cùng các thông tin liên quan.
Giá trị dinh dưỡng trong trái dứa (trái thơm)
Trước khi đi tìm lời giải cho câu hỏi bầu ăn dứa được không, hãy cùng xem những thành phần có trong trái cây này.
Quả dứa hay quả thơm khi chín có màu vàng tươi, mùi thơm, vị hơi chua và ngọt nên rất dễ ăn. Trong loại quả này cũng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 100g dứa có chứa những thành phần như sau:
- 50 calo.
- 0,54g protein.
- 13,5g carbohydrate.
- 1,4g chất xơ.
- 0,12g chất béo.
- 58IU vitamin A.
- 47,8mg vitamin C.
- 0,02mg vitamin E.
- 0,079mg vitamin B1.
- 0,018mg vitamin B2.
- 13mg canxi.
- 0,29mg sắt.
- 12mg magie.
- 8mg phốt pho.
- 1mg natri.
Tham khảo ngay: Bà Bầu Ăn Chôm Chôm Được Không? Cần Lưu Ý Gì Khi Ăn?
Mẹ bầu ăn dứa được không?
Với thắc mắc đang bầu ăn dứa được không, câu trả lời là có. Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào, trái dứa có thể giúp nâng cao sức khỏe mẹ bầu, tốt cho thai nhi, cụ thể như sau:
- Tăng hệ miễn dịch: Nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào cùng các chất chống oxy hóa nên ăn dứa giúp chống lại sự suy giảm tế bào, tăng cường hệ miễn dịch cho chị em đang mang bầu.
- Sản xuất collagen: Collagen đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương, da, sụn, gân… thai nhi. Ăn dứa sẽ giúp bổ sung vitamin, mangan, từ đó giúp xương chắc khỏe, thai nhi phát triển tốt hơn.
- Tốt cho hệ thần kinh: Hàm lượng vitamin B1 có thể giúp nhóm cơ và hệ thần kinh phát triển. Bên cạnh đó, vitamin B6 còn giúp hình thành hồng cầu.
- Ngăn ngừa thiếu máu: Một khẩu phần dứa vừa phải sẽ giúp bổ sung lượng sắt cần thiết, giúp hình thành hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ có trong dứa giúp mẹ bầu ít bị táo bón. Bên cạnh đó, lượng bromelain có trong dứa còn giúp chống lại các vi khuẩn trong đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe hơn.
- Hỗ trợ lợi tiểu: Ăn dứa còn giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng chị em bị sưng phù khá phổ biến trong thai kỳ.
- Cải thiện tâm trạng: Mùi thơm của dứa được đánh giá là giúp cải thiện tâm trạng, nâng cao cảm xúc, mẹ bầu sẽ cảm thấy ngon miệng hơn, loại bỏ phiền muộn, lo âu cùng các suy nghĩ tiêu cực trong suốt thai kỳ.
- Điều hòa huyết áp: Nhiều chị em bị cao huyết áp khi mang thai, ăn dứa sẽ giúp lưu thông máu, giảm huyết áp, ngăn tình trạng hình thành cục máu đông.
Gợi ý khẩu phần ăn dứa phù hợp
Bà bầu ăn dứa được không đã được giải đáp, tuy nhiên chị em cần ăn đúng cách, đúng liều lượng thì mới hiệu quả, nếu không sẽ gặp phải tác dụng phụ. Các chuyên gia khuyên chị em nên sử dụng dứa như sau:
- Trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì mẹ không nên sử dụng.
- Trong 3 tháng tiếp theo chỉ bổ sung một lượng từ 50-100g trong mỗi bữa ăn, 1 tuần chỉ ăn 2 – 3 lần.
- Trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể ăn thường xuyên hơn nhưng cần hiểu rõ cơ thể của mình để sử dụng với liều lượng vừa đủ.
Tìm hiểu thêm: Bầu ăn măng cụt được không, lợi ích khi sử dụng?
Tác dụng phụ khi ăn dứa không đúng cách
Chị em đang mang bầu nếu dùng dứa sai cách thì rất dễ gặp phải các tình trạng sau đây:
- Ợ nóng, trào ngược dạ dày: Nếu mẹ bầu từng bị bệnh dạ dày hoặc đường tiêu hóa yếu thì có thể bị ợ nóng, trào ngược vì trong dứa có axit.
- Sảy thai: Bromelain trong dứa nếu dùng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tử cung, tăng nguy cơ sinh non, co thắt tử cung.
- Tăng đường trong máu: Nếu bạn bị đái tháo đường thì việc ăn dứa sẽ làm bệnh trầm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Béo phì, thừa cân: Nếu bạn đang thừa cân thì cần tránh ăn dứa bởi nó chứa lượng calo và đường cao, không tốt cho những ai bị béo phì.
- Gây đau rát: Ăn dứa quá mức có thể gây đau lưỡi, má trong, môi, đau dạ dày… Tình trạng này sẽ hết nhưng nó cũng khiến chị em mệt mỏi, khó chịu.
Một vài lưu ý khi ăn dứa trong thai kỳ
Chị em khi sử dụng dứa cần lưu ý một số vấn đề như sau để đảm bảo an toàn:
- Chỉ ăn dứa chín, không dùng dứa xanh vì có thể gây ngộ độc.
- Không ăn dứa khi đang đói, đặc biệt nếu bạn bị mắc các bệnh về dạ dày.
- Nên loại bỏ phần lõi dứa vì chúng có thể hình thành các búi xơ trong ruột.
- Ăn nhiều dứa có thể gây rát lưỡi, phát ban, khó thở, chị em có thể đổi cách chế biến sang xào, nấu canh chua.
- Không ăn dứa để trong túi nilon, tủ lạnh quá lâu vì không tốt cho sức khỏe.
- Có thể dùng nước ép dứa, sinh tố dứa, kem dứa… đều được.
Hy vọng qua bài viết chị em đã có câu trả lời cho câu hỏi bầu ăn dứa được không, ăn như thế nào. Đây là loại quả thơm ngon, bổ dưỡng nhưng nếu dùng sai cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Vậy nên chị em cần chú ý sử dụng đúng hướng dẫn, có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn nhất có thể.
Có thể bạn chưa biết:
- Đang Bầu Ăn Mận Được Không? Ăn Bao Nhiêu Là Đủ?
- Bà Bầu Ăn Mít Được Không, Có Gây Sảy Thai Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!