Có nên cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm hay không? Quy trình thực hiện
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênCấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là một nhánh nhỏ thuộc phương pháp châm cứu, thực hiện nhằm mục đích cải thiện tình trạng đau nhức và khó chịu dài ngày của bệnh nhân. Đây được nhận xét là phương pháp mang tính sáng tạo và có tiềm năng hỗ trợ người bệnh trong điều trị. Vậy có nên cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm hay không? Đối tượng và cách thực hiện như thế nào?
Định nghĩa thuật ngữ “cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm”?
Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm được nghiên cứu và mở rộng từ châm cứu, tác động trực tiếp và khu vực cảm nhận dưới biểu bì của đối tượng. Nhằm mục đích cân đối các dịch trong cơ thể, đặc biệt là lưu thông tuần hoàn tại vị trí bị thoát vị. Bệnh nhân cũng yên tâm bằng, sau khi cấy chỉ không cần thực hiện cắt mà được tự tiêu, đảm bảo vệ sinh và an toàn tuyệt đối.
Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm được kế thừa những ưu điểm vượt trội của châm cứu đó là giảm đau nhanh trong bệnh lý xương khớp lâu năm. Bên cạnh đó còn khắc phục được những điểm yếu và giúp đối tượng cải thiện bệnh ổn định. Ngoài ra đây cũng là liệu pháp phù hợp với các đối tượng khác nhau và có thể dùng trong điều trị hen suyễn, béo phì, mất ngủ, liệt nửa người… Một số đối tượng được chỉ định như:
- Đối tượng bị thoát vị đĩa đệm (trên 7 tuổi) ở giai đoạn nhẹ hoặc mới chớm xuất hiện.
- Đối tượng gặp tình trạng thoái hóa nhẹ, đơn thuần.
- Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có chèn ép vào dây thần kinh và tủy sống, đã xuất hiện các tình trạng dị cảm: Đau, viêm, khó chịu…
- Ngoài ta không nên chỉ định với những người: Mắc bệnh đái tháo đường, huyết áp cao/ không ổn định, dị ứng với chỉ, thai sản và thai phụ…
Số lần cấy chỉ sẽ phụ thuộc vào sức khỏe và tình trạng tổn thương tại đĩa đệm, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Có nên cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm hay không?
Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Phương pháp làm giảm triệu chứng của tình trạng dị cảm nhanh chóng, đặc biệt là các cơn đau mãn tính và kéo dài.
- Bệnh nhân không hề có cảm giác đau trong quá trình thực hiện.
- Không tạo các tổn thương lớn hoặc ít gây xuất hiện biến chứng sau khi tiến hành.
- Phương pháp có thể được chỉ định cho nhiều đối tượng bệnh nhân khác như: Gai, cột sống, teo cơ, thoát vị đĩa đệm…
Tuy nhiên, cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm cũng có một số hạn chế đang được nghiên cứu khắc phục như:
- Phương pháp này thuộc nhóm điều trị triệu chứng, do vậy sẽ không giải quyết tận gốc được bệnh.
- Yêu cầu cơ sở y tế thực hiện phải có chuyên môn cao, trang thiết bị và máy móc hiện đại để đảm bảo độ chính xác trong thời gian thực hiện.
- Một số bệnh nhân nhạy cảm có thể gây ra dị ứng hoặc nhiễm trùng.
Bệnh nhân có nhu cầu sử dụng phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm thì nên đến khám tại các bệnh viện trung ương, tham khảo ý kiến nhân viên y tế trước khi thực hiện.
Những biến chứng có thể gặp phải để phòng tránh
Bệnh nhân cần phải xác định rõ ràng, khi đã thực hiện các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm thì ít nhiều cũng sẽ gây ra những biến chứng nhất định. Mức độ biến chứng phụ thuộc vào sức khỏe, cơ địa và chất lượng của cơ sở y tế đó.
Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp trong thời gian cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm:
Chảy máu trong
Nguy cơ xuất hiện chảy máu trong đối với phương pháp này tuy nhỏ nhưng vẫn có thể xảy ra. Lúc này bệnh nhân sẽ thấy rõ được vết bầm ngay dưới da tại vị trí thực hiện, tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lưu thông máu và khả năng làm lành vết thương cũng giảm.
Để hạn chế nguy cơ chảy máu trong, cơ sở y tế phải là nơi có trang thiết bị hiện đại, đảm bảo được độ chính xác khi thực hiện. Bên cạnh đó, bác sĩ nên có kinh nghiệm trong điều trị sẽ xác định được vị trí và thực hiện nhanh chóng hơn.
Nhiễm trùng: Khả năng xuất hiện nhiễm trùng khi cấy chỉ là rất thấp, tuy nhiên nếu bệnh nhân có sức đề kháng kém hoặc sức khỏe yếu thì vẫn có thể xảy ra,
Dị ứng chỉ: Dị ứng chỉ thường xuất hiện ở bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các nguyên vật liệu như: Vải, chỉ…dẫn tới mẩn ngứa, phù quincke, khó lành thịt…Nhân viên y tế nên hỏi trước về các tiền sử này để tránh gây biến chứng về sau.
Quy trình thực hiện cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm
Quy trình cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm được thực hiện tại theo quy định của bộ y tế, lần lượt theo các bước sau.
Trước khi cấy chỉ
Trước khi thực hiện cấy chỉ, nhân viên y tế cần thăm khám lâm sàng để định vị được nơi bị tổn thương và phòng ngừa các phản ứng dị ứng có thể. Việc thực hiện lấy bệnh án của đối tượng là điều cần thiết để xem xét về tiền sử cũng như các loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm bệnh nhân đang sử dụng.
Nhân viên y tế nên thông báo trước với bệnh nhân về việc giữ bụng đói trong thời gian thực hiện cấy chỉ, nhằm giảm ảnh hưởng tới hiệu quả của catgut. Bên cạnh đó nên kiêng trong một tuần trước đó các đồ ăn – đồ uống không lành mạnh như: Thuốc lá, đồ chứa cồn, có gas, cafein trong chè hoặc cafe…Và thực hiện nghỉ ngơi để chuẩn bị sức khỏe cho quá trình điều trị.
Thực hiện cấy chỉ
Sau khi thực hiện các thủ tục trên, bệnh nhân bắt đầu được điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cấy chỉ theo quy trình như sau:
- Dùng cồn y tế vệ sinh khu vực xuất hiện thoát vị sạch sẽ, thực hiện 3 – 4 lần thật tỉ mỉ để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Xác định chính xác huyệt vị để thực hiện cấy chỉ: Trường hợp bệnh nhân thoát vị nhẹ, thường thấy đau ở gáy – thắt lưng thì chỉ định cấy vào huyệt thận du, đại trường, giáp tích. Trường hợp đã đau lan tỏa hoặc tê liệt hai chi thì cần thực hiện thêm tại ân môn, phong thị, thừa sơn, thừa phù, tuyệt cốt, quang minh.
- Chỉ thực hiện là catgut, được cắt thành các đoạn 1 – 2cm, sau đó gắn vào đầu phần kim châm. Nhân viên y tế tiến hành đâm trực tiếp vào các huyệt đã xác định, thao tác nhanh và đưa sâu khoảng 3cm thì dừng lại.
- Kim châm được giữ thẳng đứng, xoay đúng theo chiều kim đồng hồ và rút nhanh khỏi cơ thể. Lúc này chỉ catgut đã nằm tại vị trí cần điều trị.
- Thực hiện quy trình trên tương tự với các huyệt còn lại. Thời gian xác định cho mỗi ca như thế này phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và thường không quá 60 phút
Sau khi thực hiện cấy chỉ
Sau thời gian thực hiện cấy chỉ, đa số bệnh nhân cảm nhận sự thay đổi cảm giác ở khu vực đĩa đệm và có thể di chuyển ngay khi kết thúc. Một số bệnh nhân cảm thấy buồn nôn/ buồn ngủ sau khi thực hiện, điều này hoàn toàn là trạng thái sinh lý của cơ thể và sẽ trở lại trạng thái bình thường ngay sau đó.
Chi phí cấy chỉ hết bao nhiêu? Lưu ý khi thực hiện để mang hiệu quả tốt
Hiện nay, người bệnh có thể thực hiện cấy chỉ điều trị thoát vị đĩa đệm tại hầu hết các bệnh viện và phòng khám, tuy nhiên nên lựa chọn các đơn vị điều trị y học cổ truyền thì sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Chi phí cấy chỉ trung bình khoảng 150.000 VNĐ/lần. Mức giá này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào cơ sở vật chất, bác sĩ chịu trách nhiệm, tình trạng của bệnh nhân. Nếu thực hiện tại các bệnh viện công lập, bệnh nhân có thể được giảm chi phí một phần từ bảo hiểm y tế.
Sau quá trình điều trị tại viện, các triệu chứng sẽ có khả năng tự hồi phục và bệnh nhân có thể xuất viện ngay. Để quá trình cấy chỉ mang lại hiệu quả tốt, người bệnh nên chú ý:
- Hạn chế các vận động quá mức trong chơi thể thao hoặc công việc, đặc biệt là thời gian 14 ngày đầu.
- Tuyệt đối không sử dụng các dạng chất kích thích để tránh giảm sức đề kháng và dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng sau đó.
- Thiết lập chế độ ăn cố định, bổ sung thực phẩm chứa nhiều collagen, calci như hải sản, nha đam, súp gà, đậu nành, chân giò, nấm…
- Bổ sung nước theo nhu cầu hàng ngày để hỗ trợ tiêu hóa và đào thải độc tố.
- Nghỉ ngơi tại nhà ít nhất 1 tháng sau thời gian cấy chỉ để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân. Có thể thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng độ dẻo dai cho cơ thể.
- Tái khám định kỳ theo lịch, báo ngay cho bác sĩ khi thấy các biểu hiện bất thường.
Thông tin về phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân có thể tham khảo thêm trước khi quyết định thực hiện. Bên cạnh đó, việc lựa chọn cơ sở y tế cũng là điều kiện quyết định hiệu quả của điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!